Được
sinh ra và lớn lên ở miền bắc, mà nói vui thì tôi là người bắc kỳ chính
hiệu. Nhưng vì cuộc sống sinh tồn, tôi phải đi làm ăn ở miền Tây Nguyên
với nghề xẻ gỗ.
Cuộc sống hàng ngày với người thợ xẻ không có gì
là lạ và khác ngoài việc đi làm ban ngày, tối về chung vui mái ấm gia
đình, quây quần bên mâm cơm và chiếc tivi... Chữ nghĩa của người thợ xẻ
chẳng được bao nhiêu, nhưng cũng cố gắng để “hy sinh đời bố củng cố đời
con” và cho các con tôi ăn học đàng hoàng tử tế.
Mấy đứa cháu
(con) nhà tôi có một thói quen là đến trường học hay mượn báo của bạn
bè mang về nhà để bố “nghiên cứu”. Hôm nay chúng nó mang nhiều hơn ngày
thường, nào là báo Hà Nội Mới, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô ... mà tôi
thấy có sự trùng hợp là báo nào cũng đề cập đến vấn đề ở Thái Hà (Quang
Trung – Hà Nội) và khu nhà 42 Nhà Chung – Hà Nội. Tôi đọc và rất bức
xúc. Nhưng các cháu cũng biết lấy về cho tôi những bài viết với quan
điểm khác những tờ báo trên đây. Tôi thầm cám ơn thời buổi hiện đại mà
tôi không được biết về công nghệ thông tin nhưng cũng được hưởng dùng.
Nhất
là gần đây tôi đọc được bài của một vị chức sắc trong Giáo Hội viết rồi
gửi các báo xin đăng mà đợi mãi không thấy báo nào đăng cả. Tôi tự thắc
mắc, không biết báo chí thì nhiều mà sao không đưa những bài mang nỗi
lòng của người dân? Rồi các cháu trả lời tôi: “Sự độc quyền trên trên
báo chí và truyền thông quá rõ rồi bố ạ, cần gì phải bàn đến nữa. Chúng
con được đọc một bài suy luận rất hay của tác giả Tạ Duy Anh nhan đề là
“CHỮ”. Ông viết hay lắm, chúng con đọc bố nghe đây”:
Năm
1987 cha tôi bị mội tai nạn khủng khiếp mà nguyên nhân của nó liên quan
đến chữ. Số là do bị trù dập , oan ức, ông viết một lá đơn nhiều trang
giấy gửi lên ba cấp: Huyện, Tỉnh và Trung ương. Lời lẽ trong đơn cho
thấy ông là kẻ cùng đường, đơn thương độc mã, cần một sự che chở hào
hiệp từ phía công lý. Trong thâm tâm ông nghĩ bất cứ ai đọc lá đơn cũng
phải động lòng, muốn xắn tay áo lên xông vào tả đột hữu xung với lũ
quan tham cường hào mới. Với một tấm lòng trong sạch, ông yên trí chờ
đợi.
Nhưng cha tôi khôg bao giờ biết sự thật: ở cả ba cấp, những
người đọc lá đơn ấy đều vô cùng bực mình. Không chỉ do cha tôi kể lể
dài dòng mà còn do cách dùng từ quá cường điệu của ông. Thế là mục đích
lay động lòng trắc ẩn ở người khác của cha tôi lại tạo ra hiệu quả
ngược lại. Những cán bộ được cử về điều tra cùng có một suy nghĩ: Phải
cho kẻ viết đơn một bài học. Tình cảm con người là thế đấy. Và sự bực
tức ấy truyền sang một cô phóng viên tờ báo tỉnh. Ngoài động cơ nịnh
cấp trên, cô phóng viên bị cuốn vào cơn phẫn nộ tập thể và trút lên
ngòi bút tất cả nỗi căm giận hoàn toàn vô cớ. Kết quả cô cho ra một bài
báo mà bất cứ ai đọc lên cũng đều mím môi, giậm chân đòi lôi ngay cha
tôi ra toà. Bài báo sau đó được in lại ở nhiều nơi, cho cô phóng viên
nhiều tiếng tăm, bổng lộc và cả những lời ban khen của cấp trên. (Sau
đó cô còn được giải nữa, mặc dù đó là cái giải cho cô nỗi nhục nhã hết
đời như sau này cô nghiệm ra). Ở huyện, các cơ quan pháp luật cứ chiểu
theo lời bài báo quần cha tôi lên bờ xuống ruộng và chỉ một ly nữa thôi
là đẩy ông đến chỗ chết!
Thoát nạn chỉ nhờ duy nhất một cán bộ
công an tỉnh táo, có chữ nghĩa, cha tôi sợ chữ từ đấy. Với ông chữ là
giặc, là kẻ phản trắc lật lọng, là con dao hai lưỡi, là miếng thuỷ tinh
nhọn trộn lẫn trong cơm, là trò chơi nguy hiểm, là con quái vật...? cha
tôi chỉ còn thiếu một vế nữa để hoàn thiện cái chân lý thuộc về ông.
Cái vế ấy là: trong tay một kẻ không có tâm!
Giờ đây thỉnh
thoảng về thăm cha ở tuổi tám mươi, tôi thường lảng tránh nói chuyện
chữ nghĩa. Tôi cũng chẳng muốn gợi lại quá khứ nên giấu luôn cái chuyện
về cô phóng viên năm nào. Suốt ngần ấy năm cô sống trong tâm trạng chạy
trốn, nhiều khi gần như điên loạn đến nỗi ngã vào tay hết thằng Sở
Khanh này đến thằng Sở Khanh khác vẫn không thoát nỗi sợ. Cô sợ sự quả
báo của một lần làm nhơ bẩn chữ.
Cũng đáng là một bài học cho mình khi ngày ngày dùng đến chữ.
Nghe
đọc xong bài đó, tôi bàng hoàng nửa tỉnh nửa mê, không biết có thể áp
dụng vào báo chí, phát thanh và truyền hình trên đất nước mình không?
Các vị đó chắc đã đọc đoạn trích trên trong cuốn “Ngẫu hứng Sáng – Trưa
– Chiều – Tối” của nhà văn Tạ Duy Anh được nhiều độc giả ham thích (lại
còn được tái bản lần thứ hai nữa chứ). Xin mọi người thông cảm cho sự u
mê của tôi, nhưng cũng xin nghiên cứu tìm ra sự thật. Sau này có dịp
tôi xin góp tâm tư...