Hình bên: Một người thu gom rác trên sông ở gần Sài Gòn. Kênh rạch, sông ngòi tại Việt Nam
và ngay cả các hồ ở thủ đô Hà Nội bị nặng. Các công ty sản xuất xả chất
thải độc hại và sự xả rác bừa bãi của dân chúng đang làm cho môi trường
sống trở nên tồi tệ. (Hình: AFP/Getty Images)
CÀ
MAU 25-9 (TH).- Một công ty chế biến phó phẩm thủy sản gây ôm nhiễm môi
trường đã phải buộc đóng cửa vì bị dân chúng biểu tình liên tiếp 3
ngày, theo bản tin của báo điện tử VietnamNet hôm Thứ Năm 25/9/2008.
“Ngày
23/9, tại Cà Mau, một công ty buộc phải cam kết ngưng hoạt động để
không gây ô nhiễm (mùi hôi) khiến người dân phải chịu đựng suốt 13 năm
nay. Một ngày trước đó, hàng trăm dân đã tụ tập, án ngữ trước cổng công
ty...,” Vietnamnet viết. “Ðám đông đã rút lui có trật tự cùng với lều
trại và biểu ngữ sau khi lãnh đạo công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc
Thành-Việt Trung, chuyên chế biến vỏ đầu tôm buộc phải cam kết trước
dân và cơ quan chức năng ngưng hoạt động.”
Sự thành công ban đầu của vụ biểu tình tập thể này dù sao cũng hiếm thấy tại Việt Nam.
Hàng trăm vụ biểu tình chống ô nhiễm không khí và nguồn nước của dân
chúng suốt nhiều năm qua trên cả nước đã không có tác dụng.
Dân
chúng nhiều thành phố lớn như Ðà Nẵng, Hải Phòng, Sài Gòn và ngay cả
thủ đô Hà Nội cũng từng biểu tình, chận xe đòi các công ty kinh doanh
của nhà cầm các quyền địa phương hoặc quốc doanh vì môi trường bị ô
nhiễm trầm trọng.
Bản
tin VietnamNet nói trước sự cương quyết đấu tranh của người dân địa
phương, “Ngày 24/9/2008, UBND thành phố Cà Mau cho biết đã giải quyết
ổn thỏa vụ hàng trăm người dân án ngữ trước cổng công ty này từ hôm
22/9”.
Theo
nguồn tin này, “Ông Hồ Ngọc Tấn, chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết, ban
đầu, công ty yêu cầu cho 20 ngày để xử lý hàng tồn kho cùng cam kết
không nhập hàng mới cho đến khi hoàn thành hệ thống xử lý nước thải,
không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, xét thấy đơn vị này đã gây ô
nhiễm đến người dân phải nỗi giận nên chúng tôi không chấp nhận. Cuối
cùng họ phải cam kết ngưng hoạt động lập tức và vận chuyển hàng đi nơi
khác tự xử lý”.
Bản
tin trên viết tiếp “Khoảng 15 giờ ngày 23/9, công ty Quốc Thành-Việt
Trung đã buộc phải cam kết trước dân và chính quyền là ngưng hoạt động,
tự vận chuyển hàng đi khỏi khu vực khóm 9, phường 6. Cùng thời điểm
này, người dân cũng đã rút lui khỏi khu vực công ty, lều trại và biểu
ngữ cũng đã được thu dọn.”
Bản
tin trên cho hay tiếp “Về phần xử lý hành vi gây ô nhiễm của công ty
trên, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Cà Mau cho biết sẽ xử lý nghiêm khi
có kết quả kiểm tra mức độ gây ô nhiễm từ Cục Môi Trường Khu Vực Cần
Thơ.
Ðược
biết, lúc xảy ra vụ hàng trăm dân bao vây, án ngữ công ty trên, Cục Môi
Trường tại khu vực Cần Thơ đã đến hiện trường và kiểm tra mức độ ô
nhiễm, lấy mẫu nước thải phân tích. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết
luận của cơ quan này về vụ việc gây ô nhiễm công ty Quốc Thành-Việt
Trung.”
Báo
chí tại Việt Nam đang làm lớn chuyện điều tra và trừng phạt công ty
Vedan (đầu tư Ðài Loan) ở tỉnh Bình Phước xả chất thải độc hại xuống
sông suốt 13 năm qua nay mới bị khám phá.
Một
năm trước, thanh tra Bộ Tài Nguyên Môi Trường CSVN từng biết công ty
Vedan xả lén nước thải độc hại ra sông Thị Vải, báo Tuổi Trẻ nói đã có
“xử lý vi phạm” nhưng rồi mọi chuyện vẫn đâu vào đó.
Người
ta không hiểu ngoài công ty Vedan, còn nhiều công ty khác cũng xả chất
thải xuống sông Thị Vải nhưng không hề thấy có điều tra và trừng phạt.
Ngày
31-5-2005, báo VNExpress loan tin 10,000 km sông ngòi của Việt Nam bị ô
nhiễm trầm trọng vì đủ mọi loại nước thải “không qua xử lý” đã đổ vào
“đến mức báo động. bản tin thuật theo lời của Dương Thanh An, phó chánh
văn phòng Cục Bảo Vệ Môi Trường phát biểu trong một cuộc hội thảo về ô
nhiễm môi trường tổ chức ở Sài Gòn.
Ngày
27/12/2005 (nguyên bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN, Mai Ái Trực,
tuyên bố với báo Lao Ðộng rằng: “Ai làm ô nhiễm môi trường phải chịu
đến cùng”. Nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng và mới
chỉ thấy một hãng Vedan bị lôi ra hành tội.