Hình chụp Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phổ biến trên một số website gồm cả VietCatholic News. (Hình: VietCatholic News)
Giáo
dân vẫn tới nhà thờ Thái Hà cầu nguyện tối 26/9/2008 biểu tỏ ý chí đòi
tài sản, bất chấp các sự khủng bố, đe dọa, cản trở của nhà cầm quyền
CSVN. (Hình: VietCatholic News)
|
|
HÀ
NỘI 26-9 (TH).- Lần đầu tiên Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam vừa lên tiếng
trình bày quan điểm về các vấn đề xã hội liên quan đến các vụ cầu
nguyện đòi đất ở Hà Nội, trong đó, gián tiếp kêu gọi nhà cầm quyền CSVN
trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho dân. Ðồng thời cũng khuyến cáo chế
độ Hà Nội chấm dứt các hành động tuyên truyền vu cáo, bóp méo sự thật
và sử dụng bạo lực để đàn áp người dân khi người dân đưa ra các đòi hỏi
chính đáng.
Văn bản “Quan điểm của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam
về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” được phổ biến rộng rãi trên
một số báo điện tử và diễn đàn thông tin Công Giáo. Vào lúc này, các
cuộc cầu nguyện đòi đất vẫn diễn ra tại Hà Nội bất chấp các đe dọa,
khủng bố của nhà cầm quyền CSVN.
Trên
hiến pháp, chế độ CSVN nói đất đai là “sở hữu của toàn dân” và “nhà
nước quản lý” mà nói trắng ra, kẻ cầm quyền độc tài đảng trị là chủ.
Toàn dân tuy là “chủ” nhưng không có quyền hành gì đối với tài sản của
mình.
Hàng
triệu lá đơn khiếu nại các vụ “qui hoạch” rồi đền bù, giải tỏa vô cùng
bất công dẫn tới khiếu kiện từ năm này sang năm khác. Hầu hết các vụ
khiếu kiện đều không được giải quyết thỏa đáng vì bị coi là “trái luật
pháp” căn cứ trên những qui định trong luật pháp chỉ có lợi cho kẻ cầm
quyền.
“Giáo
hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã
hội”. Giám mục địa phận Xuân Lộc, Ðức Cha Nguyễn Văn Nhơn, thay mặt
HÐGM viết như vậy để đưa ra ý kiến sau khi trình bày một vài nét nổi
cộm của tình hình thời sự liên quan đến tài sản của giáo hội, đặc biệt
tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũ.
Văn
bản được đưa ra đồng thời với văn thư trả lời Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội khi ông này gửi văn thư tới HÐGMVN đòi xem xét xử
lý TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục giáo xứ Thái Hà, lại còn đòi
“thuyên chuyển” các vị này đi khỏi Hà Nội.
Văn
thư Ðức Cha Nhơn trả lời ông Thảo đã nói rằng: “Sau khi xem xét, chúng
tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện
hành của Giáo Hội Công Giáo.”
Các
vụ khiếu kiện kéo dài của dân chúng và của nhiều giáo phận đã không
được giải quyết thỏa đáng vì “luật đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần
nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống
xã hội, đặc biệt là chư quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người
dân.”
Văn
bản nói trên viết: “Thêm vào đó, nạn tham nhũng, hối lộ càng làm cho
tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải pháp tận gốc
nếu không quan tâm đến những yếu tố này”.
Văn
bản này được soạn thảo và gửi nhà cầm quyền CSVN sau phiên họp của Hội
Ðồng Giám Mục Việt Nam tổ chức ở Xuân Lộc hồi tuần qua. Suốt nhiều năm
nay, các giáo phận Công Giáo khắp nơi đòi tài sản từng bị nhà cầm quyền
CSVN tước đoạt dưới nhiều hình thức mà đỉnh điểm hiện nay là vụ đòi lại
cơ sở Tòa Khâm Sứ và khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà.
Thậm chí, những nơi như Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang trưng dẫn các văn bản nhà cầm quyền CSVN tại địa phương
Vì
đòi bằng văn thư đều bị phản bác hoặc bị lờ, hàng ngàn giáo dân đã tham
gia các buổi cầu nguyện tại các nơi đó từ giữa tháng 12/2007 đến nay.
“Trong
tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông
thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang
và nghi kỵ,” văn bản của HÐGMVN viết. “...Cũng trong tiến trình giải
quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có
khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã
hội.”
Cho
đến nay, một số cơ quan truyền thông của chế độ Hà Nội vẫn tiếp tục
những lời vu cáo cho TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Ðồng thời, ngày
25/9/08, chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm ra “Quyết định xử phạt hành
chính” Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội số tiền $1,750,000 đồng và “tịch thu
tang vật” vì “tự ý để các đồ vật lên thửa đất tại số 42 Phố Nhà Chung,
phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm”.
Ðược biết “tang vật” bị “tịch thu” là Thánh Giá và Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi được giáo dân mang tới cầu nguyện từ đầu năm nay.
Sau
khi đưa kẽm gai, rào sắt đến chận hai đầu đường vào khu Tòa Khâm Sứ để
cày phá hết thửa đất làm công viên, ngày 25/9/08, người của nhà cầm
quyền đã tháo gỡ Thánh Giá và Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi không biết mang đi
đâu.
Trước
áp lực của giáo dân, nhà cầm quyền CSVN ngoài chuyện bắt giữ một số
người, cho công an hành hung họ bằng gậy, roi điện. Ðồng thời sử dụng
những thủ đoạn hạ cấp như cho người đổ đồ dơ vào tượng ảnh, đem côn đồ
đến khủng bố, lăng nhục giáo dân và tu sĩ.
Trong
khi đó, hệ thống thông tin tuyên truyền một chiều của chế độ không ngớt
vu khống, xuyên tạc hành động, lời nói của giáo dân và tu sĩ, đặc biệt
là Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, Ðức Cha Ngô Quang Kiệt, nhằm
kích động dư luận quần chúng sao cho có lợi cho nhà cầm quyền, bất kể
sự thật.
Một
số côn đồ được nhà cầm quyền địa phương huy động tới khu vực Tòa Tổng
Giám Mục Hà Nội còn dọa giết TGM Kiệt và đốt Tòa Tổng Giám Mục trong sự
canh chừng yểm trợ của công an CSVN. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng ra văn
bản “cảnh cáo” đe dọa bỏ tù TGM Kiệt.
Văn
thư HÐGMVN lập lại cho thấy nhà cầm quyền CSVN đã tham gia ký kết tôn
trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trong đó, điều 17 nói “mọi người đều
có quyền tư hữu” và “không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một
cách độc đoán.” Cho tới nay, đảng và nhà nước CSVN vẫn nói một đàng làm
một nẻo.
Văn thư đòi chế độ Hà Nội “để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ”.
Văn
thư chỉ trích “đạo đức nghề nghiệp” của những kẻ làm công tác truyền
thông tại Việt Nam khi họ không tôn trọng sự thật. Văn bản nói: “Trong
thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong
trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm Sứ cũ”.
Văn bản cũng lên án “những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất tương quan hài hòa trong cụôc sống”.
Giám
Mục Nguyễn Văn Nhơn kết luận văn bản nói trên viết rằng: “Chúng tôi xác
tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng
công bằng, sự thật và tình yêu thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu
đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một
thế giới tốt đẹp hơn. |