|
|
Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện bị quản chế tại chùa ở TPHCM |
Hoà thượng Thích Quảng Độ của Việt Nam hiện được coi là một trong số ứng cử viên có khả năng được đoạt giải Nobel
Hoà bình.
BBC Việt ngữ phỏng vấn Giáo sư Stein Toennesson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Oslo, người phỏng đoán chính
xác cho trường hợp giành Nobel Hòa bình của ông Al Gore năm ngoái.
Hồi tháng 2/2008, 60 nghị sĩ quốc hội châu Âu đã ký tên vào hồ sơ đề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ cho giải Nobel Hòa bình
năm 2008.
Năm nay, ông Toennesson đoán Hoà thượng Thích Quảng Độ lên vị trí thứ hai trong danh sách 197 ứng viên của năm 2008, chỉ
sau ông Hồ Giai ở Trung Quốc:
Toennesson: Năm nay, tôi đoán Hòa thượng Thích Quảng Độ có nhiều khả năng cao được trao giải Nobel Hoà bình.
Một
phần là vì ông đã được đề cử trong nhiều năm nay và một phần khác tôi
đoán Ủy ban Giải thưởng (của Na Uy) năm nay sẽ được trao cho một nhân
vật nào đó tranh đấu cho nhân quyền hoặc cho một nhân vật mà những
quyền con người cơ bản của người đó bị áp bức.
Và bởi vì năm nay là năm kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc.
BBC:Nhưng có ý kiến cho rằng đa số dân số ở Việt Nam hiện nay là dân số trẻ, sinh trưởng sau chiến tranh. Mà nhiều người trong
số đó không biết Hoà thượng Thích Quảng Độ. Ông nghĩ sao?
Toennesson:
Tôi không rõ là có bao nhiêu người biết Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Nhưng từ những năm 1980 tới nay, có một sự trỗi dậy trở lại của tinh
thần tôn giáo ở Việt Nam. Tất cả các tôn giáo đã phát triển trở lại sau
một giai đoạn bị siết chặt về mặt an ninh. Và đây không phải là một
trường hợp ngoại lệ ít nhất với Phật giáo. Trong Phật giáo ở Việt Nam,
Hòa thượng Thích Quảng Độ rất nổi tiếng. Và Hòa thượng cũng là một
nhân vật quan trọng và nổi tiếng trên mạng internet toàn cầu hiện càng
ngày càng có nhiều người trẻ tuổi Việt Nam tiếp cận được.
BBC:Trong trường hợp Hoà thượng Quảng Độ đoạt giải năm nay, liệu sự kiện này sẽ có những tác động ra sao với thế giới và đặc biệt
với Việt Nam?
Toennesson:
Tác động ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Hòa thượng Thích
Quảng Độ và chính quyền Việt Nam. Nếu Hòa thượng sử dụng để thể
hiện sự chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Việt Nam, trong một cách thức
khước từ mọi sự hợp tác với Chính phủ, thì nó có thể sẽ có những tác
động tiêu cực. Nếu Chính phủ Việt Nam phản ứng một cách giận dữ vì giải
thưởng được Na Uy trao, và sau đó cắt đứt quan hệ với Na Uy hoặc tương
tự, thì đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực.
|
|
Giáo sư Stein Toennesson đã đoán đúng trường hợp trao Nobel Hòa bình cho ông Al Gore năm 2007 |
Nhưng
ngược lại nếu giải thưởng này tạo một nền tảng hay khơi dậy những
đối thoại sống động về điều kiện chính trị, nhân quyền và tự do tôn
giáo ở Việt Nam, và đối thoại này được tiến hành với một cách thức chin
chắn bởi các phía, mà trong đó các bên tôn trọng quan điểm của nhau,
thì tác động đó là tích cực. Và có thể điều đó sẽ làm cải thiện tình
hình ở Việt Nam và cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với phần còn lại của
thế giới.
BBC:
Nhìn sang Miến Điện, sau khi bà Aung San Suu Kyi được trao tặng giải
Nobel tình hình cũng không được cải thiện bao nhiêu. Nếu như Hòa
thượng Quảng Độ được giải thưởng năm nay, theo ông, sự thể này có tác
động ra sao đối với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền và ở Việt Nam?
GS Toennesson:
Tôi không dám đoán chắc chắc là Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ được
trao tặng giải, vì hòa thượng cũng có lập trường quá cứng rắn trong
các lời chỉ trích chính phủ. Tôi cũng không muốn so sánh Thích Quảng Độ
với bà Aung San Suu Kyi vì bà Suu Kyi là một người được dân bầu lên để
lãnh đạo nước Miến Điện nhưng đã bị quân đội tước đi mất quyền này.
Còn Hòa
thượng Thích Quảng Độ là lãnh tụ của một Giáo hội Phật giáo không được
chính phủ công nhận và từ một số năm nay đã chỉ trích chế độ xã hội chủ
nghĩa. Đó là chưa nói đến sự khác biệt khá xa giữa hai thể chế chính
trị tại hai nước. Miến Điện có một thể chế độc tài quân phiệt và họ đã
dùng đến bạo lực một cách thô bạo để đàn áp nhiều tầng lớp xã hội. Tại
Miến Điện, đang có nội chiến. Ngoài ra, kinh tế của nước này rất tiêu
cực. Trái lại, tại Việt Nam, thể chế chính trị chưa được dân chủ xét
theo các tiêu chí quốc tế nhưng phần lớn đã đáp ứng được các nhu cầu
của người dân. Việt Nam có thể chế chính trị khá trưởng thành tuy chịu
sự chỉ đạo mà theo tôi, có khả năng dân chủ hóa về lâu về dài.
|