Đọc
bài hồi ký của Đức Giám Mục Thái Bình về việc viếng thăm Tòa Khâm Sứ
đang bị dỡ bỏ, tôi thấy Đức Giám Mục chống gậy đi trên nền đất ngổn
ngang, tới núi đá cây đa có tượng Đức Mẹ Sầu Bi; ngài là vị Giám Mục
vinh đự được cầu nguyện với Đức Mẹ lần sau hết trước khi Đức Mẹ bị
chuyển đi. Tôi thấy ngài nói với các vị cán bộ công an cao cấp rằng: “Ông
đừng để cho người ta động chạm tới bức tượng thiêng thánh này đã có bề
dày lịch sử, nếu không thì quả bom nguyên tử sẽ nổ ra”. Chính ông này đã nói với người phụ tá đi theo: “Đồng chí cẩn thận đừng để cho công nhân làm điều gì xấu”.
Vị phụ tá đó cho biết: đã chỉ thị cho mọi người ở hiện trường tránh
những hành vi không đáng có. Thế mà vào ngày 28/9/2009, chúng tôi được
tin một số phần tử đã mang kìm, búa tới tháo cây thánh giá đang đóng ở
gốc cây đa, và đưa tượng Đức Mẹ Sầu Bi vào trong thùng tôn đem đi khỏi
hiện trường, giờ không biết để ở đâu. Vậy thì quả bom nguyên tử đã nổ
ra chưa, trong khi các vị có trách nhiệm thất hứa đã để cho những người
ngang ngược xúc phạm tới nơi thiêng thánh này?
Trong bài
trước, tôi đã nói lên lịch sử thiêng liêng đáng kính ở nơi này và sự
trân trọng của người công giáo thủ đô đã liên tục cầu nguyện suốt hơn
một trăm năm cho tới bây giờ. Sau cùng, vì bức tường ngăn đôi, tượng
Đức Mẹ bị cưỡng bức thời Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, nên phải dời
đến 40 Phố Nhà Chung. Ngày 15/8/2008, giáo dân đã rước tượng Đức Mẹ về
nơi cũ để phục hồi nguyên trạng. Mặc dù có thể dưới hình thức và tước
hiệu Đức Mẹ khác nhau, nhưng Đức Mẹ vẫn là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên
Chúa, Mẹ của mọi người tín hữu chứ không chỉ của riêng cho những người
tín hữu thủ đô Hà Nội, mà là Mẹ của toàn thể tín hữu trong nước cũng
như trên toàn thế giới. Đức Mẹ với uy danh cực kỳ cao cả, đã từng đem
lại biết bao hồng ân cho nhiều người trong suốt hàng trăm năm qua. Kể
từ ngày đầu tiên, Mẹ đã che chở cho đám dân lành khắp miền ấy cho khỏi
giặc Cờ Đen, nghe như có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế mà con cháu tiên
rồng lại ngỡ vô ơn bạc nghĩa, xúc phạm bằng cách “bỏ tù”
Người trong một chiếc thùng tôn và đem đi cất giấu tại đâu không ai
biết. Nhất là xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của người Công Giáo
thủ đô Hà Nội, trên khắp nước Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Vậy có phải là quả bom nguyên tử đã nổ không?
Còn
đối với người tín hữu, quả bom đã nổ trong lòng mỗi người, gây lên xúc
động náo nức, đau thương mất mát, và chắc rất nhiều giọt lệ đã rơi như
mưa trong cơn bão rớt số 6 hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm gì?
Bản
chất và đặc tính của người Kitô hữu là đấu tranh trong hòa bình, thụ
động, mặc dù có thể dùng đến những phương thế như chính Đức Tổng Giuse
Ngô Quang Kiệt đã nói. Song cũng có nhiều phương pháp để biểu lộ sự
rung chuyển của quả bom nguyên tử đã nổ ra trên mặt đất Đức Mẹ Sầu Bi.
Vậy tôi xin đề nghị: hãy lấy ngày 28/9/2008, ngày bức tượng Đức Mẹ Sầu
Bi bị cướp đi ra khỏi mảnh đất lịch sử thiêng thánh, dưới cây đa núi đá
cũ, là ngày GIÁO TANG của người tín hữu thủ đô, trên
khắp đất nước và thế giới, vì sự xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng
này, vì cảm thấy bị loại trừ ra khỏi khối đoàn kết toàn dân, mặc dù
tình thương chúng ta vẫn còn lai láng, mặc dù đơn phương nhưng không
được đáp ứng.
Chúng ta nên gọi công viên mới thành lập là công
viên Đức Mẹ Sầu Bi, chứ không dùng tên những nhân vật phần đời hay
trong đạo, vì xúc phạm tới sự khiêm tốn của các ngài. Chúng ta cũng
không nhắc gì tới những kỷ niệm, những chứng tích từ đầu cho đến ngày
nay trên mảnh đất đó. Vì vậy, chúng ta vẫn nên gọi là công viên Đức Mẹ
Sầu Bi (ở Thái Hà gọi là công viên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp).
Mỗi
người hãy tỏ ý kiến của mình ra bằng cách hiệp thông qua thư từ, báo
chí, sách vở trên các phương tiện thông tin hiện có. Ví dụ: tôi đồng ý
đặt tên công viên này là công viên Đức Mẹ Sầu bi v.v... Hoặc có thể gửi
cho các nhà cầm quyền trong nước, trên thế giới, các cộng đoàn, đoàn
thể mình quen biết vv...
Ngày GIÁO TANG qua
rồi, chúng ta có thể dùng ngày Chủ nhật tiếp theo trong năm, mỗi người
đi lễ đọc kinh cầu nguyện, có thể đeo tang trên cổ hoặc trên tay, để
tưởng niệm sự kiện đau thương đầy nước mắt này.
Trong lịch sử, Mã Viện là tướng nước Tàu, đã trồng một chiếc cột đồng với câu nói xấc xược rặng: “Đồng trụ triết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là: “Cột đồng này đổ, nước Giao Chỉ sẽ bị diệt”.
Nhân dân nước Giao Chỉ vì yêu mến quê hương đất nước, nên mỗi người
cầm một hòn đá đi qua bỏ vào chân chột đồng, cốt ý làm chiếc cột không
bị đổ, và nước Giao Chỉ sẽ được trường tồn. Ngày nay, khi đi qua công
viên mới được thành lập, mỗi người nên mang một hòn đá bỏ vào đó để bao
phủ thành một nấm mồ, chôn đi những nhuốc nha tủi hổ và đầy cay đắng
của những người thành tâm thiện chí.
Tôi kêu gọi những ai có
lương tâm nên tránh đi vào những công viên đã được thiết lập do bạo
lực. Nhất là các thanh niên nam nữ, chớ đến chơi bời nghịch ngợm trên
mảnh đất ấy kẻo tủi hổ với vong linh cha ông chúng ta, những người đã
đổ máu ra, kể cả mồ hôi nước mắt. Hoặc giả như những người tín hữu có
công việc qua đó, thay vì vào chơi bời, nên đọc một kinh kính mừng, xin
Đức Mẹ Sầu Bi ban ơn và tha thứ mọi lỗi lầm cho những ai đã xúc phạm.
Tôi cũng kêu gọi tất cả mọi người, ai có công viên hoa trong nhà mình, nên đặt tên, hoặc đổi tên là “công viên Đức Mẹ Sầu Bi” và đặt bảng ngày GIÁO TANG của Giáo Hội Việt Việt nam.
Còn những ai có sáng kiến gì hơn, xin phản ánh thêm, chúng ta sẽ thi hành sau.
Ngày 28/9/20098
Tâm Linh