Thứ Ba, 2024-11-05, 8:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 29 » Đặt Công giáo trong quan hệ với Đảng
10:53 PM
Đặt Công giáo trong quan hệ với Đảng
 
 
Giáo dân đối mặt với lực lượng an ninh ở phố Nhà Chung


Quyết định "xây công viên" của Hà Nội tạm thời làm lắng xuống vụ đòi đất của Giáo hội Công giáo nhưng không giải quyết được gì trong quan hệ của người Công giáo và đảng cầm quyền.

Giới quan sát trong và ngoài nước tin rằng chỉ giải pháp đối thoại, đàm phán "hợp lòng dân" mới hàn gắn được quan hệ sứt mẻ thời gian qua.

Họ cũng nói các vụ việc ở Nhà Chung và Thái Hà là nghiêm trọng và quan hệ Giáo hội và nhà nước cần được đặt trong bối cảnh lịch sử.

Tính lịch sử

Trả lời BBC Việt Ngữ, một chuyên gia về xã hội học và tôn giáo tại Việt Nam cho rằng vụ việc thể hiện cả ba góc độ: đất đai, lịch sử và chính trị.

"Đất đai của nhà thờ, chùa chiền, đình chùa miếu mạo đều do lịch sử để lại. Mà đã là lịch sử thì ta phải tôn trọng,"

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 26/09 nhưng xin phép không nêu tên, ông nói về các vụ đất đai có tính tôn giáo:

"Tùy từng trường hợp cụ thể thì phải nghiên cứu, vì là chính trị nên phải thật mềm dẻo, linh hoạt, đối nội, đối ngoại thế nào, văn bản lịch sử ra sao. Phải ứng xử thật hợp lý, thỏa lòng dân, lấy dân làm gốc."

Cầu nguyện của giáo dân Thái Hà hôm 28/09/2008
 Khi tư pháp lại thuộc về chính quyền, thì các cá nhân, hay tập hợp các cá nhân như Giáo hội Công giáo không biết kiện lên ai cả.
 
Nhà nghiên cứu Peter Hansen

Nhà nghiên cứu này, bản thân là một đảng viên cộng sản, cho rằng với sự thay đổi thời cuộc, nhận thức về tôn giáo trong hệ thống chính trị nay đã khác:

"Tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vật chất của đông đảo người dân. Có vùng miền đa phần là giáo dân thì phải ứng xử với người dân đó thế nào cho đúng. Dân là gốc, mà dân thì theo tôn giáo này, tôn giáo kia."

Còn nhà báo Công giáo Đỗ Mạnh Tri ở Pháp trong một bài viết gần đây đặt câu chuyện trong bối cảnh "dân oan" của cả nước:

"Những người dân oan đòi đất không chỉ vì miếng đất. Nếu họ mất đất vì thiên tai, vì thua lỗ, họ đành chịu. Dân oan đòi đất chủ yếu vì thấy mình bị khinh rẻ, hà hiếp. Người giáo dân Thái Hà cũng thế."

Thiếu tòa án độc lập

Từ bên ngoài, nhà nghiên cứu Peter Hansen ở Úc nói với BBC rằng một vấn đề lớn ở Việt Nam trong các tranh chấp đất đai giữa dân chúng và các ủy ban nhân dân là hệ thống tòa án nằm trong tay chính quyền.

"Khi tư pháp lại thuộc về chính quyền, thì các cá nhân, hay tập hợp các cá nhân như Giáo hội Công giáo không biết kiện lên ai cả."

Riêng tại Hà Nội, ông cho rằng chính quyền thành phố đã "đặt cược chính trị" vào việc giải quyết này quá lớn nên họ không thể nào chịu thua.

Chính thế, theo ông, vấn đề bị đẩy đến mức độ 'xung đột quyết liệt" (drastic conflict).

Trước câu hỏi của BBC hôm 26/09, Peter Hansen, một nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo châu Á tại Úc lý giải vì sao Tòa Thánh không lên tiếng về hai vụ ở Hà Nội:

 Dân là gốc, mà dân thì theo tôn giáo này, tôn giáo kia
 
Nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam

"Vatican không thể bình luận vì việc còn rất mới. Vatican cũng muốn tăng cường mối quan hệ với chính quyền Việt Nam làm sao để bảo vệ tốt nhất các quyền lợi lâu dài của Giáo hội."

Ông Hansen cũng nói dù thế nào thì không thể loại trừ khả năng có đàm phán đằng sau hậu trường giữa hai bên bởi "tính bí mật là các hoạt động của cả Tòa Thánh và nhà nước cộng sản Việt Nam".

Trong bài "The Vietnamese state, the Catholic Church and the law" (2005), tác giả Peter Hansen cho rằng chính quyền Việt Nam không tìm cách loại trừ mà muốn "quản lý" Giáo hội Công giáo.

Ông cũng cho rằng có thể dùng lịch sử để giải thích quan hệ hai bên.

Còn nhà nghiên cứu tôn giáo không nêu tên ở Việt Nam cũng không đồng ý với cách Hà Nội xử lý vụ ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng.

Dù không nắm rõ lộ trình của các công trình đó, theo ông, "bất cứ xây dựng gì cũng phải có quy hoạch tổng thể, bài bản, từng bước một, hỏi ý kiến của dân, lấy dân làm gốc".

Tuy đối với hai trường hợp cụ thể ở Hà Nội ông "chỉ biết qua truyền hình, qua báo chí" của nhà nước nhưng ông vẫn tin rằng "cách xử lý của nhà nước phải hợp lý."

Người Công giáo, chiếm gần 10% dân số cả nước, lại tập trung tại các đô thị lớn và có quan hệ bền chặt với bên ngoài đang xác định vị trí của họ trong không gian sinh hoạt xã hội và chính trị Việt Nam.

Có ý kiến nói các cuộc cầu nguyện đòi đất thể hiện được sức mạnh tập thể của khối Công giáo.

Còn cách giải quyết của Hà Nội cũng bộc lộ nhanh chóng những biện pháp nhà nước có thể làm và sẵn sàng làm để bảo vệ trật tự chính trị khi bị thách thức.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1002 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 556
Khách: 556
Thành Viên: 0