Thứ Sáu, 2024-04-19, 3:38 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 30 » Không xử lý nước thải, bệnh viện truyền bệnh nhiều hơn chữa
11:23 AM
Không xử lý nước thải, bệnh viện truyền bệnh nhiều hơn chữa
2008-09-29

Sự kiện nhiều con sông trên địa bàn cả nước bị ô nhiễm nước thải công nghiệp một lần nữa lại rộ lên sau khi vụ công ty bột ngọt Vedan xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải đựơc phát giác.

75% lượng nước thải y tế không được xử lý 

Mới đây cơ quan chức năng vừa cho tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật bảo vệ môi trường của một số bệnh viện, cụ thể là xử lý nước thải bệnh viện, sau khi vụ Vedan bùng nổ trong công luận.

Các sông rạch đều có màu đen
Các sông rạch đều có màu đen
Vấn đề nước thải bệnh viện từng nhìều lần được đề cập đến vì lâu nay không ít bệnh viện chưa thi hành tốt việc xử lý.

Tin từ Cục Cảnh Sát Môi Trường Bộ Công An hồi trung tuần tháng này cho hay, theo kết quả kiểm tra của Phòng Cảnh Sát Môi Trường TP.HCM, kết hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường TP và Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thuộc Sở Y Tế, việc xử lý nước thải y tế trên địa bàn thành phố đến nay vẫn chưa được thi hành chu đáo.  Rất nhiều bệnh viện, ngay cả những bệnh viện lớn, dù công hay tư, hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý, hay nếu có thì lại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Số liệu báo cáo trước đây, vào hồi đầu năm ngoái có đến khỏang 75% lượng nước thải y tế tại Sài Gòn không được xử lý 

Theo số liệu báo cáo trước đây, vào hồi đầu năm ngóai có đến khỏang 75% lượng nước thải y tế tại Sài Gòn không được xử lý. Hiện giờ số bệnh viện và trung tâm y tế của cả thành phố đã tăng đến 130.

Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng vừa rồi cho biết những bệnh viện lớn như Bình Dân, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Nhi Đồng 1… nằm trong diện có hệ thống xử lý nước thải y tế kém tiêu chuẩn. 

Từ khá lâu hệ thống lọc nước thải tại nhiều bệnh viện rất đơn giản vì chỉ có bể tự họai, khử trùng nước sơ sài trước khi xả thẳng ra hệ thống cống của toàn thành phố.  Có những bệnh viện thì xả thẳng nước thải y tế vào cống mà không đưa qua bất cứ công đọan lọc nào, hoặc nếu có lọc thì cũng chưa theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Tuy vậy, trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng, Giám Đốc Bệnh Viện Vì Dân, nói với chúng tôi rằng cơ sở này lâu nay có hệ thống xử lý nước thải y tế, và vệ sinh môi trừơng là quan tâm lớn của lãnh đạo bệnh viện:

1/3 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải

Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng : Tất nhiên là chúng tôi có hệ thống xử lý nước thải; đó là việc quan tâm của Bệnh Viện Vì Dân, đặc biệt là trong tình trạng hiện tại. Chúng tôi là bệnh viện rất là lớn cho nên chúng tôi có hệ thống xử lý nước thải cho tất cả các nước thải của bệnh viện. Đây là vấn đề mà xã hội quan tâm. Vấn đề môi trường hiện giờ là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người. 

Vấn đề xử lý nước thải y tế ở TP.HCM  cũng như trên toàn quốc chỉ bắt đầu được nói đến trong vài năm gần đây trước tình trạng yếu kém của rất nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ y tế về việc này.  Toàn Việt Nam đến nay có gần 1.000 bệnh viện và trung tâm y tế.  Viện Y Tế Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường ở Hà Nội hồi cuối năm ngoái loan báo rằng chỉ có khoảng 1 phần 3 trong tổng số 1.000 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải. 

Hà Nội hồi cuối năm ngoái loan báo rằng chỉ có khoảng 1 phần 3 trong tổng số 1.000 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải.

Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng

Những bệnh viện này phần lớn tập trung ở thành phố và tỉnh, nhưng cũng ít đơn vị có hệ thống đạt tiêu chuẩn hoặc không quan tâm nhiều đến việc bảo trì, khiến hệ thống lọc bị bỏ mặc chỉ sau một thời gian họat động ngắn ngủi.

Nhìêu bệnh viện thì đã được chính phủ phê duyệt thiết lập hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vẫn chưa được cấp kinh phí xây dựng, điển hình là trường hợp Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và Bệnh Viện Việt Đức hồi năm 2007.

Điều đó có nghĩa là rất nhiều bệnh viện trên cả nước hiện giờ vẫn chưa lập hệ thống lọc nhằm trừ bỏ vi trùng, vi rút, các mầm bệnh sinh học, các hóa chất độc hại có trong nước thải y tế, tuy đó là các nguyên nhân gây nhiều bệnh hiểm nghèo và làm tăng nguy cơ ung thư cho con người một khi hoà lẫn vào hệ thống nước thải sinh họat.

Lý do thiếu vắng hệ thống xử lý nước thải y tế được nhiều cơ sở giải thích là vì không có kinh phí, vì mặt bằng bệnh viện chật hẹp, hoặc vì không biết phải chọn hệ thống nào mới đáp ứng tiêu chuẩn.

Chủ Tịch Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, từng nhận định rằng các lý do này có cơ sở, bên cạnh việc luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam chỉ mới được ban hành chưa bao lâu:

Luật bảo vệ môi trường mới áp dụng năm 2007 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh : Cái luật bảo vệ môi trường mới nó đi vào hiệu lực khoảng một năm nay, rồi các văn bản dưới luật thì các cơ quan  quản lý nhà nước người ta ban hành cũng khá là nhiều. Bây giờ người ta đẩy mạnh cái công tác thanh tra, kiểm tra môi trường và cũng tạo ra được những nâng cao về nhận thức cũng như là bắt buộc người dân phải thực hiện các quy định về môi trường. và đặc biệt là có sự ra đời của tổ chức là Cảnh Sát Môi Trường thì họ cũng đi vào hoạt động.

Nước thải y tế nếu không được quan tâm như chất thải y tế hẳn có khả năng truyền mầm bệnh rộng rãi ra môi trường sống, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh

Cảnh sát môi trường cũng bắt đầu tỏ rõ có hiệu lực. Nói về quan tâm thì tất cả mọi người đều rất quan tâm, kể cả người dân cho đến những quan chức trung ương. Nhưng mà trên thực tế là cái việc đó vẫn đang còn ngáng trở do vấn đề kỹ thuật, do vấn đề kinh phí, vấn đề các giải pháp cụ thể để thực hiện thoả đáng vấn đề bảo vệ môi trường.

Hệ thống thải nước của của bệnh viện
Hệ thống thải nước của của bệnh viện

Cho đến nay nhiều thành phố vẫn chưa có chuyên viên về lãnh vực quản lý nước thải bệnh viện.  Một vấn đề khác xem chừng cần được quan tâm, là có thành phố, như Sài Gòn, còn đang bàn cãi về trách nhiệm của việc đầu tư hệ thống nước thải, mà có bệnh viện cho rằng của Sở Tài Nuyên – Môi Trường

Sau vụ rác thải bệnh viện đầy tai tiếng hồi năm trước, Thủ Tướng chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Bộ Y Tế phối hợp với các Bộ Công An, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và các cơ quan liên hệ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm thực hiện nghiêm quy chế quản lý chất thải trên địa bàn cả nước, và chỉ thị các chính quyền địa phương có biện pháp đối với những bệnh viện vi phạm.   

Hướng của chính phủ là đến năm 2010 toàn thể bệnh viện cả nước, bất kể trung ương hay địa phương, đều phải xây dựng hệ thống xử lỳ nước thải y tế.  Tuy nhiên với tình trạng cụ thể như hiện nay, câu hỏi được đặt ra là liệu chỉ tiêu này có đạt đúng kỳ hạn hay không.

Nước thải y tế nếu không được quan tâm như chất thải y tế hẳn có khả năng truyền mầm bệnh rộng rãi ra môi trường sống, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người.  Và biết đâu còn có thể ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào bệnh viện nói chung, nơi lẽ ra là biểu tượng của cao quý vì chức năng chữa, thay vì truyền bệnh.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 984 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0