Thứ Ba, 2024-11-05, 8:39 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 30 » Tiếp tục đàm phán biên giới Việt Trung
9:26 PM
Tiếp tục đàm phán biên giới Việt Trung
 
 
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng trong lễ kỷ niệm hoàn thành cắm mốc tại Lào Cai
Ông Vũ Dũng là người chuyên trách về biên giới của Bộ Ngoại giao
Thứ trưởng Ngoại giao VN ông Vũ Dũng vừa đến Bắc Kinh để thúc đẩy việc hoàn tất cắm cột mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng về thềm lục địa vẫn còn.

Còn Giám đốc Trung tâm Thông tin của Ban Biên giới Chính phủ, ông Nguyễn Trường Giang, nói với BBC rằng tiến trình cắm mốc biên giới theo Hiệp ước về biên giới trên đất liền ký năm 1999 về cơ bản đã gần hoàn tất.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chuyên trách về biên giới, ông Vũ Dũng với tư cách là đặc phái viên của lãnh đạo VN đã có chuyến làm việc bốn ngày ở Trung Quốc, kết thúc vào cuối tuần qua.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cho hay một trong các nội dung chính của chuyến đi là "chuyển Thông điệp của lãnh đạo cấp cao Việt Nam gửi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông".

Ông Dũng, với tư cách trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ của Việt Nam, cũng đã có cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc, trong đó hai bên đã thống nhất thúc đẩy và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền trong năm 2008.

Cùng lúc với chuyến đi của ông Vũ Dũng, Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt-Trung cũng họp vòng thứ 30.

Ông nói Nguyễn Trường Giang cho BBC hay hôm 30/09 qua điện thoại:

"Theo tôi biết chỉ còn vài vấn đề nhỏ về kỹ thuật. Chắc chắn sẽ hoàn tất trước cuối năm nay vì đây là quyết tâm của lãnh đạo cao nhất cả hai bên".

"Nếu có chăng thì chỉ có sai lệch đôi chút về tọa độ trên thực địa cần điều chỉnh. Không thể có việc xoay chuyển về nguyên tắc vì hiệp ước đã ký rồi."

Vấn đề lãnh thổ

Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ dài khoảng 1.400 km và hai bên cắm khoảng 2.000 cột mốc.

 Theo tôi biết chỉ còn vài vấn đề nhỏ về kỹ thuật. Chắc chắn sẽ hoàn tất trước cuối năm nay vì đây là quyết tâm của lãnh đạo cao nhất cả hai bên.
 
Ông Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Chính phủ

Đàm phán biên giới đất liền kéo dài suốt từ năm 1974, với kết quả là Hiệp ước Biên giới 30/12/1999 được ký sau nhiều lần trì hoãn.

Thời hạn hoàn thành cắm mốc cũng bị dời chậm lại nhiều lần vì tính phức tạp của việc phân định.
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bị chỉ trích là 'nhượng đất' cho Trung Quốc, điều mà Hà Nội luôn luôn bác bỏ.

Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa tại Orange County, California, đại sứ Lê Công Phụng cũng nói không có việc 'bán đất cho Trung Quốc'.

Ông Phụng từng là Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, trưởng đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ, trước khi nhậm chức đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Theo giải thích của ông đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, cơ sở để đàm phán là bản đồ biên giới dựa trên hai công ước Pháp-Thanh ký từ hơn 100 năm trước và theo cơ sở đó, Việt Nam và Trung Quốc gần như chia đôi diện tích chênh lệch.

Trong bài phỏng vấn, ông cũng giải thích điều dư luận thắc mắc về tranh cãi các điểm cao giữa hai bên mà một số bị Trung Quốc chiếm sau cuộc chiến 1979.

Thứ trưởng Vũ Dũng trong một phỏng vấn trước đây với báo giới thì nói rằng vào thời điểm ký Hiệp ước 1999 còn tới 164 'khu vực C', tức là nơi hai bên có nhận thức khác nhau.

Tới cuối 2007, vẫn còn 15% công việc phân giới cắm mốc, chủ yếu là các khu vực tồn đọng phức tạp và nhạy cảm.

Tình hình biển Đông

Theo TTXVN, trong thời gian ở Bắc Kinh thứ trưởng Vũ Dũng đã hội kiến Uỷ viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Tình hình biển Đông đã được hai bên "trao đổi thẳng thắn" trong cuộc gặp này.

Biểu tình phản đối TQ tháng 12/2007
Chủ quyền lãnh thổ là chủ đề người Việt quan tâm

Gần đây, căng thẳng có xu hướng tăng lên trong khu vực thềm lục địa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh gây áp lực với một số công ty nước ngoài muốn làm ăn với Hà Nội trong vùng tranh chấp.

Không chỉ một lần và với giọng điệu dường như ngày càng mạnh mẽ, Hà Nội đã lên tiếng bảo vệ quyền khai thác tài nguyên trong "vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam".

Bản thân ông Vũ Dũng được trích lời nói trên báo Việt Nam: "Quyền của chúng ta thì chúng ta làm”.

Chủ quyền lãnh thổ là chủ đề được người dân Việt Nam và cộng đồng Việt Kiều quan tâm đặc biệt.

Một số cuộc biểu tình hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay phản đối chính sách của Bắc Kinh về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thu hút hàng trăm người tham gia tại Hà Nội và TP HCM dù không được nhà nước cho phép.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 943 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 401
Khách: 401
Thành Viên: 0