Thứ Ba, 2024-11-05, 8:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 30 » Cuốn Sổ Thông Hành
9:30 PM
Cuốn Sổ Thông Hành

Mai Ly
28/09/2008

Đang khi giáo dân Thái Hà trải qua một cuộc bách hại lên cao đến mức khốc  liệt nhất thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bị nhà nước CSVN kết án nặng nề vì câu tuyên bố rằng:” Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam (khi đi ra nước ngoài)”. Đây là một đoạn trong cuộc tiếp xúc với Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20/9/2008. Vì câu nói này, vì thái độ cương quyết không nhượng bộ trước sự độc ác của “đảng cướp” CSVN (tức danh xưng theo linh mục Đinh Xuân Minh tại Đức), Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đang là mục tiêu tấn công của CSVN trong trận chiến một mất một còn giữa lãnh đạo CSVN và người dân Việt Nam.

Vào tháng Tư năm nay, khi đứng xếp hàng để được kiểm soát sổ thông hành trước khi được ra khỏi phi trường đi thăm thành phố Phuket – Thái Lan - vì du khách đông quá nên Tâm có thì giờ quan sát chung quanh.

Những người mũi lõ tóc xanh chẳng làm Tâm mảy may để ý, vì việc đi du lịch, hay đi nước ngoài, của họ là một chuyện quá tầm thường. Chẳng phải kỳ thị gì, nhưng tự động Tâm chỉ quan sát những người mũi tẹt da vàng giống...mình!!. Đây, một nhóm bạn trẻ người Nhật. Họ tung tăng cười nói, vui vẻ, mặt mày sáng sủa, đầy vẻ tự tin. Qua ánh mắt họ, Tâm nhìn được niềm hãnh diện là người dân xứ Phù Tang tân tiến. Kìa, một nhóm cao niên, họ xi xa xi xô tiếng Tàu, thật to giữa đám đông chỉ nói năng rù rì nhỏ nhẹ. À, họ phải là người Tàu, từ Đài Loan hay từ Trung Quốc. Cũng dễ nhận ra thôi, người Tàu ở đâu cũng vậy, hễ ráp vào nhau ở những nơi đông người thường hay tưởng chỉ có .....mình mình nên tha hồ nói lớn. Một cặp tình nhân người Đại Hàn âu yếm, lặng lẽ. Tâm nhìn họ mà thấy cả một tương lai tràn ngập yêu thương, hạnh phúc, cho một gia đình sắp thành tựu với những đứa con đầy đủ sự chăm sóc từ cha mẹ, từ xã hội và từ nhà nước của họ.

Nhìn quanh, từ gần đến xa, Tâm chẳng thấy người Việt đâu cả. Chẳng lạ gì. Người Việt ở nước ngoài thì hay đi chơi các nước Âu Mỹ hơn là cái xứ Thái Lan này. Người Việt trong nước thì có mấy ai có tiền mà đi du lịch sang Thái Lan? Nhưng mà, à, kia rồi, cách Tâm 1 hàng, vừa có một cặp vợ chồng khoảng gần 40 tuổi trông giống giống người Việt vừa mới đến xếp hàng. Đúng rồi! Hai đứa con họ khoảng 4-5 tuổi chạy tới chạy lui chơi đùa và nói tiếng Việt. Tâm dự trù rằng khi được kiểm sổ thông hành của mình xong, được qua bên kia rồi, thì Tâm sẽ chờ hai vợ chồng và hai cháu bé để được.... nói tiếng Việt, bởi vì từ ba tuần nay, đi khắp hai miền Nam Bắc Thái Lan, Tâm chưa thấy một người Việt nào cả. Tâm là dân “ba lô”, sống tại Úc đã hai mươi năm, đang nghỉ phép thường niên, và đang đi xem xem cái nước Thái Lan này nó tiến đến đâu. Tâm nghe ba mẹ kể, Tâm đọc báo chí, xem vi tính, thì thấy mức tiến bộ của Thái Lan hồi 1975 ngang ngửa với Việt Nam Cộng Hòa chứ không tiến một trời một vực như bây giờ nên Tâm cũng muốn biết xem Thái Lan nó tiến đến đâu, và cái tỉnh Phuket này nó vực dậy tới đâu sau trận cuồng phong Tsunami đã cuốn đi hàng trăm ngàn người trong vòng vài giây.

Tới phiên Tâm được xét sổ thông hành, một thủ tục bình thường để nhập cảnh. Ông Thái Lan nhìn sổ thông hành Úc của Tâm rồi nhìn Tâm, vẻ mặt là lạ. Ông hỏi: ”Người Úc hả?” Tâm vui vẻ trả lời: ”Người Úc gốc Việt.” Và ông gật đầu vui vẻ mời Tâm... qua phà, một cách kính cẩn, pha chút trìu mến. Thế là xong.

Sau này, Tâm la cà hỏi những nhân viên trong phi trường và những người dân Thái về ánh mắt là lạ của ông Thái Lan kiểm soát sổ thông hành của Tâm. Họ đều bảo là vì người cầm sổ thông hành Úc thường là người da trắng, tóc vàng tóc nâu chứ đâu có tóc đen mũi tẹt, bởi vì những người Âu Mỹ hay qua Phuket lắm, còn người Á châu mà đến từ Úc thì.... hơi lạ! Nhưng khi được trả lời là: “Người Úc gốc Việt” thì người nhân viên Thái Lan hiểu ngay vì họ biết, họ khâm phục và thèm thuồng được làm người đó.

Họ biết người Việt tại Úc bởi vì: trước đây, hồi cuối thập niên 70 rồi 80, Thái Lan từng là nơi dừng chân của người tỵ nạn Việt Nam, người Thái Lan hiểu rằng trong phần thuế họ đóng, trong các tiền viện trợ mà họ nhận từ nước ngoài, có phần dành cho người tỵ nạn cộng sản đến từ Việt Nam. Người Thái Lan cũng đau lòng vì bọn cướp biển – cũng là những người dân Thái - đã gây bao nhiêu nỗi oan khiên cho người tỵ nạn Việt Nam.

Họ khâm phục người Việt tại Úc là vì những người này đã trải qua bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời mà nay họ thành công và đóng góp rất nhiều cho cộng đồng thế giới về đủ mọi mặt. Có người nhân viên Thái còn theo dõi kỹ đến mức nhớ rằng, người Việt tại Úc đã đóng góp nhiều nhất so với các sắc tộc khác tại Úc để giúp đỡ nạn nhân Tsunami. Tâm chẳng xa lạ gì điều này vì lúc đó, bà con Việt Nam tại Úc “bỏ nhỏ” với nhau rằng: Hồi trước người Thái Lan đã giúp mình trên bước đường tỵ nạn, thì nay mình nên trả cái nghĩa nàỵ Thế là bà con Việt Nam ùn ùn đóng góp. Đối với người Thái, điều đó chứng tỏ người Việt tại Úc rất giàu lòng từ tâm và sống rất đạo nghĩa, có trước có sau.

Còn việc có nhiều người Thái thèm được là người Việt tại Úc thì đó là vì họ mong được sống ở Úc, nơi có cuộc sống thoải mái hơn, ít những xáo trộn chính trị, bầu bán đáng tin cậy hơn, nói chung, nền dân chủ ở Úc vững mạnh hơn nên cuộc sống yên ổn hơn ở Thái Lan.

Cuốn sổ thông hành Úc mà Tâm cầm trên tay được người kiểm soát tin tưởng bởi vì từ Úc đến thì chẳng có gì đáng ngại. Sổ thông hành Úc mà lại là người Việt Nam, tức là người Việt định cư tại Úc, thì lại còn làm cho người kiểm soát quý mến hơn, có lẽ vì gần gũi do cái mã dù sao cũng là Á châu cả!!!!

Tâm ngoái cổ lại nhìn cặp vợ chồng người Việt và ngoắc tay họ. Chắc họ chẳng hiểu tai sao cái cậu này lại “dở hơi”, đã “qua phà” rồi còn không đi đi, đứng đó chờ “bọn mình” làm gì. Tâm đoán họ là người từ miền Bắc Việt Nam , qua giọng nói của các em, con họ. Hình như họ đang gặp rắc rối ở cửa ải xét sổ thông hành. Người chồng đang phân bua gì đó với nhân viên, người vợ thì hậm hực. Sau 10 phút vặn vẹo, rốt cuộc thì họ cũng “qua phà”.

Tâm chào họ và bắt chuyện: “Dạ, hai anh chị từ Việt Nam qua hả?”. Anh chồng trả lời: “Vâng, rõ bực với cái bọn này, làm mất bao nhiêu thì giờ!” Chị vợ hùa theo: “Cái lũ này chẳng văn minh tị nào. Ai đời rõ ràng cái hộ chiếu ghi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà cứ như là chúng nó không biết đọc không bằng, cứ xoay tới xoay lui, nhìn bọn tôi, hỏi những câu vớ vẩn.” Câu chuyện tiếp nối với chị vợ cứ chửi đổng và anh chồng cứ càm ràm chỉ vì..... mình là người đến từ Việt Nam , cầm sổ thông hành Việt Nam nên bị chận lại.

Sau này, tiếp xúc với những người Thái và những người từ nước ngoài đến Thái Lan, Tâm khám phá ra rằng, sở dĩ có “phân biệt đối xử” đối với người mang sổ thông hành Việt Nam là vì nhiều lý do.

Trước hết Việt Nam là một ổ bệnh tật, nay Sarrs, mai cúm gà, mốt tai xanh tai đỏ, liệu người Việt có mang những bệnh tật này vào nước người ta không.

Người mang sổ thông hành Việt Nam bao nhiêu phen đã bị khám phá ra rằng họ có mang những đồ quốc cấm, từ xì ke ma túy đến giấu diếm tiền bạc để còn mang ra rửa tiền ở nước ngoài.

Người Việt Nam đi từ trong nước ra, cầm sổ thông hành Việt Nam, trừ một số khiêm nhường thuộc diện “người tử tê’ “ còn đa số thuộc những “diện” sau:

-Hoặc là cán bộ nhà nước, tức là những kẻ gian ác, hối lộ, ăn trên ngồi chốc nên mới có tiền đi ra nước ngoài .

-Hoặc là những người có dây mơ rễ má gì với nhà nước nên mới được đi. Mà nhà nước VN thì nổi tiếng tham nhũng, hại dân. Vậy thì người đang cầm sổ thông hành của nước đó có đáng tin cậy không?

-Hoặc là những người ăn nên làm ra trên xương máu của chính đồng bào họ .

-Hoặc là những người được nhà nước cho đi để làm lợi cho nhà nước họ, hay cho cá nhân họ một cách mập mờ đánh lận con đen.

Đối với người nước ngoài, những người cầm sổ thông hành Việt Nam không “bình thường” như những du khách khác thoải mái đi chơi hay đi nghỉ ngơi sau khi đã để dành tiền trong một quá trình làm việc.

Tóm lại, người cầm sổ thông hành Việt Nam , dưới con mắt người kiểm sổ thông hành, cũng như các du khách đang xếp hàng chờ đợi, là một dấu hỏi to lớn cho sự an toàn của người đối diện. Người cầm sổ thông hành Việt Nam đem lại cho người ta sự nghi ngờ, nếu không muốn nói là “khi dể.”

Tại sao? Tại sao? Có phải tại “tự quốc tịch Việt Nam ?” hay tại cái nhà nước cấp sổ thông hành đó, đã đem cái nhục đến cho dân tộc Việt?

Thường thường, người cầm một sổ thông hành thường hãnh diện về cái nước cấp sổ thông hành đó cho họ. Trong dẫy hàng đứng chờ, họ hỏi han nhau từ đâu tới, và đó là đầu câu chuyện để nói về những cái hay cái đẹp của nước mình. Tuy nhiên người cầm sổ thông hành từ Việt Nam không được cái hãnh diện đó. Ngược lại, còn xấu hổ vô cùng.

Nước người ta thì giàu có hiên ngang, nước mình thì nghèo nàn nhược tiểu, cả từ hơn 30 năm hết chiến tranh rồi mà vẫn lẹt đẹt nghèo đói, bệnh tật.

Nước người ta thì tương lai sáng lạn. Nước mình thì tương lai là cả một bầu trời u ám.

Nước người ta thì tiến bộ, nước mình thì ngày càng tụt lùi. Chưa bao giờ người mình thê thảm đến độ bán con đi làm những nghề mất nhân phẩm. Chưa bao giờ một nhà nước lại đi dâng nước dâng biển cho ngoại bang.

Xoè sổ thông hành, người ta thường hãnh diện vì nhà nước của họ biết lo cho dân. Đau yếu thì nơi này có Medicare, nơi khác có giảm tiền thuốc v.v..., còn Việt Nam , nếu không có tiền thì chỉ còn chờ chết.

Chính vì những cái xấu hổ đó, người Việt ra đi từ Việt Nam thường không tham gia những câu chuyện tầm phào bắt đầu từ sổ thông hành.

Cầm sổ thông hành Việt Nam mà cảm thấy buồn tủi.

Cái huy hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên sổ thông hành Việt Nam biểu hiệu cho sự “gian manh, lừa gạt.” Người nước ngoài bình thường cảm thấy không thoải mái hay xem nhẹ, mỗi lúc tiếp xúc với người cầm sổ thông hành Việt Nam .

May ra có những người có tâm hồn vị tha, chia sẻ, thì có thể nhìn với cặp mắt khác. Đó là cặp mắt ái ngại, thương cho người Việt Nam đang bị đắm chìm trong sự kềm kẹp của một nhà nước tham nhũng, độc tài, đảng trị.

Câu nói nguyên văn của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là:

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trên nền tảng pháp lý.

Một người ở vị trí lãnh đạo một tôn giáo đã can đảm nói như vậy. Lẽ ra nhà nước CSVN phải ghi nhận sự thật này mà làm cho người dân bớt hổ thẹn khi cầm cuốn sổ thông hành Việt Nam chứ. Đằng này nhà nước VN lại còn cố tình cắt xén câu phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, làm lệch đi ý câu, từ đó tạo điều kiện cho các báo chí quốc doanh tha hồ bôi nhọ, dọa nạt, lên án Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Không những thế, đảng còn chỉ đạo cho bọn côn đồ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công an, hành hung, phỉ báng các linh mục và giáo dân.

Hai đứa bé của anh chị cán bộ chơi loanh quanh, chúng hát những câu vè ca ngợi ....bác Hồ!

Tâm thốt lên: Trời ơi, tới giờ này mà trẻ thơ (và người lớn) trong nước vẫn còn bị ru ngủ bởi tên Hitler Việt Nam , tên đồ tể đã gieo bao tai họa cho người Việt Nam cho đến ngày nay sao? Chẳng lẽ đến giờ này mà người dân Việt Nam còn ca ngợi cái đảng cướp đang làm cuộc đời mình khốn đốn sao? Không, trăm lần không, triệu lần không. Người dân Việt Nam đang hận nhà nước CSVN đến ngút ngàn, đang ớn nhà nước CSVN tới tận cổ !!!           

Tâm nhìn sổ thông hành Úc của mình, so sánh cách đối xử mà người nước ngoài dành cho mình và cho hai anh chị cán bộ, mà đau lòng. Làm sao để cho người cầm sổ thông hành Việt Nam cũng được tiếp đón vui vẻ như người cầm sổ thông hành Úc, như Tâm?

Chỉ có một cách để hãnh diện khi cầm sổ thông hành Việt Nam, đó là khi trên sổ thông hành đó không có huy hiệu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nữa, mà chỉ là nổi bật hai chữ “Việt Nam” không mà thôi, hai chữ "Việt Nam" đầy tình nghĩa, không còn dính líu gì đến cái nhà nước, cái đảng đang cầm quyền mà người dân gọi là đảng cướp.

Mai Ly (28/09/2008)

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 998 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 527
Khách: 527
Thành Viên: 0