Thứ Năm, 2024-12-12, 5:03 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 30 » Ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam
9:42 PM
Ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam


Sông Lô


Bây giờ ruộng đã bê-tông
Cây đa đã cụt giòng sông đã què


(Ơi Cánh Đồng Quê (1))
Ô nhiễm môi sinh là một trong những mối lo ngại hàng đầu của nhân loại hiện nay. Với tình trạng môi trường sống bị các chất hóa học hay sinh học làm ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của muôn loài mà nạn nhân chính so với vô số nạn nhân của nó là con người và chính con người cũng là thủ phạm gây ra nó.

Môi trường sống của con người và muôn loài trên hành tinh này bao gồm có không khí, nước và đất đai. Tuy nhiên qua tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hóa của nhân loại các nhà nghiên cứu về môi sinh đã phân định ra 5 dạng ô nhiễm môi sinh như sau:
O_nhiem Ô nhiễm không khí
Nguồn: National Geographic/Peter Essick

1. Ô nhiễm không khí như xả khói chứa bụi hay thải các chất hóa học vào bầu không khí.
2. Ô nhiễm nước như thải nước sinh hoạt, thải nước rác công nghiệp vào các vùng nước biển, sông hồ cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất thấm xuống mạch nước ngầm.

3. Ô nhiễm đất là đất bị nhiễm các hóa chất độc hại như sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu hay những rác rưởi của sản xuất công nghiệp.

4. Ô nhiễm phóng xạ do chấc Urani được phóng ra từ các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực nổ bom hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl và các vùng thử bom nguyên tử của các cường quốc có bom nguyên tử.

5. Ô nhiễm tiếng ồn do các động cơ từ xe cộ, phi cơ hay do máy móc công nghiệp.

Bắt nguồn từ những ô nhiễm trên nó đã đẻ ra biết bao hệ lụy làm thay đổi môi trường sống mà những hiện tượng sau đây là những điển hình

– Hiện tượng nhiễm độc phóng xạ
– Hiện tượng biến đổi khí hậu
– Hiện tượng sa mạc hóa
– Hiện tượng xói mòn bờ biển
– Hiện tượng bão tố
– Hiện tượng hạn hán
– Hiện tượng lụt lội
– Hiện tượng cháy rừng v.v..

Riêng hàng năm hiện tượng nhiễm độc phóng xạ làm nhiễm độc 2.500 tỷ lít nước ngầm của trái đất. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ lan vào lòng sinh thái như không khí, nước uống, đất đai làm ảnh hưởng đến cây cối, động vật, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người mà thâm nhập vào cơ thể gây nên vô số bệnh tật đưa đến tử vong.
Ở những nước tiên tiến Châu Âu mà nhất là những nước Bắc Âu với trình độ dân sinh dân trí cao, ý thức bảo vệ môi sinh của người dân rất tốt như nước Đức, nơi người viết đang cư ngụ là một điển hình. Ở đây luật lệ bảo vệ môi sinh chẳng những khắt khe đối với các hãng xưởng hóa chất, các công ty chế biến lương thực thực phẩm, các công ty chế tạo vật liệu xây dựng v.v... mà còn ngay cả với người dân tiêu xài.

Chính vì vậy ngay từ đầu năm 1986, thấy được tầm quan trọng của môi sinh và cũng là nhu cầu cấp thiết sinh tử lâu dài của người dân, chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức đã cho ra đời Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn phóng xạ. Trong những cuộc tranh cử, sẽ rất là thiếu xót nếu đảng phái tranh cử nào bỏ quên vấn đề bảo vệ môi sinh vào chương trình hành động của mình.

Hiện nay ở Đức có hơn 4 triệu người là thành viên của các tổ chức bảo vệ môi trường và chính quyền liên bang vẫn tiếp tục tuyên truyền và mở rộng công trình bảo vệ này.

Tại Cộng hòa Liên bang Đức việc tái sinh rác thải với hệ thống phân loại rác bằng những công đoạn dù là rất phức tạp nhưng hiện nay nó đã là một mẫu mực cho các nước tiên tiến trên thế giới noi theo và cũng chính nhờ hệ thống phân loại phức tạp này nước Đức đã có thêm được một ngành công nghiệp tái chế với hiệu quả kinh tế có thể nói là cao nhất nhì thế giới.

Lại nữa, như đã biết, thế giới đang đứng trước tình hình khan hiếm nguyên liệu ngày càng trở nên trầm trọng thì việc tái sử dụng những phế liệu như giấy, thủy tinh, kim loại và phế thải vật liệu tổng hợp đã trở thành một yếu tố kinh tế. Với khả năng vượt trội của mình, mỗi năm nước Đức tiết kiệm được gần 4 tỷ Euro cho chi phí về nguyên liệu và năng lượng qua việc tái chế cũng như phục hồi lại chức năng của phế liệu. Không chịu ngừng ở đây, mặt khác, hiện nay ở nhiều trung tâm thành phố với lưu lượng xe cộ lớn của nước Đức sẽ là vùng cấm cho những xe hơi cá nhân không có biển cho phép của bộ môi sinh. Nói cách khác, trong nỗ lực bảo vệ môi sinh của mình nước Đức đã tạo được nhiều khu vực giảm đi mức gây ô nhiễm của nó.

Thêm một điển hình khác, là kể từ đầu năm 2008 những chủ nhà cũng như những nhà ở phải xin cấp giấy phép năng lượng trong đó có quy định cụ thể về mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời chính phủ liên bang cũng trợ cấp cho những ai lắp ráp thêm thiết bị, vật liệu theo hướng tiết kiệm năng lượng và bảo đảm an toàn môi sinh. Ngoài ra còn có một điểm mà rất đáng tự hào và cũng rất thân quen với những khách hàng lương thực và thực phẩm của người Đức là cách đây 30 năm, năm 1978, tất cả những thực phẩm dưới dạng bao bì đều có dấu mộc xanh. Nó đã là biểu tượng được đóng lên các sản phẩm mà dân Đức cho là bạn thân của môi trường và sau đó ít lâu cũng chính dấu mộc xanh trên những bao bì đó đã cho phép tái chế lại và đã trở nên có ý nghĩa trên thị trường. Thế là nước Đức đã sớm trở thành vô địch thế giới về xử lý “rác” thải.

Đất nước người ta thì như vậy, còn đất nước Việt Nam thân yêu của mình thì như thế nào?

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ông Phạm Khôi Nguyên có cho biết về những nguy cơ suy thoái môi trường ở Việt Nam như sau:

Suy thoái môi trường đất, Suy thoái rừng, Suy giảm đa dạng sinh học, Ô nhiễm môi trường nước, (nước lục địa và nước biển), Ô nhiễm môi trường không khí và Quản lý chất thải rắn.

Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết:

Việt Nam đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.
Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

Mới đây, sự kiện “Vedan” đã làm xôn xao dư luận là một điển hình!
Nha_may_vedan Hãng bột ngọt Vedan Việt Nam
Nguồn: .vedan.com.vn
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1714 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0