Thứ Ba, 2024-11-05, 8:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 2 » Trí thức VN nói về quan hệ với Công giáo
1:45 PM
Trí thức VN nói về quan hệ với Công giáo
 
 

 
 
Công viên phố Nhà Chung, Hà Nội
Hà Nội nhanh chóng hoàn tất công viên ở phố Nhà Chung
Giới nghiên cứu ở Việt Nam muốn đặt vụ tranh chấp đất đai giữa Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Hà Nội và chính quyền trong bối cảnh có hòa giải dân chủ và điều chỉnh pháp luật.

Các trí thức có tiếng từ nhiều viện nghiên cứu lớn của nhà nước cũng nói với BBC Việt ngữ rằng cần hòa giải trong tinh thần xã hội dân sự.

Trước hết, nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc cho rằng: "Nhà thờ (Thái Hà) và Giáo hội Hà Nội lẽ ra nên có đơn đề nghị cấp đất gửi Nhà nước hơn là thực hiện việc đòi đất như vừa qua."

Tuân thủ pháp luật

Chia sẻ quan điểm của chính quyền, Giáo sư Viện trưởng Viện Việt Nam học và Phát triển ở Hà Nội nhận định:

"Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý. Do đó, nếu giáo hội, là một bộ phận nhân dân, có nhu cầu, thì có đơn từ đề nghị xem xét nguyện vọng gửi Nhà nước."

Trước việc Giáo hội Hà Nội nói họ có các chứng cứ pháp lý về quyền sở hữu của các khu đất ở phố Nhà Chung và giáo xứ Thái Hà, giáo sư Ngọc nói:

"Nếu đặt vấn đề như vậy, thì Nhà thờ lớn Hà Nội trước đây toạ lạc trên phần đất của Chùa Báo Thiên. Vấn đề là cần tuân thủ theo pháp luật của một Nhà nước,"

Tuy thế, giáo sư Ngọc, cựu chủ nhiệm Khoa sử, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nói về vấn đề pháp luật:

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc
'Giáo hội nên đề nghị cấp và cấp lại khu đất hơn là đòi đất'

"Khi pháp luật có điểm chưa chuẩn, sai, cần sửa chữa, thì sẽ có các quá trình pháp lý để điều chỉnh luật."

Theo ông việc điều chỉnh luật có thể thông qua quốc hội và các thủ tục, quy trình pháp lý khác.

Còn tiến sĩ Nguyễn Quang Tuyến, chuyên gia luật đất đai và bất động sản thuộc Đại học Luật Hà Nội, trong một phỏng vấn gần đây với BBC Việt ngữ về các vụ đòi đất tôn giáo, bình luận:

"Tôi cho rằng cách thức đòi đất như sự việc ở Thái Hà vừa rối có yếu tố hơi quá khích. Tôi không thực sự tán thành."

Song chuyên gia luật này cũng lưu ý: "Mọi công dân đều có quyền khiếu nại và quyền này đã được Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam khẳng định. Vấn đề đất đai và luật đất đai ở Việt Nam rất phức tạp. Việc hoàn thiện luật cũng cần nhiều thời gian."

Từ Viện Xã hội học Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến nhận định:

"Lẽ ra đã không xảy ra chuyện nếu như hai bên ngay từ đầu có thể bàn bạc với nhau,”

“Hai bên cùng lắng nghe nhu cầu của nhau, một bên thiếu không gian công cộng, vui chơi, một bên thiếu chỗ để hành lễ và đặt để các biểu tượng tôn giáo."

Ông Truyến nói: "Thực ra nếu người Công giáo được hỏi ý kiến ngay từ đầu về việc xây vườn hoa, công viên, có thể họ đã vui vẻ đồng ý."

Theo ông, người Công giáo thấy không thoải mái vì không được lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng và được có ý kiến đầy đủ.

Nhìn rộng hơn, theo TS. Truyến, thì “tất cả chỉ là vấn đề thủ tục, nhưng thủ tục lại là vấn đề dân chủ."

Niềm tin và ý thức hệ

Giáo sư Tô Duy Hợp
 Hai bên đã có quá trình chung sống lâu nay, nhưng ý thức hệ của Nhà nước cộng sản là ý thức hệ vô thần, nên mâu thuẫn này là cực kỳ phức tạp
 
GS. Tô Duy Hợp

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từng có quan điểm rằng "Công giáo là một 'cục bướu trong lòng dân tộc' do thời kỳ thực dân, đế quốc để lại.

Cách diễn giải này có nguy cơ tiềm tàng biến xung đột nhỏ thành lớn, thậm chí kéo các cộng đồng tôn giáo khác nữa vào cuộc tranh luận giữa chính quyền và Công giáo.

Nay, theo ông Nguyễn Quang Ngọc thì “Quan điểm về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở Việt Nam là mọi tôn giáo đều bình đẳng. Công giáo có nhiều đóng góp trong lịch sử của Việt Nam từ trước tới nay.”

Còn từ Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Giáo sư Tô Duy Hợp quan niệm rằng Công giáo và các giáo dân đã từ lâu hoà nhập trong xã hội và văn hoá Việt Nam, nên không hề có vấn đề đối đầu công giáo - dân tộc.

Theo ông, “Nếu có chăng là có sự xung đột tạm thời hiện nay giữa Công giáo và nhà nước. Mà sự xung đột hay mâu thuẫn nào hiện nay cũng cần có sự hoà giải".

Giáo sư Hợp cũng thừa nhận mâu thuẫn, xung đột này không đơn giản vì nhà nước đưong đại tại Việt Nam là một nhà nước có ý thức hệ rõ ràng.

Chính ý thức hệ này theo ông lại có thể đối lập với Công giáo.

"Hai bên đã có quá trình chung sống lâu nay, nhưng ý thức hệ của Nhà nước cộng sản là ý thức hệ vô thần, nên mâu thuẫn này là cực kỳ phức tạp."

Giáo sư Tô Duy Hợp, cho rằng:

"Có thể có hướng trung gian hoà giải giữa chính quyền địa phương và giáo hội Công giáo. Con đường đó ở nhiều nước có thể thực hiện thông qua các hội đoàn trong xã hội dân sự".

Giáo sư Hợp tin rằng nếu tại Việt Nam có một tổ chức như liên đoàn hay hiệp hội các tổ chức tôn giáo, thì đây có thể là một chủ thể đứng ra làm trung gian trong cuộc tranh chấp.

Nhưng ông cũng cho rằng xã hội dân sự vẫn chưa được phát triển đúng mức và đang gặp một số vấn đề về phát triển ở Việt Nam.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 930 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 552
Khách: 552
Thành Viên: 0