Căn
bệnh độc thoại, nói một mình, nói không cho ai cãi và vẫn tự hào là “
Dân chủ triệu lần hơn tư sản.” Căn bệnh này cấm tất cả mọi người không
được nói khác, không được bàn khác, ở đời này chỉ có một chân lý duy
nhất đúng là cơ quan tư tưởng thôi. Bất cứ ai khác đều không có quyền
được nói, mà kị nhất là nói khác. Cái căn bệnh này có nguồn gốc từ thời
có chỉnh huấn kiểu mẫu trong thập niên năm mươi. Trong một lớp chính
huấn, cán bộ tự phê bình vì đi xe đạp đã lỡ cán què một con vịt, và suy
luận ý nghĩa tác hại của nó là “hại tới hoà bình thế giới”. Các bệnh
nói ở đây đều là phát huy truyền thống chỉnh huấn đó. Chỉ biết nói mà
không biết lắng nghe, thông tin một chiều thì thật là nguy hiểm biết
dường nào! Các phóng viên làm công tác
thông tin đại chúng báo đài, truyền hình và truyền thanh có làm theo
đúng lương tâm của mình không? Có làm theo đúng những gì luật định
không?
Luật báo chí 12. 1989, - điều 10 khoản 4 ghi rõ không
được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nhằm xúc phạm danh dự
của tổ chức, danh dự, phẩm chất của công dân. - Điều 8, tổ chức, công dân có quyền yêu cầu báo chí về vấn đề mà báo chí đã thông tin, cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.
và tuyên ngôn toàn thế giới của Liên Hịêp Quốc về nhân quyền 1948 -
Điều 19, mỗi người đều có quyền tự do có ý kiến và phát biểu, quyền này
cho phép bất cứ ai không phải lo ngại về những ý kiến của mình, - và
bao gồm cả quyền tìm kiếm thu nhận và truyền bá các thông tin và các ý
tưởng, bất cứ biên giới, bằng bất cứ phương tiện nào. Công
tác tư tưởng kiểu này không bao giờ thèm quan tâm và tìm hiểu đời sống
riêng tư của từng con người, mà chỉ muốn đúc khuôn tất cả người trong
xã hội vào một khuôn theo tưởng tượng của các tư tưởng và lại “ nói lấy
được” rằng thế là xây dựng con người mới. Những người làm công tác tư
tưởng không bao giờ suy nghĩ về một câu, mà tôi đã đọc được: “trái tim
con người chứa đựng tất cả, cái đẹp cái xấu, cái đúng cái sai, cái
thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn...” Con người chẳng
tính bản thiện, cũng chẳng tính bản ác. Các thứ hay dở, thiện ác nó
luôn vận động trong cuộc sống con người. Công tác tư tưởng với các căn
bệnh và với phương thức chuyên chính chỉ biến con người trở thành những
con rối, các ông ra tay nhào nặn, các ông không có chút ý niệm về tôn
trọng con người. Hay nói đúng hơn, bản chất của các quan ta là thế, hô
khẩu hiệu thì hay lắm: “Quan là đầy tớ của dân, lấy dân làm gốc, dân
biết dân làm, dân bàn dân kiểm tra”. Nhưng thực tế ra sao thì dân đã
thấy các đầy tớ của mình rồi! Công tác tư
tưởng với các căn bệnh của nó lại nằm trong hệ thống chuyên chính có
tác hại là tạo cho xã hội ta một cơn “khủng hoảng nhân cách” (chữ của
Hà Sĩ Phu) tạo ra những cách sống lừa dối, xảo trá nịnh nọt, cơ hội,
ích kỷ, thờ ơ với đời, với xã hội. Sự “khủng hoảng nhân cách” và đặc
biệt là sự khủng hoảng về sự dối trá chưa bao giờ lan tràn như hiện
nay, từ nơi học đường cho đến nơi công sở, tệ hại hơn tất cả các loại
khủng hoảng mà khắc phục nó không thể chỉ bằng rao giảng đạo đức. Bởi
vì môi trường bị ô nhiễm có thể khôi phục được, nhưng môi trường tâm
linh bị ô nhiễm thì làm sao có thể chữa trị được nếu không biết đến
công lý và sự thật. Nói như Đức Giê-su: “Sự thật sẽ giải thoát các ông”
(Ga 8,32). Nhưng cả một dây chuyền gian dối như thế thì làm sao sửa
đổi? Như thế lại đụng đến vấn đề đổi mới chính trị, đổi mới Đảng. Và
vấn đề lớn ấy lại phải bàn ở nhiều lần khác. Và tôi vẫn tiếp tục suy
nghĩ và sẵn sàng nói lên quan điểm của mình và cũng là quan điểm của
những người dân cùng khổ đã và đang đi dòi công lý và sự thật. Những
lời bộc bạch ở đây còn nhiều giới hạn, bởi vì ý bất tận ngôn! Xuân Bách - Hà Nội Mới
|