Chủ Nhật, 2024-12-22, 1:04 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 3 » Di Sản của Tổ Tiên và “Quyền Được Biết” của Dân
8:33 AM
Di Sản của Tổ Tiên và “Quyền Được Biết” của Dân
2008-10-02

Có thể nói, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Lê Công Phụng, đã làm một hành động chưa từng có tiền lệ!

Hình do nhà báo Lý Kiến Trúc cung cấp.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng (ảnh trái), trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Lý Kiến Trúc (ảnh phải).

Ông Phụng, với tư cách đại sứ, và quan trọng hơn, với tư cách cựu Trưởng đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ Việt Nam, lần đầu tiên nói chuyện với báo chí Việt Nam hải ngoại về vấn đề biên giới lãnh thổ với Trung Quốc.

Điều quan trọng, là những tiết lộ của ông Lê Công Phụng, cả những điểm mới và những chi tiết không còn mới, có thể là cơ sở thông tin để giới học giả, để những người quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, cùng đóng góp ý kiến và thậm chí phản biện.

Những tiết lộ gây nhiều thắc mắc

Những tiết lộ của ông Lê Cộng Phụng có thể giải đáp một số thắc mắc, giải toả một số ẩn khuất, nhưng đồng thời, cũng đã tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Người có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với ông Lê Công Phụng, là nhà báo Lý Kiến Trúc, khẳng định rằng “đối thoại là điều cần thiết.”

“Cuộc phỏng vấn này là tạo ra tiếng nói chính thức từ phía bên kia, từ ông Lê Công Phụng, là người có trách nhiệm cao trong Hiệp Ước này, từ đó tạo ra cuộc đối thoại giữa những học giả Việt Nam ở quốc ngoại, để đóng góp hoặc phản biện về những thông tin và quan điểm của ông Lê Công Phụng.”

Dư luận có thể đặt nhiều câu hỏi về tính chính xác của thông tin do ông Lê Công Phụng trình bày.

Cuộc phỏng vấn này là tạo ra tiếng nói chính thức từ phía bên kia, từ ông Lê Công Phụng, là người có trách nhiệm cao trong Hiệp Ước này, từ đó tạo ra cuộc đối thoại giữa những học giả Việt Nam ở quốc ngoại, để đóng góp hoặc phản biện về những thông tin và quan điểm của ông Lê Công Phụng.

Nhà báo Lý Kiến Trúc

Dư luận cũng hỏi: tại sao, vào thời điểm này, tại Hoa Kỳ, ông Phụng lại cho công bố thông tin.

Cũng có không ít ý kiến đặt câu hỏi ai là người có quyền được biết về chủ quyền lãnh thổ, và người Việt Nam đã “được gì, mất gì” trong các cuộc đàm phán biên giới luôn nằm trong bí mật.

Một số nhà báo, sau khi nghe những gì ông Phụng nói ra, nhận định rằng “ông Phụng trình bày theo cung cách của một cuộc giãi bày, hơn là cung cách của một người trả lời phỏng vấn.”

Trong một chừng mực nào đó, liệu có phải là ông Phụng “giãi bày” trước luồng dư luận nói rằng ông đã để mất đất vào tay Trung Quốc?

LeCongPhung-09232008a-200.jpg
Ông Lê Công Phụng, Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc.
“Người ta nói như vậy cũng hiểu được. Không chỉ bà con hải ngoại, ngay cả trong nước, cũng phản ứng là tại sao lại bỏ mất như vậy. Chỉ vì bà con không có thông tin. Nếu có thông tin, bà con sẽ không nói như vậy. Bà con, mặc dầu không biết tôi không phải là trưởng đoàn lúc đó, nói tôi bán cả Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Đó là do không có thông tin.”

Tại sao bây giờ mới nói?

Trong bài viết “Từ Biến Cố Thái Hà và Toà Khâm Sứ” đăng trên blog của tác giả Đồng Phụng Việt, người viết đặt câu hỏi “tại sao sau hàng chục năm im hơi, lặng tiếng, ngày hôm nay ông Đại Sứ lại “chính thức tiết lộ thông tin?””

Mặc dầu có thể không đồng ý với sự liên tưởng của tác giả này, sự trùng hợp giữa thời điểm “chính thức tiết lộ thông tin” và thời điểm có sự rạn nứt trong quan hệ Công Giáo với chính quyền khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi.

Tác giả Đồng Phụng Việt viết trên blog:

“Cũng vì vậy, sau hàng chục năm “im hơi, lặng tiếng”, không thèm đếm xỉa đến yêu cầu bạch hóa các hiệp định biên giới trên đất liền, trên biển đã từng được ký với Trung Quốc… Mới đây, ông Lê Công Phụng - Ðại sứ của chính quyền CSVN tại Hoa Kỳ chính thức tiết lộ hàng loạt thông tin về hai hiệp định này.

Hành động vừa kể được thực hiện vào lúc này nhằm mục đích gì, nếu không phải là “giải độc dư luận,” hi vọng ngăn chặn kịp thời sự liên kết giữa Công Giáo Việt Nam với các tôn giáo, giữa các tôn giáo với các tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam cũng như tất cả những người Việt thuộc đủ mọi giới, thực sự còn yêu giống nòi và quan tâm tới tiền đồ của xứ sở?”

Thật ra, sự trùng hợp của sự kiện có thể nhiều hơn như thế!

Hành động vừa kể được thực hiện vào lúc này nhằm mục đích gì, nếu không phải là “giải độc dư luận,” hi vọng ngăn chặn kịp thời sự liên kết giữa Công Giáo Việt Nam với các tôn giáo, giữa các tôn giáo với các tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam.

blogger Đồng Phụng Việt

Ngày đại sứ Lê Công Phụng nói về Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung với báo chí hải ngoại, cũng là ngày người kế nhiệm ông, thứ trưởng Vũ Dũng, bắt đầu chuyến làm việc tại Trung Quốc.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam nói rằng, trong chuyến đi của thứ trưởng bộ ngoại giao Vũ Dũng đến Trung Quốc lần này, “hai bên trao đổi thẳng thắn một số vấn đề liên quan tới tình hình biển Đông trong thời gian gần đây nhằm tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác và giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông.”

Một thành viên của diễn đàn x-caphevn.org đặt câu hỏi tương tự:

“Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã bất ngờ cho phép nhiều quan chức cao cấp có liên quan trực tiếp đến đàm phán biên giới Việt Trung, trả lời phỏng vấn để giải bày những thắc mắc dư luận về vấn đề Việt Nam đã để mất đất và mất biển về tay Trung Quốc.”

Và rằng:

“Đến nay, không hiểu vì lý do gì, Chính phủ Việt Nam vẫn giữ bí mật và không công bố đường biên giới Việt Trung mới. Sự thực về vấn đề "lỗ" hay "lời" này vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho người dân Việt Nam.”

Trong một ý kiến có liên quan, một thành viên khác của diễn đàn x-caphevn.org thì cho rằng “chuyện lời lỗ” có thể nói sau, nhưng thực tế Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán thì đã là một thành công cho Việt Nam.

LyKienTruc-09232008a-200.jpg
Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa xuất bản và phát hành tại quận Cam, California.
“…Kể từ sau cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam mất biết bao nhiêu vị trí do bị Trung Quốc chiếm đóng, và cũng phải nhiều lần yêu cầu đàm phám để đòi lại và phân rõ ràng biên giới với họ mà họ đâu có chịu.

Khoang nói là cuộc đàm phán lời hay lỗ, mà hãy nói đến cái cương quyết và cái hay của Việt Nam ở đây, là cuối cùng cũng ép được Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, rồi cương quyết ép họ để lấy lại từng vị trí đã mất sau cuộc chiến. Đó đã là một thành công trên mặt trận ngoại giao rồi đấy!”

Quyền được biết?

Có thể nói, rằng dư luận trong dân chúng Việt Nam về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt tại Hoàng Sa và Trường Sa, dấy lên mạnh mẽ từ những ngày cuối năm 2007. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Sài Gòn và cả Hà Nội. Hàng loạt những vận động tẩy chay Olympics Bắc Kinh diễn ra trong giới thanh niên, sinh viên.

Có thể thấy, dư luận quần chúng tỷ lệ nghịch với phản ứng của chính quyền đối với Trung Quốc. Bản “Kiến Nghị Ngỏ” được cho phổ biến hồi tháng Tư năm nay, chứng minh điều này. Trên trang web của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, bản Kiến Nghị Ngỏ được cho phổ biến toàn văn, trong đó có đoạn như sau:

Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là “những cuộc tụ tập không được phép.

Câu lạc bộ Nhà báo Tự do

“…Phía đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối khi được báo giới và dư luận hỏi đến. Mọi cơ quan được thiết lập làm đại diện cho quyền lực, ý chí của toàn dân Việt Nam (như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc) đến nay vẫn im lặng!”

Bản Kiến Nghị viết tiếp:

“Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là “những cuộc tụ tập không được phép.”

Đặc biệt cần nhấn mạnh những nhân viên an ninh Bộ Công An đã có những hành xử thô bạo, sách nhiễu cuộc sống của những người biểu tình ôn hòa xiển dương lòng yêu Tổ Quốc Việt Nam…”

Trong khi đó, nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong một bài viết đăng trên trang web Talawas, kể về việc ông đi bán cuốn sách “Hoàng Sa, Trường Sa – Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế” của tác giả Nguyễn Q. Thắng, nói rằng độc giả, kể cả những người đương vị trong bộ máy chính quyền, đều rất quan tâm.

Ông kể, rằng giá cuốn sách chỉ có 86 ngàn đồng, nhưng ai cũng sẵn sàng đưa luôn 100 ngàn. Những người mua sách của ông không chỉ là bạn ông, là các cụ lão thành, các cựu chiến binh, nhà giáo. Người mua sách, theo lời nhà thơ, có những vị mà khi mời mua, thâm tâm ông cũng “hơi ngại bị hờ hững.” Thực tế không diễn ra như thế. Nhà thơ kể:

“Ủy viên thường vụ trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, là chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh, rồi cựu phó chủ tịch Hội Văn nghệ, cựu giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình... Cũng mua với giá 100 ngàn cả. Tổng biên tập báo Đảng của tỉnh còn yêu cầu được mua hẳn 10 cuốn để cung cấp cho phóng viên, biên tập viên. Chi hội Văn nghệ thị xã Bảo Lộc nhận bán 10 cuốn.”

Câu hỏi đặt ra, là nếu mọi người đều quan tâm đến chủ quyền đất nước, nếu mọi người dân đều có quyền được đặt câu hỏi về sự toàn vẹn của di sản do tổ tiên để lại, thì liệu chính quyền, bất cứ chính quyền nào, có quyền che dấu những thông tin ấy hay không?

Một nhà báo nói rằng, nếu một chính quyền là “của dân” và “vì dân,” chính quyền ấy “là dân,” không tách rời, không đối kháng, và không phân biệt.

Khi chính quyền cũng là dân, chính quyền ấy không có quyền che dấu sự thật, nhất là khi sự thật ấy gắn liền với di sản của tổ tiên, để lại cho mọi người, mọi thế hệ.

Vừa rồi là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ một số blog và diễn đàn trên Internet liên quan đến những thông tin về đàm phán biên giới Việt – Trung mà ông đại sứ Lê Công Phụng trình bày gần đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau. Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 799 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0