Mới
làm xong một cách vội vã trong vòng ba bốn ngày, “công viên cây xanh”
tại khu đất Tòa Khâm Sứ đã “xuống cấp” và phải làm lại.
|
|
* CSVN muốn giao hảo với Tòa Thánh Vatican
*Tướng công an: T.G.M. Kiệt gây khó khăn cho quan hệ Việt Nam-Vatican
HÀ
NỘI 1-10 (TH) - Chế độ Hà Nội không công nhận quyền tư hữu đất đai của
công dân dù có ký vào bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc. Bản tin hãng thông tấn chính thức CSVN tường thuật cuộc tiếp xúc
giữa Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, với phái đoàn Hội Ðồng Giám Mục
Việt Nam hôm mùng 1 Tháng Mười 2008 xác định như vậy.
“Về
vấn đề đất đai, thủ tướng khẳng định quan điểm của nhà nước Việt Nam là
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không
thừa nhận quyền tư hữu về đất đai,” Bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam viết
tường thuật cuộc tiếp xúc nói trên. “đồng thời, theo nghị quyết 23 của
Quốc Hội khóa XI, nhà nước không thừa nhận việc đòi lại cũng như không
xem xét lại chủ trương và thực hiện chính sách về nhà đất mà nhà nước
đã ra quyết định quản lý, bố trí, sử dụng từ 1 Tháng Bảy 1991 trở về
trước.”
Tuần
trước, Ðức Cha Nguyễn Văn Nhơn, nhân danh chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục
Việt Nam, sau cuộc họp của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam tại Long Khánh,
đã gửi cho các người cầm đầu nhà nước CSVN một bản trình bày quan điểm
của các ngài về các vấn đề thời sự của đất nước. Ðặc biệt là các cuộc
cầu nguyện đòi đất tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.
Trong
bản tin của thông tấn xã nhà nước chính quyền Cộng Sản còn tỏ ý muốn
giao hảo với Tòa Thánh Vatican trong khi tiếp xúc với Hội Ðồng Giám
Mục, sau phiên họp của hội đồng. Mặt khác, bản tin chính thức này còn
nói Cộng Sản sẽ không dùng bạo lực đối với những người Công Giáo đang
đòi lại đất.
Hội
Ðồng Giám Mục Việt Nam gần đây đã kêu gọi chế độ Hà Nội trả lại quyền
tư hữu đất đai cho dân như họ đã ký cam kết tôn trọng tuyên ngôn quốc
tế nhân quyền trong đó, quyền tư hữu đất đai của người dân được tôn
trọng.
Nhưng
như trên thuật lại cho thấy, chế độ Hà Nội đã không tôn trọng tuyên
ngôn Liên Hiệp Quốc cũng như bản Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự
và Chính Trị mà họ cũng đã ký cam kết tôn trọng.
Ðể
hợp thức hóa tài sản của dân chúng đã bị nhà cầm quyền cướp đoạt dưới
nhiều hình thức, đảng CSVN còn cho cái Quốc Hội của họ ra một nghị
quyết, năm 2003, nói “không xem xét lại” các vụ đòi tài sản đã bị họ
chiếm lấy từ 1 Tháng Bảy 1991 trở về trước”.
Giáo
xứ Thái Hà, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội nhiều lần đã trình bày cho nhà cầm
quyền địa phương biết (qua dẫn chứng các tài liệu, văn bản, luật lệ)
khu đất Tòa Khâm Sứ và lô đất ở 178 Nguyễn Lương Bằng phường Quang
Trung, không bị chi phối bởi cái nghị quyết trên, cũng như các văn bản
pháp lý khác.
Theo
một số người quan sát thời sự ở Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN không thể
đối phó được với các áp lực của người Công Giáo, dù là về mặt pháp lý,
họ đã phải sử dụng đến các đòn bẩn. Những gì đã xảy ra những ngày vừa
qua chứng minh là CSVN “không ở thế thượng phong”.
Trong
một diễn biến khác, hãng thông tấn chính thức CSVN đưa ra một bài phỏng
vấn Tướng Công An CSVN Nguyễn Văn Hưởng đả kích Tổng Giám Mục Ngô Quang
Kiệt là “làm tổn hại mối quan hệ giữa giáo hội với chính quyền Hà Nội
và gây khó khăn cho mối quan hệ của Vatican với Việt Nam”.
Trong
bài phỏng vấn cò mồi có mục đích tuyên truyền và đe dọa, Tướng Hưởng
nói rằng “thế giới bây giờ sống trong tinh thần thượng tôn pháp luật”.
Nhưng những gì được phổ biến liên quan đến diễn biến các vụ đòi đất đai
tài sản ở Hà Nội của giáo dân Công Giáo cho thấy chế độ CSVN nói một
đàng làm một nẻo.
Giáo
xứ Thái Hà, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội gửi văn thư cho nhà cầm quyền địa
phương trình bày cho thấy nhà nước vi phạm ngay chính các luật lệ do họ
đẻ ra. Trong khi chưa giải quyết theo đúng trình tự “pháp luật” về
tranh chấp đất đai thì nhà cầm quyền đã vội vã cho phương tiện cơ giới
và người tới biến hai khu vực tranh chấp thành hai công viên chỉ trong
vòng vài ngày, không qua bất cứ một thủ tục đầu tư, tìm ngân khoản nào,
thường phải kéo dài nhiều năm và qua hàng chục cửa ải giấy tờ.
Ðối
phó với các buổi cầu nguyện ôn hòa của giáo dân, nhà cầm quyền CSVN sử
dụng cả những thành phần “không rõ lai lịch” đến từ dọa giết tổng giám
mục đến chửi bới giáo dân, tu sĩ, đổ vật ô uế lên tượng ảnh, Thánh Giá.
Ðây là những hành động khủng bố và xúc phạm tôn giáo mà người Công Giáo
sẽ còn nhớ mãi.
Nguyễn
Tấn Dũng đả kích Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là “có những lời nói
thách thức nhà nước” và đề nghị Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam “với tinh
thần đồng đạo và lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám Mục Kiệt
nhiều hơn nữa, trước hết chấp hành pháp luật”.
Trong
bản văn gửi nhà cầm quyền thành phố Hà Nội, đề ngày 25 Tháng Chín 2008,
Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn đã viết rằng “Sau khi xem xét, chúng tôi thấy
các vị này (Tổng Giám Mục Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái
Hà) không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội
Công Giáo”.
Ðối
chiếu nội dung cuộc tiếp xúc giữa Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Nguyễn
Tấn Dũng với các văn bản mà Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, Tòa Tổng Giám
Mục Hà Nội, giáo xứ Thái Hà gửi cho nhà cầm quyền các cấp CSVN những
ngày gần đây, người ta thấy hai quan điểm trái ngược nhau để giải quyết
một vấn đề. Ngay những cơ sở đã được loan báo trả lại như ở Thái Bình,
Quảng Trị (thánh địa La Vang), không có tín hiệu gì là chúng đã được
trả lại thật sự ngoài các lời loan báo trên giấy.
Trong tình hình này, người ta nhìn thấy giáo dân sẽ tiếp tục cầu nguyện.
|