Thứ Ba, 2024-11-05, 8:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 3 » Ra mắt cơ quan quản lý thông tin điện tử
6:52 PM
Ra mắt cơ quan quản lý thông tin điện tử
 
 
Một trang blog về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa
Các blog đề cập tới nhiều vấn đề thời sự - chính trị
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử với kế hoạch sớm ra quy chế về quản lý các blog .

Thứ trưởng bộ này, ông Đỗ Quý Doãn, nói với BBC hôm 3/10 rằng cơ quan chức năng đang xúc tiến nghiên cứu xây dựng để có thể ra quy chế quản lý 'càng sớm càng tốt'.

Tuy nhiên, ông từ chối không nói rõ chi tiết.

Việc quản lý các blog cá nhân, mà nay riêng tại Việt Nam đã lên tới con số trên một triệu và có thể tăng tới 3-5 triệu trong tương lai gần, đã được đề cập tới nhiều trong thời gian gần đây.

Cuong nhabaotudo, một blogger ở trong nước, nhận xét rằng việc nhà nước xúc tiến xây dựng quy chế quản lý cho thấy có sự quan ngại trước sự lan rộng của các blog cá nhân:

"Khi nhà nước nhìn thấy khả năng gây phương hại thì họ phải có hướng để chủ động hơn trong việc quy quản."

 Khi nhà nước nhìn thấy khả năng gây phương hại thì họ phải có hướng để chủ động hơn trong việc quy quản.
 
Blogger Cuong nhabaotudo

Blogger này suy diễn rằng trong con mắt của nhà quản lý chính quyền, blog cá nhân 'như con dao':

"Dùng để thái rau, thái thịt thì không sao, nhưng dùng để đâm chém người khác thì sẽ gây ảnh hưởng cho an ninh xã hội."

Đây là một khía cạnh, mà theo blogger Cuong nhabaotudo, cách quản lý của Việt Nam khác với cách quản lý của nhà nước ở một số nước tiên tiến trên thế giới.

'Tự do ngôn luận'

Một blogger khác thì cho rằng, việc lập cơ quan và ra quy chế kiểm soát các blog cá nhân là đi ngược lại tự do ngôn luận và báo chí.

Anh nói: "Tôi vẫn sẽ viết, chỉ cần tuân thủ luật pháp và hiến pháp thì không có gì sợ cả."

Blogger này cũng khẳng định "không có thông tin nào gọi là nhạy cảm, chỉ có thông tin trung thực hay không mà thôi".

Trên thực tế, một số blogger cho rằng họ đã gặp phiền khi đăng tải trên trang của mình những thông tin ngược lại với đường lối chính thức.

Một trường hợp thu hút chú ý gần đây là blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Hoàng Hải.

Tháng trước ông bị xử hai năm rưỡi tù giam vì tội trốn thuế. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do thực là vì blogger Điếu Cày đã viết nhiều bài lưu truyền trên mạng internet về các chủ đề dân quyền, Hoàng Sa - Trường Sa và phản đối việc rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh.

Một quan chức của bộ Thông tin từng được trích lời nói "chính quyền có thể xử lý hành vi phát tán nội dung, hình ảnh đi ngược thuần phong mỹ tục và thông tin chống Đảng, chống Nhà nước thông qua các blog".

 Không có thông tin nào gọi là nhạy cảm, chỉ có thông tin trung thực hay không mà thôi.
 
Một blogger trong nước

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp hồi tháng Tám trong một cuộc đối thoại trực tuyến đã khẳng định chính phủ "quản lý được" sự phát triển của internet và blog.

Tuy nhiên, blogger Cuong nhabaotudo cho rằng quản lý toàn bộ các blog cá nhân là điều có tính khả thi thấp, cho dù có cơ quan quản lý mới.

Trách nhiệm và quyền hạn chính thức của Cục Quản lý Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được công bố là: chủ trì, thẩm định hồ sơ xin cấp phép, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, báo điện tử; cấp, thu hồi quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.

Cục này cũng sẽ 'quản lý quảng cáo; chủ trì, nghiên cứu xây dựng hoặc thẩm định khung giá cước đối với các dịch vụ phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử'.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1033 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 527
Khách: 527
Thành Viên: 0