Main » 2008»Tháng Mười»4 » Blog không được phép đề cập kinh tế, chính trị, xã hội!
3:18 PM
Blog không được phép đề cập kinh tế, chính trị, xã hội!
Thiện Giao, thông tín viên đài RFA
2008-10-03
Chính
phủ Việt Nam sắp sửa ban hành các quy định pháp luật để xiết chặt loại
hình thông tin cá nhân trên mạng, thường được biết đến dưới dạng các
trang blog.
RFA PHOTO
Giao diện của một trang blog tiếng Việt.
Nhạy cảm, không thể buông lỏng
Sau khi chính phủ Việt Nam ban hành Nghị Định có nội dung quản lý loại
hình blog trên Internet, thì cách đây ít hôm, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền
Thông phát biểu với báo chí trong nước, tái khẳng định rằng thông tin điện tử
là “nhạy cảm” và “không thể buông lỏng.”
Việt Nam chính thức cho ra đời
“Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử,” đặt dưới quyền quản
lý của Bộ Thông Tin – Truyền Thông, và có chức năng xây dựng qui định quản lý
thông tin trên Internet, trong đó có “quy định về quản lý blog cá nhân.”
Đáng chú ý, là có hiện tượng
các nhà báo làm blog. Trên các blog này có khá nhiều thông tin không thể tìm thấy
trên các báo chính thức.
Một nhà báo VN
Theo thông tin đăng tải trên
báo chí trong nước, thì quan chức Bộ Thông Tin – Truyền Thông nói rằng thông
tin điện tử là lĩnh vực “mới mẻ, nhạy cảm, không thể buông lỏng quản lý.” Tuy
nhiên, cũng theo quan chức này, với nhận định được đăng trên VietNamNet, thì quản
lý “đảm bảo không buông lỏng phát triển nhưng đồng thời không hạn chế sự phát
triển.”
Bài phỏng vấn của báo điện tử
VietNamNet với thứ trưởng Bộ Thông Tin – Truyền Thông cho thấy, rằng sắp tới
đây, loại hình blog sẽ được định nghĩa cụ thể, và, với định nghĩa ấy, blog sẽ
được quản lý chặt chẽ về mặt nội dung.
Quyền tự do thông tin?
Phong trào blog cá nhân hiện
nay tại Việt Nam phát triển khá mạnh, đặc biệt là các blog của một số nhà báo.
Theo nhận định của giới quan sát, thì nhiều blog tại Việt Nam có thể đóng vai
trò của một “nhiệt kế” đo lường nhiệt độ chính trị nội tại.
Một nhà báo nói rằng, blog là
nơi chia sẻ các vấn đề xã hội, trong đó có chính trị, kinh tế, giáo dục:
“Đáng chú ý, là có hiện tượng
các nhà báo làm blog. Trên các blog này có khá nhiều thông tin không thể tìm thấy
trên các báo chính thức.”
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát
của chính quyền. Báo chí, dưới một hình thức nào đó, là công cụ tuyên
tuyền của đảng CSVN.
Sự ra đời của Cục Quản Lý
Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử có lẽ là hệ quả của Nghị Định được
Thủ Tướng Chính Phủ ban hành hồi cuối tháng Tám vừa qua.
Nghị định này là một Văn Bản
Quy Phạm Pháp Luật, có nêu những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng Internet tại
Việt Nam. Một trong các hành vi ấy là việc lợi dụng Internet với mục đích “chống
lại nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Điều quan trọng trong nghị định
này, mà các văn bản luật trước đây chưa có, là một số khoản liên quan đến qui định
về nhật ký cá nhân, tức các “blog.”
Sự xuất hiện của Internet
góp phần vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam. Những
thông tin, suy nghĩ xưa nay được xem là “cấm kỵ” “nhạy cảm” thì càng ngày càng
được chia xẻ trên Internet.
Nhà báo Việt Nam
Ông Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn
nói với VietNamNet, rằng blog là “vấn đề rất mới và phức tạp” do đó “cần có định
hướng phát triển.”
Ông Thứ Trưởng cũng phát biểu,
là “nếu hiểu blog như nhật ký cá nhân” thì loại hình này “chỉ nói những vấn đề
hoàn toàn mang tính cá nhân.”
Thế nào là blog?
Một nhà báo Việt Nam từng nhận
định, rằng Nghị Định mới của Thủ Tướng Chính Phủ bao hàm cả blog là điều “không
ngạc nhiên.” Trước đây, tức là trước khi có sự bùng nổ “nhật ký cá nhân,” luật
pháp liên quan đến loại hình thông tin này rất giới hạn do hạn chế về mặt luật
pháp.
Tuy nhiên, khi Internet ngày
càng trở thành nơi chia sẻ những thông tin “nhạy cảm,” thì sự ra đời của Nghị Định
quản lý Internet là điều có thể tiên đoán trước:
“Sự xuất hiện của Internet
góp phần vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam. Những
thông tin, suy nghĩ xưa nay được xem là “cấm kỵ” “nhạy cảm” thì càng ngày càng
được chia xẻ trên Internet.”
Ông Thứ Trưởng Bộ Thông Tin
và Truyền Thông cũng nói với VietNamNet, rằng blog có nội dung chính trị, kinh
tế, văn hoá và xã hội thì “không thể gọi là blog.”
Nói như thế là sai! Blog là do một người viết, và những
điều người ấy viết có thể là cảm xúc cá nhân, những điều tai nghe mắt thấy, hoặc
bình luận về các vấn đề xã hội.
blogger Tạ Phong Tần
Nói cách khác, các trang
thông tin với nội dung không phải là thông tin cá nhân thuần tuý phải được xem
là “trang tin điện tử,” “bản tin” hoặc “báo điện tử.”
Một blogger Việt Nam, là bà Tạ
Phong Tần, cho rằng nói như vậy là sai:
“Nói như thế là sai! Blog là do một người viết, và những
điều người ấy viết có thể là cảm xúc cá nhân, những điều tai nghe mắt thấy, hoặc
bình luận về các vấn đề xã hội. Đó không phải là bản tin. Mặc dầu một blog có
thể đề cập đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng không thể gọi là bản
tin, đó chỉ là cách suy nghĩ, nhìn nhận của duy nhất một cá nhân.”
Một nhà báo khác, yêu cầu
không nêu tên, nói rằng những phát biểu của ông Thứ Trưởng làm nảy sinh nhu cầu
định nghĩa “thế nào là thông tin cá nhân thuần tuý.”
Sự kiện gần nhất minh chứng
thái độ cứng rắn của chính quyền đối với giới blog là vụ blogger Điếu Cày bị
toà án kết án 30 tháng tù.
Bạn nghĩ gì về việc chính phủ VN muốn xiết chặt kiểm soát blog? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn.
email: vietweb@rfa.org
Mặc dầu bản án chính thức
liên quan đến tội danh “trốn thuế,” giới blogger Việt Nam ai cũng hiểu rằng Điếu
Cày bị bắt vì tham gia biểu tình và viết bài đăng trên blog, biểu lộ thái độ chống
chính quyền Trung Quốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.