|
|
Đã có tranh cãi về việc hộ khẩu còn cần thiết hay không |
Công an thành phố Hà Nội loan báo sẽ tiến hành tổng kiểm tra hộ khẩu bắt đầu từ ngày 10/10 trên toàn địa
bàn Hà Nội.
Báo Công an Nhân dân cho hay mục đích là 'nhằm nắm đầy đủ, chính xác thực trạng, tình hình số liệu các loại nhân khẩu,
hộ khẩu thường trú, tạm trú... hiện đang cư trú trong địa bàn'.
Lực lượng công an sẽ rà soát không chỉ tại các khu dân cư, mà cả tại các trường đại học, cao đẳng và các
khu chế xuất.
Được biết công an sẽ chú ý phát hiện các đối tượng hình sự, buôn bán vận chuyển ma túy, hoạt động có tổ
chức, hoạt động lưu động và đối tượng truy nã.
Báo Công an cũng viết rằng nhà chức trách sẽ "chú trọng việc rà soát, nắm vững số người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đang công tác, học tập, thăm thân".
Mục tiêu là "kiểm tra phát hiện đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, du lịch ở lỳ, lưu trú không khai báo, số có
biểu hiện hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội".
Đợt tổng kiểm tra hộ khẩu này được tiến hành đến hết ngày 29/10/2008.
Quyền dân sự
Từ tháng 7/2007, Luật Cư trú bắt đầu có tác dụng, cho phép người ngoại tỉnh tạm trú liên tục ở Hà Nội trên
một năm có thể đăng ký hộ khẩu thủ đô.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều ý kiến tranh luận cho rằng nên bỏ chế độ hộ khẩu.
|
Chú trọng việc rà soát, nắm vững số người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang công tác, học tập, thăm thân.
|
Đại
biểu Quốc hội Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, từng
nói: "Một trong những quyền cơ bản mà Hiến pháp ghi nhận là quyền tự
do đi lại, cư trú. Bằng chính sách hộ khẩu chúng ta hạn chế cư trú,
phân loại những người về nguyên tắc đều là công dân Việt Nam."
Ông Lộc đề xuất quản lý theo số trên chứng minh thư nhân dân.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng bỏ hộ khẩu thì xã hội sẽ 'loạn'.
Các tranh cãi về hộ khẩu tại Quốc hội VN cũng chưa đưa ra kết quả cuối cùng.
|