Minh
luôn tự nhủ đủ bản lĩnh để vượt qua cám dỗ khi làm việc ở quán bar,
nhưng sau lần bị khách ép uống rượu rồi đưa về khách sạn, cô nghĩ mình
"chẳng còn gì để mất".
Làm việc ở nhà hàng, quán bar nhanh kiếm tiền nhưng đầy cạm bẫy
Từ những lý do rất “sạch”
Phương,
quê ở Bắc Giang, vừa mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội được hơn 1 tháng
đã tính đến chuyện kiếm một công việc làm thêm. Gia đình Phương không
mấy khá giả, bố mẹ chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên Phương muốn kiếm
tiền, lo bớt một phần cuộc sống, học tập khi xa nhà. Cũng bởi vì “chân
ướt chân ráo”, nên Phương vô cùng long đong lận đận khi tìm việc.
Một
buổi chiều lang thang trên đường, đi qua một… quán karaoke, thấy treo
biển tuyển nhân viên thu tiền, lương gần 1 triệu đồng/tháng, số tiền
khá lớn với một teen đến từ vùng quê nghèo như Phương. Mặc bạn bè
khuyên không nên làm ở những nơi như vậy, Phương vẫn kiên quyết, vì:
“Làm nhân viên thu tiền thôi, có làm sao đâu cơ chứ”.
Cũng xuất
phát từ một lý do tốt, là kiếm tiền phụ giúp bố mẹ chi trả việc học
hành, Liên (Thanh Hóa) xin vào làm nhân viên phục vụ cho một quán rượu.
Trước đó, Liên cũng thử tìm việc này việc kia, nhưng đi gia sư thì
không ổn, vì giọng cô bạn hơi khó nghe, nên toàn bị chê, thử làm cho
một quán ăn nhanh, thì lại bị kêu là chậm chạp.
Được ưu thế về
ngoại hình khá cao ráo, gương mặt lại dễ nhìn, nên khi một cô bạn giới
đến vào quán rượu này, Liên được nhận ngay. Công việc mà khi mới đến
làm, cô được giao đơn giản là mang đến cho khách đúng loại rượu khách
cần, lương tuy chỉ vài trăm ngàn nhưng nghe bà chủ nói: “Chủ yếu là ăn
ở tiền tuýp – (tức “boa”) của khách em ạ, tháng cũng kiếm được vài
triệu đấy”, Liên mừng rơn, thầm nghĩ mình thật… may mắn.
Vốn là
một cô bạn hiền lành, học hành chăm chỉ, Minh (trường NV) xin vào làm ở
một bar khá lớn gần Hồ Gươm, Hà Nội là để… học tiếng anh. Minh nghe nói
ở đây chủ yếu là khách “Tây” nên hi vọng, những cuộc nói chuyện với
khách sẽ làm cho trình độ ngoại ngữ của mình tiến bộ rõ rệt. Vậy là
ngày ngày, váy ngắn qua đầu gối, mặt mũi trang điểm thật “bự” theo yêu
cầu, đi trên đôi giày cao gót lênh khênh, N dường như “biến hóa” với
công việc mới…
Giống như P, L, M, hàng loạt những nữ sinh viên
khác đều chọn công việc làm nhân viên nhà hàng, quán rượu… Và công việc
này gần đây trở nên rất “hot” vì “ba dễ”: Dễ kiếm (Những nhà hàng như
vậy mọc lên ầm ầm ở khắp mọi nơi), dễ được nhận (Chỉ cần ngoại hình
tương đối một chút là đã đủ tiêu chuẩn), và quan trọng nhất là dễ… kiếm
nhiều tiền.
Không phải không có những “lời ra tiếng vào” từ mọi
người xung quanh, nhưng hầu hết những nữ sinh viên trong trường hợp
trên đều xua tay: “Mình chỉ làm thu ngân, với phục vụ, có gì mà xấu.
Nhân viên nhà hàng thì có sao chứ?”.
Phía sau của công việc
Có
một đặc điểm chung của tất cả những công việc trên, đó là tiền lương
thường không cao, nhưng tiền “boa” của khách thì lúc nào cũng khá “hậu
hĩnh”. Điều này phụ thuộc vào sự phục vụ có “nhiệt tình” hay không của
nhân viên. Phương kể: “Nhiều khi mình mang hóa đơn vào phòng hát cho
khách, khách kéo tay bảo ngồi xuống một lúc rồi cho tiền. Có lần, số
tiền mình được lên đến 500 nghìn cơ”.
Tuy nhiên, những lần
“ngồi xuống một lúc và cho nhiều tiền” như vậy thường không nhiều. Để
có được tiền “boa” của khách, thì việc “đụng chạm” là khó tránh khỏi.
Như Liên, tưởng chỉ mang rượu ra rồi lui vào trong, nhưng thực ra là
phải đứng tại bàn rót rượu, châm thuốc, đôi lúc là… đút hoa quả cho
khách ăn từ lúc đến đến lúc về.
Đồng thời, việc khách nắm tay,
khách ôm eo thậm chí là… xoa mông không hiếm. Những lúc như thế, đều
phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vì phản ứng lại, khách không vui có khi bị
phạt hết cả tháng lương. Tương tự như vậy, Minh thường xuyên nhận được
những lời mời… đi ăn đêm của khách.
Hơn nữa, đi làm không chỉ
lo công việc, mà còn lo “đấu đá” với nhau. Người này được “boa” nhiều
hơn một chút, được lòng khách hơn một chút là y như rằng sinh chuyện
lại qua, lời ra tiếng vào. Môi trường làm việc lộn xộn, hầu như ngôn
ngữ vô cùng “chợ búa”. Chuyện mấy cô nàng nói tục, chửi thề, thậm chí
túm tóc, xé áo nhau diễn ra như cơm bữa. Đi làm một thời gian, Liên tự
nhận mình “đanh đá” hơn rất nhiều. Thỉnh thoảng , trong câu chuyện với
bạn bè, L lại tiện mồm chửi bậy một câu. Ai cũng phải lắc đầu…
Không phải ai cũng đủ bản lĩnh
Cô
bạn Phương, sau một thời gian đi làm đã quyết định bỏ, tìm công việc
khác “sạch” hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ bản lĩnh như Minh.
Những lần được “boa” tiền trăm, tiền triệu, khiến cả Liên trở nên “lóa
mắt”. Mỗi ngày, L lại ăn mặc “hở” thêm một chút, lả lơi với khách thêm
một chút để được “boa” nhiều hơn. Đi làm, được tiền, ăn sung mặc sướng,
càng ngày lại càng muốn nhiều hơn nữa. Và Liên không còn thấy khó chịu
khi có ông khách già gần bằng bố mình đưa tay… sờ soạng.
Minh
thì lúc nào cũng tự nhủ mình sẽ đủ bản lĩnh để không bị “ngã”, thế
nhưng một lần bị khách ép uống rượu đến say khướt, rồi đưa về khách
sạn. Đến sáng hôm sau, cô khóc vì ân hận thì quá muộn. Từ đó, cô mang
tâm lý “chẳng còn gì để mất”, nên chấp nhận “đi đêm” với nhiều người
khác nữa. Minh trở thành một “gái bán hoa” thay vì giấc mơ “học tiếng
anh” của mình.
Thời gian đầu còn cố lên lớp trong tình trạng ngủ
gà ngủ gật vì đêm trước thức khuya, nhưng sau đó học hành không theo
được bạn bè, thi đi thi lại không qua, hầu như họ đều bỏ học. Cuộc sống
lúc ấy sẽ là: ngày ngủ, đêm… tiếp khách.
MINH TRANG