|
|
Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 2,1 tỉ USD vào EU |
Uỷ ban Châu Âu (EC) vừa quyết định tiếp tục rà soát chính sách thuế chống phá giá đối với giày da của Việt Nam.
Kể từ ngày 7/10, mức thuế 10% chống bán phá giá với giày mũ da Việt Nam thực hiện từ 2006 vốn hết hiệu lực cùng ngày, sẽ tiếp
tục được tự động áp dụng cho tới khi có quyết định mới.
Ý và một nhóm gồm một số quốc gia thành viên trong Uỷ ban Châu Âu đã đưa ra yêu cầu đối với Uỷ hội này trong việc gia hạn
thuế chống bán phá giá với giày da của Việt Nam (thuế suất 10%) và Trung Quốc (16,5%).
Có 15 trong số 27 nước EU không tán thành với đề nghị tiếp tục đánh thuế chống phá giá với các mức như trên.
Theo quy định về chống phá giá trong Uỷ hội, EC bắt buộc phải tiến hành một quy trình điều tra và rà soát đối với một mặt
hàng bị nghi là bán phá giá khi có yêu cầu từ các thành viên.
Điều tra kéo dài
EU là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với xuất khẩu giày da của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ và Nhật
Bản. Năm ngoái, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu 2,1 tỉ USD vào EU.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Uỷ ban Châu Âu đã gây phương hại cho các nhà sản xuất, gia công và xuất khẩu giày
da Việt Nam cũng như Trung Quốc vào thị trường này.
Gần đây, Liên minh các ngành sản xuất giày châu Âu, với 2.000 thành viên, đã đưa ra kêu gọi với EC đề nghị chấm dứt việc áp
dụng thuế chống phá giá với giày da của cả hai nước châu Á này.
Nếu không thay đổi, cuộc điều tra của EC dự kiến sẽ kéo dài trong thời gian từ 12 tới 15 tháng.
|