Thứ Tư, 2025-01-22, 6:26 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 6 » Toà án cuả đảng lần này tỏ ra vô hiệu
9:58 PM
Toà án cuả đảng lần này tỏ ra vô hiệu

» Tác giả: Khắc Từ

1. Toà án cuả đảng lần này tỏ ra vô hiệu


Toà án của đảng xử các vụ án chính trị bao giờ cũng kết tội được đương sự, nhờ sử dụng phương châm “tứ vô”: vô lý lẽ (vu cáo), vô chính nghĩa, vô nhân và vô liêm sỉ (trơ tráo). Gần đây nhất là vụ xử chú Hải (blogger Điếu Cày) vào “tội” trốn thuế (!), cả 4 phương châm trên đều được vận dụng.

Nhưng trong vụ đất của giáo xứ Thái Hà thì tòa án của đảng “lặn” đâu mất.


Đảng sợ dân

Đồng bào công giáo bằng cách cầu nguyện ôn hoà đang “xin lại” một phần nhỏ của 6 hecta đất mà đảng ta đã cưỡng chiếm ở giáo xứ Thái Hà. Theo lời cụ Ngô Quang Kiệt nói tại buổi đối thoại giữa chính quyền Hà Nội với đại diện công giáo Hà Nội thì… có tới 95 cơ sở của công giáo đã bị đảng “thu hồi” mà không trao văn bản chính thức. Tuy vậy, các cơ sở được sử dụng vào việc công ích (như bệnh viện Xanh Pôn, trường phổ thông Hoàn Kiếm…) thì giáo hội không “xin lại”. Nhưng những cơ sở đang bị thương mại hoá, tư nhân hoá (như đất Toà Khâm, đất Thái Hà) thì giáo hội xin lại bằng cách… cầu nguyện trong trật tự và hoà bình.
Ấy thế mà đảng và nhà nước rất sợ hãi, đang cố quy kết vào tội “phá hoại tài sản” và “gây rối”.

Hãy suy ra sự quy kết đẫm máu và bất nhân trong vụ cải cách ruộng đất và vụ Nhân văn – Giai phẩm, cách đây trên nửa thế kỷ (khi cha mẹ chúng ta còn là thiếu nhi) để thấy bản chất “chuyên chính vô sản” của đảng là không thay đổi.

Thu, nhưng không trao “phiếu thu”

Lẽ thường, nếu ở một nước có pháp luật nghiêm minh thì mỗi khi chính quyền “thu” của người dân cái gì, ắt phải trao cho người ta một “phiếu thu” chính thức. Dù đó là thu thuế, thu đồ hiến tặng, hay trưng thu và tịch thu.

Trong các đợt cấp tập tiêu diệt tôn giáo ở VN (khi đảng ta tạm thắng thế - như sau năm 1954 và 1975 – thì chuyện “thu hồi” các cơ sở tôn giáo không có giấy tờ nào biên nhận.

Về ngữ nghĩa, thì người ta chỉ có thể dùng từ “thu hồi” đối với những gì người ta “phát ra”. Ví dụ, trường học thu hồi lại học bổng (đã phát sai cho một đối tượng giả nghèo), hoặc thu lại bằng cấp đã phát ra (cho người gian lận trong kỳ thi). Và dẫu như vậy, vẫn phái có văn bản chính thức, đưa cho đương sự.

Nhưng ở đây, đảng vô sản chẳng có đất đai hay tài sản nào “phát ra” cho dân, mà nay lại lạm dụng từ “thu hồi”, thì nên dùng từ cho đúng: Đó là “cưỡng đoạt”. Chỉ có cưỡng đoạt mới không có biên nhận.

Chứng lý yếu, man, nhưng không đưa ra đấu lý công khai

Phía chính quyền của đảng đưa ra tới 4 tờ giấy “hiến đất” của cá nhân một vị linh mục được giao quyền quản lý đất Thái Hà (nay vị này đã mất), nhưng bị phản bác với các chứng lý:

1. Mâu thuẫn về ngày tháng: Đảng đã tự ý giao đất này cho cơ quan của đảng xí nghiệp may) trước khi có giấy “hiến đất”.

2. Có tới 4 văn bản giao đất (hiến), không những ngày ký đáng nghi mà chữ ký cũng không giống nhau; trong đó có chữ ký rất dễ nhận ra là chữ ký giả (chưa cần giám định). Bút tích, băng ghi âm và ảnh chụp của vị linh mục quá cố (hiện giáo xứ còn giữ được) đều nói lên rằng không có chuyện “hiến đất”.

3. Vị linh mục được giao quản lý đất, không có quyền “hiến đất” (Chả lẽ, cứ là chủ tịch nước thì có quyền… bán nước hay “hiến nước”)?. Văn bản “bán đất” dù do ông Tổng bí thư, hay thủ tướng ký, cũng là bất hợp pháp, không có giá trị.

4. Đất ở giáo xứ Thái Hà chưa hề có văn bản “thu hồi”, cũng không thuộc diện “cải tạo”. Do vậy, trên giấy tờ chính thức, vẫn thuộc giáo hội.

Các chính quyền kế tiếp nhau (thay thế nhau) có thể thay đổi chủ sở hữu đất đai, nhưng phải có văn bản trao cho người đang sở hữu… để đổi chủ.

Các chứng lý trên đã được đưa công khai trên mạng internet, nhưng muốn tiếp cận không dễ vì bọn phản động tạo ra tường lửa để người lương thiện không thể vào được.

Không dám lập phiên toà “đường đường chính chính”

Lẽ ra, phân xử chuyện này là nhiệm vụ của toà án.

Đảng đã nắm cả 3 quyền: Lập pháp (với quốc hội 90% đảng viên), Hành pháp (với 99% công chức từ cấp xã trở lên là đảng viên), và Tư pháp. Vậy đảng ta sợ gì mà không dùng toà án phân xử?.

Khốn nỗi, đây sẽ là vụ xử công khai (chớ không thể xử dấm dúi, như các vụ án xử chính trị); số người dự khán trong nước và quốc tế sẽ rất đông đảo. Đây là vụ án một bên là khối công giáo đông đảo, bên kia là… đảng và nhà nước của đảng (chớ không phải xử một vài cá nhân các nhà dân chủ).

Không có phiên toà nào, nhưng đảng và nhà nước của đảng vẫn “ra quyết định tịch thu” mảnh đất ở Thái Hà; đồng thời có “công văn cảnh cáo” các vị tu sĩ. Đây là những văn bản lạ đời, tuỳ tiện, cứ y như dưới một chính thể “tao là Trời đây”.

Phiên toà đường đường chính chính chắc chắn không bao giờ có, nhưng sẽ có những phiên đê tiện xử người ta về tội “phá hoại tài sản” và “gây rối”. Trò hề này nhàm và trơ quá rồi, nhưng thương thay, đảng đã hết phép.

Khắc Từ (sinh viên Luật)

Nguồn: Ý kiến

Category: Chính trị | Views: 1002 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 25
Khách: 25
Thành Viên: 0