Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-10-06
Ngày
2/10, Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ
Thông Tin - Truyền thông ViệtNam bắt đầu xây dựng các văn bản để quản
lý thông tin trên Internet, bao gồm cả blog cá nhân.
Photo: RFA
Nhà nước sẽ quản lý những trang blog
Giới blogger trẻ nghĩ gì về vụ việc này, mời quí
thính giả nghe các bạn trẻ chia sẻ quan ngại của họ với Hiền Vy
Vi phạm quyền tự do ngôn luận
“Sự việc này nếu xảy ra thì
rõ ràng là ta thấy chính quyền này là muốn bảo toàn thông tin mà họ muốn theo
cái đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước. Biện pháp này vẽ ra cái bộ mặt
thật của họ trong thời đại mà chúng ta đang chạy vào cái dân chủ thông tin”
Đó là lời của
blogger tên Trung, còn Anh sinh viên Nguyễn cho biết:
“Blog là một loại “nhật ký mở”
trên mạng. Nếu nói là nhật ký thì dĩ nhiên là có cá tính riêng tư cho nên cái
việc quản lý này là không đúng và không được ai chấp nhận cả. Hiện nay cộng đồng
Blog ViệtNam rất là xôn xao và có rất nhiều ý kiến phản đối về vấn đề này”
“Blog là một loại “nhật ký mở”
trên mạng. Nếu nói là nhật ký thì dĩ nhiên là có cá tính riêng tư cho nên cái
việc quản lý này là không đúng và không được ai chấp nhận cả.
Trong khi đó, chủ
nhân của một blog có số truy cập hằng ngày rất cao thì nói rằng việc nhà nước
muốn quản lý các blog cá nhân sẽ không dễ thực hiện:
“Việc nhà nước thành lập một cơ quan quản lý
Blog là một việc không nên làm và cũng không thể nào làm được. Không nên làm bởi
vì blog là môi trường mà mọi người có thể tự do bày tỏ những suy nghĩ, những
tâm tư, nguyện vọng của mình đối với xã hội và đặc biệt blog là môi trường mà mọi
người có thể tự do bày tỏ những chính kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng
của đất nước.
Thế nên việc nhà nước quản lý blog là một hành động, chẳng khác
nào đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận và đi ngược lại với những giá trị tốt
đẹp của nền văn minh. Và nói không thể quản lý blog bởi vì trào lưu blog hiện
nay phát triển rất mạnh mẻ, con số người viết blog ở Việt Nam đã lên tới trên 1
triệu người.
Trong tương lai số lượng có thể lên tới gấp ba hay bốn lần hiện
nay. Với số lượng viết blog khổng lồ như vậy thì việc nhà nước quản lý blog là
một việc không thể làm được và không khả thi”
Blogger Businesshoa
thì không ngạc nhiên trước tin này:
“Việc quản lý blog từ chính
quyền không có gì ngạc nhiên cả vì nhiều người ở Việtnam dùng blogs để đọc tin.
Theo tôi nghĩ (việc chính quyền quản lý blogs) sẽ làm cho nhiều bloggers trong
nước e ngại. Họ sẽ không dùng blog để viết tin nữa và nhất là đối với những nhà
báo dùng blog để viết chính trị thì họ sẽ e ngại”.
Trước sự bức xúc của
rất nhiều người trong nước cũng như tại hải ngoại về nguồn tin này, thì vẫn có
blogger nhất định không chịu dừng bước:
“Tôi sẽ vẫn viết blog bởi vì
blog là môi trường mà tôi có thể thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, thì
không có lý gì mà vì sợ bị quản lý hay sợ bị kiểm duyệt mà tôi ngưng viết blog.
Nếu tôi ngưng viết blog vì những lý do đó thì đồng nghĩa là tôi tự đánh mất đi
cái quyền tự do ngôn luận của mình mà tự do ngôn luận là quyền tự nhiên khi con
người sinh ra đã có cho nên tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do ngôn luận của
tôi”
Còn blogger
businesshoa thì cho rằng có thể nhiều người sẽ không còn viết blog nữa
“Việc quản lý blog sẽ làm cho
nhiều bloggers trong nước sợ sệt vì gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền nên
sẽ có nhiều người không tham gia nữa. Và cái đó là những gì chính quyền mình
đang muốn”
“Việc quản lý blog sẽ làm cho
nhiều bloggers trong nước sợ sệt vì gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền nên
sẽ có nhiều người không tham gia nữa. Và cái đó là những gì chính quyền mình
đang muốn”
Và sinh viên Nguyễn
nói rằng mọi người sẽ kín đáo hơn trong việc chia sẻ tin tức cá nhân để không
ai biết chính xác chủ nhân của blog:
“Nếu nhà nước ra đạo luật quản
lý blog cá nhân như thế này thì mọi người sẽ từ chính danh chuyển sang không
chính danh. Có nghĩa là có những người họ vẫn dùng tên thật, cho mọi người biết
họ là ai, nhưng nếu vụ quản lý blog áp dụng thì mọi người sẽ dần dần cảnh giác
và họ sẽ tự bảo vệ họ bằng cách là họ không để tên thật thì trên mạng mọi người
không biết họ là ai cả”
Blogger Trung chia
sẻ những tự do đã có từ khi viết blog:
“Ba mươi mấy năm qua, người cọng sản đã quản lý
đất nước này một cách kèm chặt thông tin. Từ ngày có internet và blog phát triển
thì đây là cơ hội cho tôi, cũng như cho nhiều người, bước vào một sân chơi mà không hề có một giới hạn nào.
Và khi không có giới hạn thì chúng tôi thỏa thích truyền đạt ý tưởng mà chúng tôi
cảm thấy thấy cần phải truyền bá cho mọi người biết. Cho nên việc tham gia vào
blog để đăng bài thì tôi sẽ cố gắng tham gia để bảo vệ toàn vẹn sự thật mà bấy
lâu nay vẫn đang còn che dấu”
Truy tìm IP
không đơn giản
Trả lời câu hỏi có
lo ngại về việc bị nhà nước tìm ra tung tích qua căn cước (IP) của máy không,
sinh viên Nguyễn cho biết:
“Dĩ nhiên việc bị phát giác
qua IP thì rất là ngại, nhưng những bạn trẻ có tâm huyết, và họ cần có sự tự do
thì vẫn kiếm cách để vượt qua điều đó”
Blogger Trung thì
khẳng định là không có gì phải lo ngại:
“Cái việc họ kiểm tra được IP
cũng khó, hơn nữa IP bây giờ không phải là loại IP tĩnh mà IP của người bây giờ
đa phần là IP động, cho nên việc kiểm tra IP rất khó nên chúng ta không có gì đáng
phải lo ngại”
“Cái việc họ kiểm tra được IP
cũng khó, hơn nữa IP bây giờ không phải là loại IP tĩnh mà IP của người bây giờ
đa phần là IP động, cho nên việc kiểm tra IP rất khó nên chúng ta không có gì đáng
phải lo ngại”
Chủ nhân cái blog
có nhiều người truy cập cũng đồng ý với Trung:
Về vấn đề công an phát giác
ra IP thì tôi cũng không e ngại bởi vì tôi cũng không làm điều gì trái với pháp
luật, tôi chỉ thực thi cái quyền ngôn luận của mình.
Quyền tự do ngôn luận là
quyền hiến định. Khi tôi viết blog thì tôi viết lên những thông tin trung thực, tôi không làm một điều
gì trái với pháp luật hiện hành nên tôi không phải e ngại điều này
Riêng Trung thì
mong rằng mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ quyền lợi của blogger:
“Giới blogger phải cố gắng bảo
vệ quyền lợi của blogger. Nếu nhà nước Việtnam đưa ra bộ luật đó thì họ đang vi
phạm trầm trọng hiến pháp trong vấn đề tự do ngôn luận. Cho nên nếu văn bản pháp
luật đó (quản lý blog) ra đời thì hy vọng rằng giới blogger sẽ chuẩn bị một
phong trào vận động để chống lại cái văn bản này.
Chống lại văn bản pháp luật của
một nước thì là chuyện hiển nhiên thôi vì không thể nào xác nhận rằng, một văn
bản đi vào đời sống mà không thông qua được thành phần mà chịu trách nhiệm trên
cái văn bản đó. Tôi hy vọng trong thời gian tới phải có một phong trào giá trị để
phản lại cái đòn mà muốn khóa chặt blogger …”
Còn những bloggers
khác thì tin rằng việc nhà nước đưa ra vấn đề quản lý các blog cá nhân chỉ nhằm
mục đích làm nao núng lòng dân mà thôi:
“Việc nhà nước quản lý blog sẽ
không gây ảnh hưởng nào đối với sự tiếp cận những luồng thông tin đa chiều ở
trong nước”
“Họ quản lý kiểu gì cũng chẳng
được đâu tại vì đa số những thông tin đa chiều đều được đăng lại bởi các
bloggers bên ngoài và ở trong nước vẫn tiếp xúc được những thông tin ấy. Tôi
nghĩ họ đưa ra việc quản lý blog để tạo sự sợ hãi cho blogger ở trong nước thôi chứ không thể kiểm soát được”
“Cái văn bản này, thực chất là
làm lung lay cái tinh thần lo sợ của bloggers, chứ họ không thể cản được con đường
thông tin của bloggers. Xét về giá trị thì tôi nghĩ chỉ có thể đánh động tâm lý
của những bloggers mà thôi”
|