Thứ Sáu, 2024-11-22, 0:01 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 7 » Cơ quan ‘vô thẩm quyền’ chi phối luật pháp Việt Nam
10:07 PM
Cơ quan ‘vô thẩm quyền’ chi phối luật pháp Việt Nam
2008-10-07

Có người cho rằng hệ thống quy phạm phát luật của Việt Nam còn nhiều bất cập. Nhưng cũng có ý kiến thì nhận định là sự thực thi pháp luật mới là yếu tố chính đưa đến sự thiên lệch trong hệ thống tư pháp Việt Nam.

Photo courtesy of VietnamNet.

Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến lúc bị công an bắt giải về trại tạm giam hôm 4-4-2006 vì liên quan đến vụ tham nhũng đánh bạc PMU18. Photo courtesy of VietnamNet.

Hiển nhiên, không thể không thừa nhận là cả 2 mảng, văn bản và thực thi, có tầm quan trọng sống còn với nền tư pháp. Biên tập viên Thiện Giao ghi nhận một vài ý kiến về vận đề này.

Đảng can thiệp vào pháp luật

Sự can thiệp của Đảng và những cơ quan “vô thẩm quyền” vào hệ thống luật pháp được giới quan sát cho là lý do chính đưa đến tình trạng bất cập trong hệ thống tư pháp Việt Nam.

Những vị trí cao trong hệ thống chính quyền, cho đến những va chạm nhỏ hơn trong đời sống dân sự, đều để lại dấu vết của sự can thiệp không đúng luật vào quá trình bảo vệ pháp luật.

Một luật sư Việt Nam nhận định, rằng mặc dầu “các quy phạm pháp luật Việt Nam không quá tệ. Vấn đề liên quan đến luật pháp lại nằm ở chỗ, khả năng thực thi pháp luật bị chi phối bởi quá nhiều cơ quan mà theo luật là “vô thẩm quyền.””

Các quy phạm pháp luật Việt Nam không quá tệ. Vấn đề liên quan đến luật pháp lại nằm ở chỗ, khả năng thực thi pháp luật bị chi phối bởi quá nhiều cơ quan mà theo luật là “vô thẩm quyền".

Một Luật sư Việt Nam

Luật sư này nói rằng, có 2 mảng, tách rời, nhưng liên hệ mật thiết trong toàn bộ ngữ cảnh của luật. Đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực thi pháp luật của hệ thống thi hành, tức hành pháp, và hệ thống bảo vệ pháp luật, tức tư pháp.

Luật sư này đưa ra một số dẫn chứng về tình trạng “vô thẩm quyền nhưng có rất nhiều quyền,” chẳng hạn Ban Nội Chính Trung Ương, Ban Nội Chính các Tỉnh Uỷ, Thành Uỷ, các Quận Uỷ, Huyện Uỷ.

Các vụ án “tiền chế”

Cách đây ít lâu, trong vụ xử blogger Điếu Cày, luật sư biện hộ là ông Lê Công Định, từng phát biểu trước khi phiên xử bắt đầu, rằng ông “tự tin về chứng cứ” nhưng “có thể Toà đã có kết luận trước rồi.”

“Những vụ như thế này, trước đây đã từng xảy ra, nên kết quả thì tôi không thể biết trước. Có thể Toà đã có kết luận của họ rồi. Việc ra toà hôm nay chỉ theo đúng trình tự pháp luật mà làm. Còn có bản án công bằng cho ông Nguyễn Văn Hải [Điếu Cày] hay không thì phải đợi đến phiên xử mới có câu trả lời.”

Một luật sư nói rằng, hiện tượng “chỉ đạo,” chẳng hạn như vụ Điếu Cày, phát sinh từ những hệ thống “đứng ngoài pháp luật” và hệ quả là các “bản án bỏ túi.”

NguyenVietTien_250.jpg
Sau khi Thử trưởng Nguyễn Việt Tiến được tuyên bố trắng án hôm 28-3-2008, nhiều nhà báo phanh phui vụ tham nhũng PMU18 lại bị bắt giam, khởi tố. RFA file photo.
Yếu tố chính trị góp phần không nhỏ vào sự thiên lệch này. Mới đây, đại diện của một tổ chức tư vấn tại Hồng Kông nói rằng, tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản “nằm trên luật pháp.”

Cả hai hình thức án dân sự và hình sự tại Việt Nam đều có những bất cập.

Một luật sư cho biết, là “có rất nhiều điểm được xem là cốt lõi của dân luật, nhưng Việt Nam không thừa nhận.”

Chẳng hạn, Việt Nam không thừa nhận quyền sở hữu đất đai vì quyền này thuộc Nhà Nước. Chính vì điều này, khi chính quyền các cấp nhân danh Nhà Nước thu hồi đất đai trái pháp luật, sẽ rất khó có thể xác định đúng sai, vì “xử kiểu nào cũng xong.”

Vai trò của luật sư?

Những bất cập tương tự cũng tồn tại trong án hình sự. Một luật sư cho biết, là tại Hội Nghị của Đoàn Luật Sư Hà Nội, con số thống kê cho thấy “hơn 90% luật sư không được tiếp xúc thân chủ ngay từ thời điểm khởi tố,” tức là thời điểm bắt tạm gia để điều tra.

Một luật sư khác, là ông Nguyễn Vân Nam, chuyên về luật thương mại, đưa ra những bất cập trong Luật Cạnh Tranh của Việt Nam.

Khi vụ việc liên quan đến một số viên chức công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam, luật sư này nhận định, rằng “luật Việt Nam không điều chỉnh được các hành vi ngăn chặn hành động đi ngược đạo lý kinh doanh.”

“Luật cạnh tranh là công cụ rất quan trọng và đặc biệt hiệu quả để giúp các doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng. Trong đó, điều không lành mạnh thường thấy nhất là các doanh nghiệp dùng hành vi đi ngược lại đạo lý kinh doanh thông thường để “hất” đối thủ hoặc gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ.”

Vụ Nguyễn Việt Tiến là một điển hình. Chính các quan chức cao cấp của Viện Kiểm Sát Tối Cao, và cả quan chức Bộ Công An, khi khởi tố ông Tiến hay khi tha ông Tiến, đều nói rằng “ông Tiến là người do Trung Ương quản lý.

Thế nhưng, cũng theo quan sát của luật sư Nam, thì trong khi những khía cạnh được điều chỉnh của Luật Cạnh Tranh là để ngăn chặn hành động đi ngược đạo lý, chẳng hạn hối lộ, mua chuộc, thì “luật Việt Nam lại không điều chỉnh được những hành vi như vậy.”

Ông nói, hiện nay Việt Nam không thể áp dụng được luật cạnh tranh vì luật này “không có điều khoản xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.”

Quan tòa phải xin ý kiến Đảng ủy

Trở lại với các yếu tố mà một luật sư gọi là “vô thẩm quyền” nhưng lại tác động đến hệ thống tư pháp Việt Nam, theo lời luật sư này, các Ban Nội Chính “có quyền có ý kiến với Toà Án, Viện Kiểm Sát và cả Công An.”

Đối với các vụ xử liên quan đến quan chức chính quyền, thì hệ thống bảo vệ pháp luật phải xin ý kiến không những của Ban Nội Chính, Đảng Uỷ các cấp, mà còn phải xin ý kiến của Đảng, chẳng hạn của Ban Bí Thư.

“Vụ Nguyễn Việt Tiến” là một điển hình. Chính các quan chức cao cấp của Viện Kiểm Sát Tối Cao, và cả quan chức Bộ Công An, khi khởi tố ông Tiến hay khi tha ông Tiến, đều nói rằng “ông Tiến là người do Trung Ương quản lý.”

Đến sau khi ông Tiến mất tất cả các chức vụ trong hệ thống Đảng, thì ông mới bị cách chức Thứ Trưởng thuộc phía Hành Pháp. Quyết định này chỉ được đưa ra sau khi Ban Bí Thư yêu cầu Thủ tướng Chính Phủ thực hiện điều này.

Vụ cầu nguyện tại giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ là ví dụ của sự thiên lệch trong quá trình thực thi luật pháp. Khi phía Nhà Thờ nói rằng có những người có hành vi côn đồ đối với giáo dân, thì báo chí trong nước nói rằng đó là một bộ phận nhân dân thể hiện sự bất bình.

Bạn nghĩ gì về việc thực thi luật pháp tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org

Một luật sư nhận định, rằng quyết định không can thiệp của cơ quan công lực, để “một bộ phận nhân dân tự do bày tỏ bất bình, đi vượt khuôn khổ luật pháp, là điều khó hiểu.”

Ông nói, giáo dân, trước hết, là công dân. Và mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước luật pháp, trong đó có cả sự bình đẳng về “quyền được luật pháp bảo vệ.”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 912 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 51
Khách: 51
Thành Viên: 0