Thứ Sáu, 2024-03-29, 12:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 8 » Nhiều giới đòi bạch hoá về EVN trước khi cho tăng giá điện
9:47 AM
Nhiều giới đòi bạch hoá về EVN trước khi cho tăng giá điện

Monday, October 06, 2008

medium_vn_061008_dientanggia.jpg


Hình bên: Công nhân ngành điện sửa chữa hệ thống điện. Công chúng Việt Nam không có thiện cảm với EVN. Tập đoàn nhà nước này độc quyền cung ứng điện và đó là lý do khiến Việt Nam thường xuyên thiếu điện, chưa kể hệ thống cung cấp điện liên tục bị trục trặc. (Hình: AFP)

Hà Nội, (NV) - Tuần qua, cả Việt Nam xôn xao trước tin, sang năm, giá điện sẽ tăng từ 20% đến 30%. Một viên thứ trưởng của Bộ Công Thương tên là Bùi Xuân Khu đã chính thức xác nhận, bộ này đã trình chính phủ CSVN kế hoạch tăng giá.

Trước tin này, nhiều chuyên gia kinh tế phàn nàn, việc nâng giá điện lên như đề nghị của Bộ Công Thương là quá cao và rất đáng lo do nền kinh tế Việt Nam đang phải đối phó với quá nhiều khó khăn.

EVN (Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam) phân bua rằng, sở dĩ EVN đề nghị tăng giá điện từ 20% đến 30% là vì giá điện tại Việt Nam quá thấp và ngành này đang rất cần vốn để đầu tư hệ thống sản xuất, cung cấp điện. Trong một báo cáo gửi Văn Phòng Quốc Hội CSVN, EVN cho rằng, giá điện như hiện nay không tạo ra sự hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, không khuyến khích tiết kiệm điện. Trong khi nhu cầu về vốn đầu tư theo quy hoạch của ngành này rất lớn.

Vụ Năng Lượng, Bộ Công Thương, biện minh thêm rằng, mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của EVN chỉ chưa tới 2% và như thế là quá thấp so với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế.

Tổng Giám Ðốc EVN Phạm Lê Thanh kể rằng, trong giai đoạn 2006-2015, EVN phải đầu tư khoảng 830,000 tỉ đồng, trong đó phải vay khoảng 560,000 tỉ đồng và vì vậy EVN không đủ khả năng thu xếp.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn khuyến cáo chính quyền CSVN nên thận trọng về việc cho phép tăng giá điện. Hiện nay tỷ lệ lạm phát vẫn trên 20%, chưa kể diễn biến kinh tế thế giới và trong nước hết sức phức tạp nên cho phép tăng giá điện từ 20% đến 30% sẽ gây “sốc”.

Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng: “Giá điện chỉ nên tăng từ 10% đến 15% và nên tăng làm nhiều đợt. Ðòi tăng ngay 20%, thậm chí 30% là rất khó chấp nhận”.

Ông Nguyễn Quang A, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, nhận định: EVN cần giải trình với khách hàng lý do tăng giá, tăng với mức như vậy là dựa trên cơ sở nào. Nếu không làm rõ những yếu tố đó thì bất kể mức tăng là bao nhiêu cũng khó tạo được sự đồng thuận.

Có lẽ cần nhắc lại rằng, EVN là một trong những tập đoàn nhà nước mà công chúng Việt Nam không có thiện cảm. Trong nhiều năm qua, EVN luôn luôn than thở về việc thiếu vốn nhưng lại vung tiền đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực không liên quan gì đến sản xuất và cung ứng điện như: ngân hàng, bất động sản, viễn thông,... Tuy độc quyền mua và phân phối điện song tập đoàn này thường xuyên cung ứng không đủ điện, khiến sản xuất và sinh hoạt xã hội rối loạn. Cũng vì vậy, việc cho phép tăng giá điện sẽ gây ra sự bất bình rất lớn trong công chúng.

Ông Lê Quốc Dung, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN, cũng thấy rằng: “Trước khi tăng giá điện, EVN phải công khai doanh thu, chi phí, hiệu quả kinh doanh thực của các đơn vị sản xuất và truyền tải điện. Làm rõ chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lớn sửa chữa tài sản cố định, việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư ra ngoài ngành của EVN... Ðặc biệt, tổn thất điện năng lên tới gần 10% của VN hiện nay là cao hay thấp?”

Ông Dung nhận định tăng giá điện vì cần vốn đầu tư là lý do không thật sự thuyết phục bởi có thể huy động vốn từ việc đẩy mạnh cổ phần hóa, không nhất thiết phải tăng giá điện. Vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm là môi trường kinh doanh, cơ chế thông thoáng. Một chuyên gia kinh tế khác là ông Lê Ðăng Doanh đề nghị: “Ðể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi những 'ông độc quyền' luôn đòi tăng giá, Quốc hội cần có một hành lang pháp lý nhằm quản lý, giám sát các doanh nghiệp độc quyền kiểu như EVN”.

Trước sự bất bình của dân chúng về EVN, hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền CSVN đã tổ chức kiểm toán EVN để làm rõ chi phí, giá thành, doanh thu của EVN. Tuy nhiên, đã quá ba tháng, kết quả cuộc kiểm toán này vẫn chưa được công bố và Bộ Công Thương của chính quyền CSVN đề nghị tăng giá điện. (G.Ð)


Category: Kinh tế | Views: 806 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0