Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 8 » Khi người ta ngồi xổm lên pháp luật
10:41 PM
Khi người ta ngồi xổm lên pháp luật

» Tác giả: Đỗ Mai Lộc

1. Khi người ta ngồi xổm lên pháp luật

Một thực tế trong lịch sử dân tộc Việt qua các thời đại là "tất cả các cuộc cách mạng về chính trị đều gắn liền với cách mạng về đất đai”. Với 4000 năm lịch sử gắn liền với văn minh lúa nước thì đất đai, ngoài giá trị là tài sản vật chất, còn giá trị về tinh thần, tâm linh rất thiêng liêng chỉ những chủ nhân thực sự mới hiểu được. Riêng lịch sử hiện đại của dân tộc Việt, do chịu ảnh hưởng của chủ thuyết K.Marx - F.Engels, nên đối tượng phải chịu tác động của cách mạng về ruộng đất rộng hơn. Có thể nhà nước không thừa nhận, nhưng đó là tiên đề, là điều kiện cần để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đó là nội dung của Tuyên ngôn của đảng cộng sản.

Xem VTV nghe Thủ tướng răn đe các Giám mục "Không thể theo giáo luật mà bất chấp pháp luật", đồng thời ông cũng vuốt ve "Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển" (đại loại như vậy), tôi vào trang web của Chính phủ để xem thử chính sách có thực sự như vậy không. (Vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ Hà Nội các Giám mục đúng hay sai sẽ có Toà án kết tội sau).

1. Chính quyền Hà Nội xây dựng công viên trên vùng đất tranh chấp trong một thời gian rất ngắn, các thủ tục hành chính cho một dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhanh đến mức cả thế giới phải kính nể ! Thế thì dự án này là dự án nào đã được phê chuẩn theo tinh thần của Luật Đất Đai: Này nhé, Luật Đất đai, Chương II. Mục 2: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có Điều 21 nguyên văn như sau:


Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 8: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó


Khu đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng (nhà thờ Thái Hà), 42 Nhà Chung (Toà Khâm Sứ), không thấy thể hiện trong Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 và Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm 2008 (phải được xét duyệt từ năm 2007).

Nghị định số 84 /2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007, Chương V: Trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trình tự thủ tục và thời gian như sau: Lập phương án đền bù tổng thể: 1 ngày; Thẩm định phương án: 1-15 ngày; UBND ký quyết định xét duyệt phương án tổng thể: 1-7 ngày; Thông báo thu hồi đất: 20 ngày; UBND ký quyết định thu hồi đất: 1-5 ngày; Đo đạt kiểm kê: 1 ngày; Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 1-60 ngày; Lấy ý kiến về phương án bồi thường: ít nhất 20 ngày; Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 1-15 ngày; Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 1-15 ngày; Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 1-3 ngày; Thực hiện chi trả tiền bồi thường: sau 5 ngày; Thời điểm bàn giao đất đã bị thu hồi: 1-20 ngày.

55-187 ngày làm việc tương đương với 11 đến 38 tuần, nếu cả guồng máy từ cấp phường đến quận đến thành phố cùng chạy cực nhanh thì hết 3 tháng còn chậm thì chưa biết đến bao giờ.

Nếu xem tiếp Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, …. để có thể khởi công một công trình (không phải vì mục đích an ninh, quốc phòng) có nhanh gì thì cũng mất 5 tháng.

Xin hỏi chính quyền đã đúng luật hay chưa, hay là do "giận quá mất khôn"?

2. Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển !

Tôi thử tìm hiểu sự tạo điều kiện ở mức độ nào. Tra quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 về việc "phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005", thấy có lạ là 3 tỉnh vùng Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La không tỉnh nào có được một chút "Đất tôn giáo, tín ngưỡng" để bà con có chỗ cắm que nhang ! Hy vọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ được "đảng và nhà nước quan tâm hơn", nhưng xem các "Nghị quyết về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010" của các tỉnh: Điện Biên - số 10/2006/NQ-CP, ngày 26/5/2006; Lai Châu - số 21/2007/NQ-CP, ngày 19/4/2007; Sơn La - số 44/2007/NQ-CP, ngày 31/7/2007. Vẫn không có thêm được chút đất nào! Vậy là khoảng 2 triệu bà con miền Tây Bắc tổ quốc cứ ngước mặt lên trời để thờ cúng ông bà hay hoạt động tín ngưỡng. Còn thành phố Hồ Chí Minh "Đất tôn giáo, tín ngưỡng" giảm 2 ha (400-398) trong khi đa số các loại đất phi nông nghiệp khác đều tăng theo nghị quyết số 10/2007/NQ-CP, ngày 13/2/2007.


Kèm theo đây là bức ảnh nhà thờ công giáo ở thôn Phước Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, bị chiến tranh tàn phá hơn 30 năm nay. Giáo dân ở đây xin phép nhiều lần nhưng vẫn chưa được phép xây dựng lại! Bao nhiêu chùa chiền, nhà thờ công giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ? Sao không thấy Thủ tướng báo cáo ?

Thử hỏi mấy câu vu vơ: "Người nói một đường làm một nẻo là loại người gì?", sẽ nhận được câu trả lời "bịp bợm". Hỏi "Những người biết luật mà vẫn cố tình làm sai luật nhưng người dân không dám tố cáo là ai ?" nhiều người sẽ trả lời gọn lỏn: "Mafia"!

Thượng tôn pháp luật là điều cần thiết để xã hội dân sự phát triển mà đại diện là cơ quan hành pháp, người dân đang trông chờ ông cùng với bộ máy của ông điều hành cần phải làm theo luật, luật này cũng được xây dựng từ chính bộ máy của ông.

Vì lý do chiến tranh, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định để bảo đảm cho chiến thắng chính quyền có thể ban hành những chính sách độc đoán nhằm đạt được mục đích chính trị. Bây giờ là hoà bình không nên lấy sai lầm để biện minh cho sai lầm trong lịch sử, Văn miếu Quốc tử giám đang thờ Đức Khổng Tử và Chu Văn An. Mỗi lần đến thăm có khi nào ông nghĩ rằng "đạo và lý" luôn gắn liền với chính sách trị quốc của dân tộc Việt?


nhà thờ công giáo thôn Phước Vĩnh

Đỗ Mai Lộc
Mộ Đức, Quảng Ngãi

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1006 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 540
Khách: 540
Thành Viên: 0