Thứ Bảy, 2024-11-23, 6:52 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 9 » Mật vụ CSVN sang Ba Lan bắt giữ những người chống chế độ Hà Nội
12:16 PM
Mật vụ CSVN sang Ba Lan bắt giữ những người chống chế độ Hà Nội
Wednesday, October 08, 2008




WARSAW 8-10 (TH) - Mật vụ CSVN sang Ba Lan thẩm vấn, bắt giữ các thành phần chống đối chế độ Hà Nội, đem về nước bỏ tù với sự tiếp tay của cảnh sát biên phòng Ba Lan.

Theo một bản tin của báo Gazeta Wyborcza ngày 8 Tháng Mười 2008, hành động của mật vụ CSVN núp dưới thỏa hiệp song phương ký từ năm 2004.

Thỏa hiệp tái nhập cảnh cho phép hai nước hợp tác giải quyết tình trạng cư trú của công dân nước mình.

Từ đó đến nay, chính phủ Warsaw chỉ thực hiện được một vài lần giúp đỡ cho công dân của mình khi họ đi du lịch đánh rơi mất giấy tờ tùy thân ở Việt Nam. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội thì tận dụng và lợi dụng tối đa thỏa hiệp để truy lùng, săn bắt và trục xuất về Việt Nam những người có quan điểm chống độc tài đảng trị, đang là di dân ở Ba Lan nhưng lại không có giấy tờ cư trú hợp lệ.

Hồi Tháng Hai vừa qua, cán bộ của Cục A18 Bộ Công An CSVN đã từng đến Ba Lan sau khi được cảnh sát biên giới nước này thông báo hàng chục người Việt Nam không giấy tờ hợp pháp, bị bắt và giữ ở Wolka Kosowska, gần Warsaw.

Khoảng 100 người Việt Nam đã bị mật vụ CSVN thẩm vấn. Dịp này, họ đã bị ép trở thành mật báo viên cho mật vụ CSVN nếu không muốn bị trục xuất về nước tức khắc.

Ðến Tháng Năm, đám cán bộ Cục A18 quay lại. Tại Trung Tâm Tạm Giam Przemysl mạn Ðông Nam Ba Lan, thẩm vấn 120 người Việt Nam do cảnh sát biên phòng đem tới từ nhiều nơi khác nhau.

Mới đây, mật vụ CSVN lại sang Ba Lan. Wioletta Paprocka, phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ giải thích mục đích là “xác nhận căn cước và cấp phát hồ sơ du lịch.”

Lần này, cảnh sát biên phòng Ba La cũng thu gom lại vài chục người Việt Nam. Ngay cả trước khi cán bộ Cục A18 của công an CSVN đến nơi, các người bị bắt giữ đã phải điền vào một bảng câu hỏi rất chi tiết.

“Các bảng câu hỏi này đã được gửi đến từ nhà cầm quyền CSVN và chứa đựng những câu hỏi tọc mạch tò mò như địa chỉ, tiếp xúc với ai, chi tiết về bạn bè và các người quen”. Robert Krzyszton, một người hoạt động dân quyền thuộc tổ chức cổ võ tự do phát biểu tại thành phố Stowarzyszenie Wolnego Slova, cho biết.

Những câu hỏi đó chẳng có gì xa lạ với công an mật vụ CSVN. Nhờ có những cái đó, mật vụ A18 chẳng phải thẩm vấn hết tất cả mọi người. Chúng chỉ cần nhặt ra những ai cần phải “làm việc” khi được chúng đối chiếu với cái danh sách đen mà chúng mang sang từ Việt Nam.

“Khi một người có tên trong danh sách đen được xác định danh tính qua cuộc thẩm vấn, Tòa Ðại Sứ CSVN làm ngay lệnh tống xuất. Khi về đến Việt Nam, người đó bị ném ngay vào nhà tù hai trại lao cải.” Ông Krzyszton nói.

“Chúng tôi biết là các cuộc thẩm vấn đã xảy ra ở văn phòng của cảnh sát biên phòng. Ở đó có máy thu hình nên có thể chúng đã ghi lại.” Bà Tôn Vân Anh, một người vận động dân chủ cho Việt Nam ở Ba Lan, cho hay. “Họ thẩm vấn trong một cung cách hung hăng mà theo luật Ba Lan là trái luật khi không có sự hiện diện của cảnh sát biên phòng. Hai cán bộ A18 thẩm vấn, một cán bộ thứ ba thì sử dụng máy computer.”

Các người di dân Việt Nam còn cho hay lần này, cán bộ A18 còn tìm đến gia đình các người bị bắt cư ngụ ở Ba Lan.

“Bọn chúng hứa hẹn thả người nếu chịu hợp tác” làm tay sai cho mật vụ CSVN, theo lời một người di dân Việt Nam.

“Thỏa hiệp tái nhập cảnh đang được dùng để loại trừ các người di dân không được hoan nghênh. Việc này có lợi cho hoạt động của cảnh sát biên phòng vì như vậy họ chứng tỏ được là họ rửa sạch được vấn đề di dân lậu.” Krzyszton nói. “Mật vụ CSVN cũng có nhu cầu của họ. Ðây là việc cho thấy một nước Ba Lan dân chủ lại yểm trợ một nước Cộng Sản.”

Seweryn Blumsztajn, thành viên của tổ chức Công Ðoàn Ðoàn Kết ngày trước, hối thúc chính phủ lên án hành động đó. Ông viết trên tờ Gazeta: “Tôi rất xấu hổ về việc làm của nước tôi”.

Bộ Nội Vụ Ba Lan thì làm ngơ trước các sự chỉ trích hay kêu gọi thay đổi. Thỏa hiệp tái nhập cảnh từng là đề tài cho ba lần chất vấn tại Quốc Hội. Một trong ba lần này là chất vấn bộ trưởng nội vụ và Phó Thủ Tướng Grzegorz Schetyna tại sao lại mời mật vụ CSVN sang đây; tại sao thỏa hiệp lại cho phép mật vụ ngoại quốc hoạt động trên lãnh thổ Ba Lan; và trong những điều kiện nào thì thỏa hiệp bị từ bỏ.

Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Ba Lan, Piotr Stachanczyk, trả lời bằng một văn bản rằng có nhiều lợi ích để duy trì thỏa hiệp tái nhập cảnh vì “hiện có nhiều nước gồm cả các nước thuộc Liên Âu, muốn ký thỏa hiệp này với Việt Nam.”

Nhưng cái sự trả lời này không trả lời thẳng vào vấn đề. Bộ Nội Vụ Ba Lan “chỉ cố gắng để các vụ thẩm vấn được ghi lại”. Nói khác, họ vẫn duy trì sự cho phép mật vụ CSVN đến Ba Lan để thẩm vấn và bắt người.

“Ðiều này xác nhận những gì chúng tôi đã được nghe kể về các trung tâm tạm giữ ở Przemysl là đúng sự thật.” Bà Tôn Vân Anh nói. “Mật vụ CSVN làm trùm ở đó.”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1038 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 35
Khách: 35
Thành Viên: 0