|
|
Vụ hai nhà báo bị bắt đã thu hút sự chú ý của dư luận |
Tin cho hay hai nhà báo Tuổi Trẻ -Thanh Niên và hai cựu quan chức công an bị khởi tố trong vụ liên quan bê bối
PMU18 sẽ được 'xét xử công khai' vào hai ngày 14 và 15/10 tới.
Trong khi đó một trong các luật sư bào chữa trong vụ này nói ông hy vọng tòa sẽ xử 'đúng người đúng tội'.
Tuy nhiên, luật sư Hà Đăng từ đoàn luật sư Hà Nội, người bào chữa cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, cho rằng
"chứng cứ vụ này rất là trừu tượng" và cần "đối chất trước tòa".
"Không phải một mình ông Chiến đứng độc lập trong vụ án, mà đây là cả một chuỗi các mắt xích quan hệ."
27 người trong sẽ được mời ra làm chứng trước toà, trong đó có 25 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và hai cán
bộ thuộc Cục điều tra Tội phạm Xã hội (C14) thuộc Bộ Công an.
Luật sư Đăng cho biết sẽ có tiếp xúc với thân chủ trong thời gian còn lại trước khi phiên xử bắt đầu.
Ông cũng cho rằng các chứng cứ của vụ án đã được công khai, và sự chú ý của dư luận khiến cho vụ xử này
"không phải là vụ khó".
'Lợi dụng quyền dân chủ'
Hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) đã
bị bắt và khởi tố bị can từ hồi tháng 5/2008.
Hai cựu quan chức công an là Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (nguyên Cục trưởng C14) và Thượng tá Đinh Văn Huynh (Điều tra
viên cao cấp, Trưởng phòng 9 của C14).
Ngoài tướng Quắc, ba người nói trên đang bị tạm giam.
|
Không phải một mình ông Chiến đứng độc lập trong vụ án, mà đây là cả một chuỗi các mắt xích quan hệ.
Luật sư bào chữa Hà Đăng
|
Tất
cả bốn người vừa nhận quyết định thay đổi tội danh. Ông Quắc
và ông Huynh bị khởi tố từ tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” sang “Cố ý làm lộ bí mật công tác” theo điều 286 Bộ
luật hình sự, áp dụng quy định tại khoản 2 điều luật này.
Hai nhà báo
bị chuyển tội danh từ “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” sang “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258
Bộ luật hình sự, áp dụng quy định tại khoản 2 của điều luật này.
Theo luật Hình sự Việt Nam, các nhà báo và cựu quan chức công an có thể bị xử tù với mức phạt cao nhất
từ hai tới bảy năm.
Hai ông Hải và Chiến, theo Viện Kiểm sát, đã "viết những thông tin nhạy cảm, không có thực, lợi dụng những thông tin
đó để bình luận các nội dung không có trong hồ sơ vụ án".
|