TRƯƠNG
MINH HÒA.
Cuộc khủng hoảng tín
dụng xảy ra trong khu vực Á Châu vào 1997, chỉ là
cơn lốc lướt qua và giảm dần tốc
độ; tuy nhiên cơn lốc nầy cũng đủ
làm cho một số nước trong khu vực đành
phải giảm tốc độ phát triển, đồng
thời duyệt xét lại những khuyết điểm
của nền kinh tế, các định chế tài chánh,
hậu quả là khiến cho một số nhà đầu
tư bị phá sản sau cơn gió mạnh ụp
đến. Dư âm của cơn lốc tín dụng ấy
vẫn còn là ám ảnh cho những người có óc mạo
hiểm, nên họ tỏ ra dè dặt hơn trong
những" ván bài" đầu tư, nhất là thị
trường chứng khoán; được coi là chiến
trường không đổ máu, nhưng lại" toát
mồ hôi hột" với những toan tính thật
kỷ để dùng những vũ khí lợi hại
là" đồng tiền" tấn công, thủ thế,
tiến thoái tùy thị mức cung cầu, tùy lúc, chính xác
hầu tránh thiệt hại và mang lại lợi nhuận
như câu trong binh thư Tôn Tử:" tri bỉ ti kỷ
bách chiến bách thắng". Tùy theo trình độ, và
sự hiểu biết về" chiến trường
tiền tệ" mà áp dụng những chiến
lược" đầu tư" để hốt
bạc; nếu dỡ thì dể bị" phụp vàm"
và trở thành" vô sản chuyên chính" đúng như
Karl Marx nói, chứ không phải là tập đoàn" vô
sản chuyên chính Cộng Sản" có trong tay tất
cả những" quan hệ sản xuất" và kể
cả con người làm nô lệ trường kỳ cho
họ, nên giới" vô sản đỏ" nầy là
những nhà triệu, tỷ phú Mỹ Kim, chứ không
phải là những người làm" cáng mạng" chân
chính như họ mị dân đâu..
Trận cuồng phong" tín
dụng" coi như" trận nầy hơn các
trận" xuất phát từ tâm điểm Hoa Kỳ, là
trung tâm tài chánh lớn nhất thế giới, bao trùm
hầu như toàn diện những sinh hoạt kinh tế,
tài chánh trên hành tinh nầy. Trận cuồng phong tín dụng
được thành hình từ nhiều năm qua, từ
những nguyên do" góp gió" và giờ nầy thành cơn
bảo lớn. Do đó, chuyện nầy không thể
đổ thừa cho ai, không phải do chính phủ Bush, hay
Bill Clinton.... điều mà thượng nghị sĩ Barcak
Hussein Obama, thuộc đảng Dân Chủ, nhân vật
rất là khuynh tả, dù là người có tài hùng biện
nhưng không có kinh nghiệm quân sự, bang giao, cũng
như điều hành kinh tế, đang muốn khai thác
triệt để tình trạng"khủng hoảng tín
dụng" để tấn công đối thủ là
thượng nghị sĩ John Mc Cain, thuộc đảng
Cộng Hòa, nhằm đoạt huy chương vàng trong
giải" chạy đua vào Tòa Bạch Ốc" trong
cuộc bầu cử vào ngày 4 tháng 11 năm 2008.
Sau khi tung vào 700 tỷ Mỹ
kim, giá cổ phiếu ở Wall Sreet tiếp tục
giảm nhưng hy vọng sẽ đứng lại
lấy lại đà, tức là" sau cơn mưa, thì trời
lại sáng". Đối với các quốc gia dân
chủ, kinh tế thị trường, tự do, thì
chuyện" tín dụng" lên xuống, thiếu hụt,
là chuyện rất bình thường như" nước
ròng nước lớn"; tức là trong cái suy thoái,
ngầm chứa đà phát triển và trong lúc phát triển
đã có mầm móng suy thoái, là qui luật trong nền kinh
tế thị trường. Những ai chấp nhận
cuộc chơi, tham gia vào" chiến trường tiền
tệ" thì cũng phải chấp nhận những
bất trắc trong việc đầu tư, nhưng
nhiều khi" hết cơn bỉ cực đến
hồi thái lai" hay ngược lại. Tuy nhiên, nếu
là nhà" chiến lược" đầu tư,
cũng nên nhắm vào trường kỳ:" bền quân
sẽ thắng trận", tức là đừng hốt
hoảng khi thấy giá cổ phiếu tụt dốc, vì
nền kinh tế thị trường là thế và nhất
là nó được" bảo đảm" ngầm
bởi các ngân hàng trữ kim của từng nước. Hoa
Kỳ, theo thể chế Liên Bang, nên nhanh chóng đáp
ứng chiến trường tiền tệ, tức
là:" đâu cần đô ứng, đâu thiếu, có
đô La" nên cơn cuồng phong quét qua và
được cứu nguy ngay, chỉ cần quốc
hội lưỡng viện thông qua là coi như có
đủ" quân" để tiếp tục trận
chiến tiền tệ. Trong khi đó các nước trong
khối Liên Hiệp Âu Châu, chỉ thống nhất nhau
về tiền tệ với đồng Euro, nhưng
từng nước hảy còn" thủ cẳng" vì
quyền lợi quốc gia, nên phản ứng không nhanh; nên
nhớ là" cứu thị trường hơn cả
cứu hỏa". Phải nhanh chóng ra tay, bằng không,
đợi đến" nước tới trôn mới
nhảy" là coi như" từ chết đến
bị thương".
Trận cuồng phong"
khủng hoảng tín dụng" thật sự đã quét
đến Âu Châu, khiến giá cổ phiếu nhiều
nước bị mất ít nhất là 5 %, các siêu
cường Âu Châu gồm" Anh, Pháp, Đức, Ý"
cũng phải hè nhau" chống bảo" nên các ngân
hàng đành phải hạ lãi xuất ít nhất là 0,5%
nhằm ứng phó về cái" tình huống" xấu
nầy. Nước Anh nhanh chóng phản ứng linh
hoạt, ngân hàng trữ kim bèn tung ra đạo quân"
tiền" trị giá chừng 1, 23 Tỷ Mỹ Kim
để tăng cường và cứu nguy cho các"
tiền đồn, pháo đài kinh tế" là các ngân hàng
tư, định chế tài chánh nhỏ. Trong khi đó Pháp,
Ý, Đức cũng đang phải có biện pháp"
gởi thêm đạo quân tiền" để cứu
nguy cho một số ngân hàng, hầu tránh bị phá sản,
gây nên ảnh hưởng dây chuyền tai hại khôn
lường. Nhiều trung tâm tài chánh lớn ở Thụy
Sĩ, Thụy Điển, Canada, Trung Cộng....cũng
hạ giảm ít nhất là 0,5 % lãi xuất nhằm kiềm
hãm lạm phát; cũng như Hoa Kỳ, lãi xuất chính
thức chỉ còn là 1,5 %, được coi là con số
thấp kỷ lục. Nhật Bản cũng chới
với, giá cổ phiếu mất đến 9 %, Nam
Dương mất đến 10 % nên ngày 8 tháng 10 năm
2008, đành phải tạm đóng cửa để
chỉnh đốn lại hàng ngũ" tiền
tệ". Riêng nước Úc, chơi sang, ngân hàng trữ
kim liên bang cắt lãi xuất 1 %, là tin vui cho giới mua nhà,
nhưng đó cũng là tin buồn,vì biết cắt lãi
xuất nhiều như vậy là điều bất
thường, nền kinh tế đang trên đà suy thoái
nhiều hơn. Cho nên, ngày hôm sau, tức là 9 tháng 10 năm
2008, thị trường chứng khoán Úc lại mất giá,
chỉ trong vòng một đêm, mất trắng 56 tỷ Úc
Kim, đang là mối quan ngại cho giới đầu
tư lớn nhỏ, đời sống dân chúng. Ngân hàng
Commonwealth quyết định mua lại ngân hàng Bank West (
gốc từ Scotland) với giá 2 tỷ Úc Kim và nghe đâu
ngân hàng Westpact cũng đang có dự tính" nuốt"
luôn ngân hàng St George để cứu nguy trước cơn
cuồng phong tín dụng ác liệt nầy...
Trận cuồng phong tín
dụng đang thổi tới nhiều nơi trên thế
giới, nên nhiều nước có nền kinh tế
vững mạnh đều không ngại. Cũng giống
như các cơn bảo thổi qua các nước giàu, như
trận Katrina ở Louisana, Hoa Kỳ năm 2005, tức là
sau cơn tàn phá, thì" sau cơn bảo, ta xây dựng
hơn mười lần qua" là nhờ chính phỉ có
ngân khoản tài trợ, mau lẹ đáp ứng cứu
trợ và các hãng bảo hiểm chi trả, sửa
chửa.... từ đó có khi nền kinh tế" khởi
sắc" nhờ các hãng bảo hiểm đền bù,
người ta cất nhà lại, mau đồ gia
dụng....tức là thiên tai làm kích thích kinh tế phát
triển; trong khi các nước Cộng Sản,
đảng và nhà nước đâu có lo cho dân, khi thiên tai
là" hả họng la lớn" để cho các
nước" tư bản phản động"
cứu trợ, khi xong thì luôn luôn cho là:" bọn tư
bản phản động phải sụp đổ
để tiến lên thiên đàng Cộng Sản"
và" cương quyết đi theo con đường
chủ nghĩa Marx Lenin"; nhất là càng cứu trợ
thì đảng viên Cộng Sản càng giàu, nhờ ăn
chận, cắt xén.... dân chúng nghèo, dù nhà cửa đơn
sơ, nhưng khi sập thì khó xây dựng lại, lại
không có bảo hiểm.
Cuộc khủng hoảng tín
dụng ngày nay không còn là vấn đề riêng của Hoa
Kỳ, mà là tầm ảnh hưởng rất lớn,
như đầu tàu, kéo những toa xe phía sau. Trong cơn
khủng hoảng, các nhà đầu tư ở các
nước tỏ ra dè dặt trong việc làm ăn, đó
là tai họa mà các nước Cộng Sản như Trung
Cộng, Việt Nam, bấy lâu nay" mượn
đầu heo nấu cháo" qua cái lối điều hành
kỳ lạ:" lấy kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Khi mà kinh tế thị trường" cạn
vốn" thì cái đuôi khỉ" xã hội chủ
nghĩa" cũng phải" xịu lơ", là
điều mà những nhà" kinh tế dị mô"
ở Bắc Bộ Phủ cần phải" động
não, động viên" và động đậy, chạy
làng. Trận cuồng phong tín dụng làm cho các công ty
ngoại quốc phải giảm đi những mặt hàng
không bán được, giảm chi phí và cũng đang tìm
cách tháo chạy khi cần. Một điều làm cho
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Hoa
Lục là khi nhìn thấy
lối làm ăn đầy gian trá, bất chấp sức
khỏe, đạo lý cho người tiêu thụ qua các
sản phẩm từ đồ chơi, quần áo, giày dép,
nhất là vụ sửa Trung Quốc có chất độc
Melamine làm tê liệt mặt hàng" SỬA" mặc
dầu Trung Cộng cũng cam kết khắc phục"
SỬA" sai như bao lần. Tức là" đừng
tin những gì đảng và nhà nước Trung Cộng nói,
hảy nhìn kỷ những gì Trung Cộng làm".
Mặt hàng sửa, kéo theo
tất cả mặt hàng đề câu" made in China"
khác, mới đây, chính phủ Mã Lai đang nghiên cứu
chất Melemine trong các mặt hàng trái cây, rau cải và
thức uống của Trung Cộng. Do đó, trong thời
gian nầy, kinh tế Trung Cộng sẽ thê thảm hơn
khi các nhà đầu tư ngoại quốc cảm thấy
không lời mà có khả năng" tháo chạy"
để tìm đến các nơi khác làm ăn đàng hoàng
hơn, hoặc là co cụm, mang về nước mình
sản xuất" ta về ta tắm ao ta". Tác
động của cơn cuồng phong tín dụng thật
khôn lường, những căn nhà lầu vững chắc
ở Hoa Kỳ, Âu Châu....chỉ bị bể kiếng, tróc
nóc và khôi phục lại không xa, là nhờ hệ
thống" bảo hiểm" và mạng lưới an
tòan các ngân hàng trữ kim hứng; trong khi nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đa
số là nhà lá" kinh tế nhỏ và trung bình" bị
phá sản tới hơn 60 ngàn, so với tổng số 163
ngàn doanh vụ, chỉ trong những ngày đầu của
cơn khủng hoảng; nên trong tương lai, khi cơn
cuồng phong nầy thổi mạnh hơn, hậu quả
không thể lường trước được.
Những tòa nhà gạch là các công ty quốc doanh, tập
đoàn sản xuất thì có" nhà nước lo" nên
bình chân như vại, kế tiếp tục làm ăn"
thua lổ, thua lổ, đại thua lổ". Nhưng
nguồn vốn từ nước ngoài chắc là bị
hạn chế trước cơn khủng hoảng
thiếu tiền, các cơ quan cấp viện cũng không
mặn nồng, nhất là họ thừa hiểu là có
tới hơn 15 % tiền viện trợ chui vào túi riêng
của những kẻ miệng luôn hô hào:" cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư". Số kiều bào
gởi về cũng hạn chế do tình hình kinh tế khó
khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến
khối lượng ngoại tệ trong nước. Cái
gọi là" thị trường chứng khoán Việt
Nam" rần rộ như chiếc" bong bóng" khi
mới mở ra, sau nhiều năm" thai nghén", đã
trở thành" thị trường CHƯỚNG KHOÁN"
khi mà chỉ số giao thương ban đầu
được các" ống đu đủ" thổi
lên đến con số 1.000, rồi sụt dần, sau
một năm chỉ còn lại dưới 500 và ngày nay thì
không nghe đảng, nhà nước hay các thằng HỀ
KINH TẾ như Tê-ết Lê Đăng Doanh nhắc
đến, như vậy" giờ nầy nó ở
đâu?". Chắc chắn là rất èo uột, khó nuôi và
chờ ngày mang đi chôn trong" nghĩa địa tài
chánh". Việc giảm lãi xuất của các nước
tự do là biện pháp cần thiết để giữ
cho nền kinh tế được quân bình, giảm
tốc độ khi chạy qua những" khúc quẹo và
những đoạn đường nguy hiểm"
để khi qua khỏi là gia tăng tốc độ
như cũ. Giảm lãi xuất nhằm giảm bớt
tốc độ lạm phát, đưa đến
nhiều hệ quả như thất nghiệp, vật giá
leo thang và những rối loạn khác. Nước Việt
Nam có mức lãi xuất khá cao, cho vay đến 21 %, nay
họ cũng vừa cứu nguy, giảm còn 16 %, cũng là
quá cao so với nền kinh tế" tầm gởi"
sống nhờ vào tiền từ nước ngoài
đổ vào. Nếu Việt Nam hạ gảm lãi xuất
như các nước Dân Chủ, thì ngân hàng nhà nước
phải" phá sản" bởi hết tiền và
phần lớn là do quản lý tồi, từ những
người có" nghiệp dư" quản lý kinh
tế theo nghị quyết, công an. Nhưng không có"
nghiệp chuyên" quản trị kinh tế thị
trường đúng ý nghĩa; đó là sự" vô
dụng" của các du học sinh, con đảng cháu bác,
đi một ngày đàng mà chẳng học
được" một rổ khôn" dù đã"
đi hết biển" nhưng vẫn thể không
lột xác được cái lối quản trị kinh
tế theo lối" bát nạt". Ngày nay, vật giá leo
thang máy, tình hình kinh tế thì" không người lái".
Các ngân hàng nhà nước không đủ tiền để
bù đắp, mua lại các công ty tư nhân trung bình, còn các
kinh doanh nhỏ thì thê thảm nhất, đưa đến con số
người phá sản lên cao, chưa kể đến
giới công nhân quá nghèo, nông dân không sống nổi với
các nông phẩm bị thu mua với giá rẻ, và lại
phải chi trả chi phí sản xuất, thuế khóa cao, bị
sách nhiẽu bởi" bọn cường hào ác bá là các chức
ủy, công an" luôn luôn tìm cách ăn chận, bốc lột
từ lúc chưa thành phẩm. Nên cơn cuồng phong
khủng hoảng tín dụng thổi qua, thì" căn nhà
chòi" kinh tế Việt Nam chắc khó đứng
vững, khi mà dân chúng đói, mất tiền, tiêu tán tào
sản....là lúc mà cái" bao tử vùng lên để
đổi đời" là chuyện khó tránh khỏi.
Ngọn đèn cầy leo lét của nền kinh tế"
dỏm" Việt Nam đang lập lòe trước
cơn cuồng phong tín dụng, có khả năng"
tắt lịm" bất cứ lúc nào, khi mà tiền cạn,
vốn tiêu, dân đói....đó là ngày tàn của một
chế độ bất nhân, độc ác còn tồn
động trong thời kỳ cao trào tự do dân chủ
toàn cầu./.
|