Nhân
dịp trở lại Washington, ông Michael Michalak, Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam
đã có nhã ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Thanh Trúc, Trà My và Nguyễn Khanh,
và những điểm chính được chúng tôi gửi đến quý thính giả sau đây.
Giáo dục được đặt lên hang đầu
T.
TRÚC: xin cám ơn ông Ðại Sứ. Chúng tôi xin mở đầu cuộc phỏng vấn bằng những câu
hỏi liên quan đến giáo dục và xã hội. Là nhà ngoại giao đại diện cho Washington
ở Hà Nội, chúng tôi thấy ông Ðại Sứ luôn luôn nói đến chuyện giáo dục? Thưa ông,
tại sao vậy?
Chúng ta
cũng đặt vấn đề làm sao gia tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và làm thế nào
để giúp Việt Nam cải tiến môi trường giao dục ngay trong nước.
ông Ðại Sứ
Tôi nghĩ giáo dục là một trong những mục
tiêu quan trọng nhất mà Hoa Kỳ đang làm việc với chính phủ Việt Nam. Từ trước ngày
tôi sang Việt Nam, chắc quý vị cũng biết tôi có đặt ra 3 mục tiêu cần thực hiện
là nhân quyền, kinh tế và giáo dục.
Khi nhìn những thành quả đáng kể mà Việt
Nam đạt được về kinh tế, tôi thấy ngay điều đang thiếu chính là phát triển giáo
dục.
Vì thế ngay từ buổi điều trần tại Quốc Hội trước khi được chuẩn thuận làm đại
sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, tôi đã nói một trong những mục tiêu sẽ làm là số sinh viên Việt
Nam sang Mỹ du học sẽ tăng gấp đôi.
Hiện giờ số visa cấp cho sinh viên từ Việt
Nam sang Mỹ học đã tăng vượt mức 50%, và tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng đường,
để đạt được mục tiêu mà tôi đặt ra.
Cùng lúc với sự phát triển của Việt Nam,
cùng lúc với số vốn đầu tư của người nước ngoài và những người Việt trong nước tiếp
tục bỏ vào đầu tư, Việt Nam cần những người tài ba để điều hành kinh tế lẫn chính
quyền, và cuối cùng nhờ đó mà lợi nhuận kinh tế đem lại sẽ được phân phối cho tất
cả mọi người Việt.
Ðó chính là lý do tại sao trọng tâm của tôi là giáo dục, và
tôi luôn tiếp tục cố gắng hơn để đạt mục đích.
Một trong những điều quan trọng xảy ra ở
năm đầu tiên tôi làm việc tại Việt Nam là chuyến viếng thăm Washington của Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong chuyến viếng thăm này, Bộ Ngoại Giao Mỹ và Bộ Giáo
Dục Ðào Tạo Việt Nam đã ký bản ghi nhớ, thành lập Nhóm Công Tác Chuyên Trách Về
Giáo Dục, mỗi bên có 7 thành viên, và mục tiêu là thực hiện một bản phúc trình
gửi lãnh đạo, trong đó trình bày những điểm cần làm để hợp tác về giáo dục, kể
cả ý kiến thành lập một trường đại học theo khuôn khổ đại học Mỹ ngay tại Việt
Nam.
Ngoài chuyện lập trường đại học theo khuôn khổ Hoa Kỳ ở Việt Nam, chúng ta
cũng đặt vấn đề làm sao gia tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và làm thế nào
để giúp Việt Nam cải tiến môi trường giao dục ngay trong nước, giúp thực hiện
chương trình huấn nghệ, chương trình học tiếng Anh.
Có rất nhiều điều liên quan
đến giáo dục mà chúng tôi sẽ làm, vì giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng trong
tiến trình phát triển của Việt Nam.
Vấn đề Dioxin
Việt
Nam mới đưa những người được giới thiệu là nạn nhân da cam sang Mỹ…
Chúng tôi không sử dụng từ “nạn nhân chất
da cam” vì thấy không cần thiết phải chính trị hóa vấn đề này. Hiện chúng tôi vẫn
tiếp tục theo đuổi chương trình hỗ trợ cho những người không may khuyết tật trong
thời gian Hoa Kỳ có mặt ở Việt Nam trước đây, bất kể họ bị khuyết tật vì lý do
gì.
ông Ðại Sứ
Chúng tôi không sử dụng từ “nạn nhân chất
da cam” vì thấy không cần thiết phải chính trị hóa vấn đề này.
Hiện chúng tôi vẫn
tiếp tục theo đuổi chương trình hỗ trợ cho những người không may khuyết tật trong
thời gian Hoa Kỳ có mặt ở Việt Nam trước đây, bất kể họ bị khuyết tật vì lý do
gì.
Tổng cộng chúng tôi đã sử dụng số tiền lên
đến 46 triệu đô la vào công tác này, gần đây nhất là số tiền 3 triệu được sử dụng
vào công tác môi trường và sức khỏe.
Chương trình này đã được thực hiện ở Ðà Nẵng,
chi phí lên đến 1 triệu dollars, đồng thời chúng tôi cũng vừa thông báo 3 chương
trình tài trợ cho các dự án về sức khỏe cũng được thực hiện tại Ðà Nẵng và khi
về lại Hà Nội, tôi sẽ đi Ðà Nẵng để khởi động những chương trình mà tôi vừa nêu.
T.
TRÚC: phía Việt Nam nói là chính phủ Hoa Kỳ có khoản tiền 3 triệu dành cho các
hoạt động xử lý Dioxin, nhưng giải ngân rất chậm…
Tôi không nghĩ là chậm đâu. Thử hỏi là mất
bao nhiêu thời gian mới được phía Việt Nam chấp thuận? Câu trả lời là mất rất
nhiều thời gian. Chúng tôi phải đi qua nhiều thủ tục, bây giờ xong rồi, chúng tôi
bắt đầu bàn đến chuyện giải ngân tài khoản và tôi mong đợi chương trình sẽ thành
công.
Vấn đề Nhân Quyền
KHANH:
lúc nãy ông Ðại Sứ bảo một trong những mục tiêu hàng đầu mà ông muốn thực hiện ở
Việt Nam là nhân quyền. Liệu có thể xin ông Ðại Sứ cho biết tình trạng nhân quyền
ở Việt Nam bây giờ như thế nào?
Được chứ. Về nhân quyền, tôi nghĩ ở Việt
Nam nhiều quyền tự do cá nhân vẫn còn thiếu, như tự do tập họp, tự do báo chí,
tự do phát biểu tư tưởng. Dù nói vậy nhưng tôi cũng tin rằng nếu so với 5 năm
trước đây thì bây giờ người Việt được tự do hơn nhiều và chúng tôi sẽ tiếp tục
làm việc với chính phủ Việt Nam qua chương trình Ðối
Thoại Nhân Quyền Hàng Năm,
qua các chương trình viện trợ kinh tế, và những chương trình khác. Chúng tôi cũng
sẽ tiếp tục đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam, và tiếp tục kêu gọi Việt
Nam cải tiến trong lãnh vực này.
KHANH:
không muốn ông Ðại Sứ ở vào thế khó xử, nhưng giữa thang điểm tốt, trung bình và
xấu, ông Ðại Sứ đánh giá tình trạng nhân quyền Việt Nam hiện giờ ở mức điểm nào?
Không, xin lỗi, tôi không cho điểm.
Hợp tác quân đội Việt-Mỹ
KHANH:
tuần trước ở Hà Nội, cuộc Ðối Thoại Về Chính Trị, An Ninh Và Quốc phòng giữa hai
chính phủ đã diễn ra. Muốn hỏi ông Ðại Sứ những điểm gì đã được đưa ra bàn thảo?
Chúng tôi cũng thảo luận với nhau về cách
hợp tác giữa quân đội đôi bên trong các công tác cứu hộ khi thiên tai xảy ra, cũng
như những vấn đề khác nữa. Chúng tôi tin là cuộc thảo luận thành công, và trông
đợi vòng thảo luận kế tiếp.
ông Ðại Sứ
Chúng tôi thảo luận với nhau về nhiều vấn
đề. Cuộc đối thoại diễn ra trong lúc tôi lại có mặt ở Mỹ, nên tôi không biết rõ
các chi tiết, nhưng tôi được biết là những đề tài như Việt Nam tham gia vào lực
lượng bảo vệ hòa bình toàn cầu đã được nói đến, vì Việt Nam bây giờ là hội viên
không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nên đương nhiên mọi người
đều nghĩ Việt Nam sẽ có trách nhiệm hơn, như gửi quân tham gia vào Lực Lượng Bảo
Vệ Hòa Bình.
Nhưng trước khi điều này xảy ra, còn có nhiều điều khác liên quan đến
mặt kỹ thuật phải được bàn đến, chẳng hạn như chuyện huấn luyện cho binh sĩ Việt
Nam. Chúng tôi đã bàn thảo những cách để thực hiện.
Chúng tôi cũng thảo luận với nhau về cách
hợp tác giữa quân đội đôi bên trong các công tác cứu hộ khi thiên tai xảy ra, cũng
như những vấn đề khác nữa. Chúng tôi tin là cuộc thảo luận thành công, và trông
đợi vòng thảo luận kế tiếp.
KHANH:
sau cuộc thảo luận, có tin đồn ở Ðông Nam Á nói rằng chẳng bao lâu nữa Việt Nam
sẽ nhận được viện trợ quân sự từ Mỹ. Thưa ông Ðại Sứ điều này có đúng không?
Không, không đúng. Tôi có thể trả lời
ngay cho ông là không đúng đâu. Nhưng cũng còn tùy ông định nghĩa thế nào là viện
trợ quân sự. Rõ ràng điều hai bên thảo luận với nhau vừa rồi cũng là một hình
thức viện trợ.
Tôi nghĩ rằng bất kể viện trợ như thế nào thì cũng phải có sự đồng
thuận của cả hai bên. Trong thời gian gần đây, hỗ trợ mà chúng tôi đồng ý với
nhau nằm trong chương trình hợp tác cứu hộ chung, hay nằm trong chương trình huấn
luyện tiếng Anh cho binh sĩ Việt Nam.
Nếu tôi nhớ không lầm thì có một số sĩ
quan Việt Nam đang theo học chương trình dậy tiếng Anh này, dù không nhiều nhưng
cũng là cơ hội để giúp hai bên có thể nói chuyện với nhau và mở rộng quan hệ.
Chúng tôi chủ trương đi từng bước một, và đó là bước đầu tiên.
Vấn đề Trung Quốc
KHANH:
ông Ðại Sứ là một chuyên gia về Trung Quốc, có khi nào Việt Nam xin ông Ðại Sứ đóng
góp ý kiến không?
Có, chính phủ Việt Nam nhờ chúng tôi đóng
góp ý kiến về rất nhiểu lãnh vực. Có, chúng tôi có nói chuyện với nhau về Trung
Quốc, vì đây là quốc gia lớn nhất trong khu vực và chúng tôi cũng chia sẻ với
nhau quan điểm, kể cả quan điểm liên quan đến Trung Quốc. Có, chúng tôi có nói
chuyện với nhau về Trung Quốc.
KHANH:
liệu có thể xin ông Ðại Sứ chia sẻ một trong những đề nghị, ý kiến, ông đã trình
bày với chính phủ Việt Nam không?
Không, tôi không thể chia sẻ với ông được.
Tôi chỉ có thể nói là chúng tôi thảo luận với nhau về nhiều chuyện, từ kinh tế đến
chính trị.
Vấn đề Thái Hà
Trà
Mi: Về căng thẳng tranh chấp đất đai giữa Giáo hội Công Giáo với chính quyền
tại Việt Nam. Quan điểm của ông đại sứ như thế nào?
Chúng tôi chỉ có thể tiếp tục làm những
gì mà chúng tôi đang làm. Nghĩa là điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm là
thúc giục đôi bên ngồi xuống bàn đàm phán và cùng nỗ lực tìm ra một giải pháp
ôn hoà.
ông Ðại Sứ
Vâng, chúng tôi biết rằng có rất nhiều
vụ tranh chấp đất đai đang diễn ra tại Việt Nam. Theo tôi, đất đai là một trong
những vấn đề phức tạp nhất và nhạy cảm nhất tồn tại ở Việt Nam hiện giờ, đặc
biệt là vấn đề tranh chấp đất đai liên quan đến Giáo hội Công giáo.
Và chúng
tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình, không phải là đối với vấn đề tranh
chấp đất đai, vì chúng tôi không đứng về phía nào trong việc này, mà chúng tôi
theo dõi để đảm bảo là quyền tụ tập ôn hoà và bày tỏ quan điểm của công dân
được tôn trọng.
Trên thực tế, có trường hợp được tôn trọng, nhưng cũng có
trường hợp không, và lúc ấy thì chúng tôi sẽ tìm cách nêu vấn đề lên với chính
quyền Hà Nội.
Trà
Mi: Chúng tôi biết rằng mới đây ông đại sứ có cuộc tiếp xúc trực tiếp với Đức
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt của Hà Nội. Ông đại sứ có thể chia sẻ thông tin gì
liên quan đến cuộc gặp này không?
Tôi và Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã
có một buổi gặp gỡ tốt đẹp. Chúng tôi bàn về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Đức
Tổng nhận xét rằng rõ ràng có những tiến bộ trong lĩnh vực tự do tôn giáo ở
Việt Nam mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết.
Chúng tôi cũng trao
đổi về vấn đề tranh chấp đất đai đang diễn ra, và Đức Tổng cũng cho chúng tôi
biết quan điểm của Ngài về chuyện này. Chúng tôi nói với Ngài rằng chúng tôi sẽ
tiếp tục theo dõi diễn tiến tình hình, nhưng cố gắng không đứng về phía nào
trong vấn đề tranh chấp đất đai.
Trà
Mi: Nói một cách cụ thể hơn, cộng đồng Công Giáo Việt Nam có dấu hiệu hy vọng
gì sau cuộc gặp gỡ này không, thưa ông đại sứ?
Tôi không nghĩ vậy, tôi không thấy có lý
do gì để hy vọng vì tất cả những gì tôi nói với Đức Tổng là chúng tôi sẽ tiếp
tục thúc giục chính quyền Việt Nam cũng như chính Đức Tổng rằng đôi bên nên tìm
cách giải quyết vấn đề một cách ôn hoà, càng sớm càng tốt.
Trà
Mi: Ông đại sứ có cách nào hữu hiệu hơn giúp cải thiện tình hình hiện tại
không, thưa ông?
Chúng tôi chỉ có thể tiếp tục làm những
gì mà chúng tôi đang làm. Nghĩa là điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm là
thúc giục đôi bên ngồi xuống bàn đàm phán và cùng nỗ lực tìm ra một giải pháp
ôn hoà.