Hà
Nội, (NV) - Khi tường thuật về phiên xử hai sĩ quan cảnh sát của công
an CSVN (Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc, Thượng Tá Ðinh Văn Huynh) và hai
nhà báo (Nguyễn Văn Hải - phóng viên báo Tuổi Trẻ, Nguyễn Việt Chiến -
phóng viên báo Thanh Niên), các cơ quan truyền thông trong nước phải
nhấn mạnh cả bốn bị cáo “nguyên” là sĩ quan công an và “nguyên” là nhà
báo. Không được gọi những bị cáo này một cách chung chung là sĩ quan
công an và nhà báo!
Mặt
khác, trong tuyên truyền, phải chú trọng giải thích, việc thay đổi tội
danh của bốn bị cáo, (từ “lợi dụng quyền hạn và chức vụ khi thi hành
công vụ” đối với hai sĩ quan cảnh sát thành “cố ý làm lộ bí mật công
tác” và từ “lợi dụng quyền hạn và chức vụ khi thi hành công vụ” đối với
hai nhà báo thành “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”) không
phải là “đặc quyền, đặc lợi” mà vì đã... xem xét những cống hiến của cả
bốn.
Hệ
thống truyền thông của chính quyền CSVN còn được yêu cầu phải: “tuyên
truyền dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, đúng người, đúng
việc” nhưng “không được bình luận”. Lãnh đạo các cơ quan truyền thông
còn được nhắc nhở phải “đề phòng những vấn đề phức tạp có thể diễn ra
quanh phiên tòa và phải coi đây như một phiên tòa bình thường”.
Những
thông tin kể trên là nội dung cuộc họp giao ban giữa Bộ Thông
Tin-Truyền Thông CSVN với lãnh đạo các cơ quan truyền thông trong nước
hôm 7 tháng 10, ở Hà Nội. Ðáng lưu ý rằng, đây không phải là ý kiến của
Bộ Thông Tin-Truyền Thông CSVN, bộ này giải thích đó là “chỉ đạo” của
Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng CSVN trong cuộc họp ngày 6 tháng 10 về vụ án
này, với các ngành có liên quan, do Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tuyên Giáo
Trung Ương Ðảng chủ trì.
Ngoài
những thông tin đã kể, một số nguồn tin trong nước còn tiết lộ, việc
cấp giấy phép tham dự phiên xử hai sĩ quan công an và hai nhà báo vào
hai ngày 14, 15 tháng 10 sắp tới sẽ không phải do tòa án (theo thông
lệ, đúng quy định của pháp luật) mà do an ninh của Bộ Công An đảm
trách. Những nguồn tin này khẳng định: Chỉ có 25 cơ quan truyền thông được cấp giấy phép tham dự phiên xử!
Cả
bốn bị cáo trong vụ án sắp được đưa ra xét xử tại Hà Nội đều liên quan
đến viêỳc điều tra và thông tin về vụ tham nhũng xảy ra tại PMU18 - một
cơ quan quản lý các dự àn giao thông được thực hiện bằng tiền viện trợ
của nước ngoài. Ông Phạm Xuân Quắc, thiếu tướng công an từng là trưởng
ban chuyên an, ông Ðinh Văn Huynh từng là trưởng nhóm chuyên viên điều
tra, hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Viết Chiến, mỗi người đã viết
khoảng 50 tin, bài về vụ tham nhũng đã xảy ra tại PMU18.
Giới
theo dõi tình hình chính trị Việt Nam cho rằng, “chỉ đạo” của Ban Bí
Thư Trung Ương Ðảng là những yêu cầu tùy tiện, vi phạm pháp luật. Về
nguyên tắc, việc xác định tội danh phải căn cứ vào hành vi phạm tội,
công lý không cho phép dựa vào “cống hiến” để xác định tội danh. “Cống
hiến” nếu có chỉ có thể dùng như một yếu tố giảm nhẹ hình phạt. Mặt
khác yêu cầu “tuyên truyền dân chủ, công khai, công bằng, khách quan,
đúng người, đúng việc” mâu thuẫn với yêu cầu “không được bình luận”.
Việc nhắc nhở lãnh đạo các cơ quan truyền thông phải “đề phòng những
vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên tòa và phải coi đây như một
phiên tòa bình thường”, cho thấy lãnh đạo Ðảng và chính quyền CSVN đang
hết sức bối rối về dư luận và lo âu về việc “sút giảm niềm tin”.
Hồi
giữa tháng 5, việc khởi tố cả bốn nhân vật nêu trên đã tạo ra sự phẫn
nộ trong cả công chúng lẫn cán bộ, đảng viên. Ngay cả hệ thống truyền
thông của CSVN cũng phản kháng, kết quả của sự phản kháng này dẫn tới
việc một số lãnh đạo của hai tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị cách chức, cấm
làm báo. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, bảo vệ ký giả cũng như chính
phủ nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã chỉ trích kịch liệt việc làm
này. Tất cả những điều đó khiến Ðảng và chính quyền CSVN lúng túng.
Tháng
trước, một số blogger đã đưa lên Internet phần ghi âm toàn bộ cuộc họp,
do Ban Tuyên Giáo Trung Ương Ðảng CSVN tổ chức, để một viên trung tướng
tên Vũ Hải Triều - phụ trách an ninh của công an CSVN giải trình. Trong
buổi giải trình đó, một số cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên Giáo các địa
phương đã phê phán gay gắt việc lực lượng an ninh của công an CSVN đột
ngột khởi tố hai sĩ quan cảnh sát và bắt giữ hai nhà báo. Theo họ,
“điều đó khiến cả công chúng lẫn cán bộ, đảng viên không còn tin vào
Ðảng, tin vào chính quyền, uy tín của Ðảng và của chính quyền bị sút
giảm nghiêm trọng, chưa kể việc làm này còn tạo điều kiện cho các thế
lực thù địch, phản động khai thác”. Nhiều cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên
Giáo các địa phương thú nhận rằng, khi thực hiện công tác tuyên truyền,
sự kiện khởi tố, bắt giữ những người liên quan đến việc chống một vụ
tham nhũng điển hình, khiến họ không thể giải thích được những thắc mắc
liên quan đến nỗ lực chống tham nhũng của giới cầm quyền là thật hay
giả (?).Tại sao lại khởi tố cả bốn khi vừa
tha bổng Nguyễn Việt Tiến (cựu thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, từng
bị khởi tố về ba tội do dính líu trực tiếp vào vụ tham nhũng ở PMU18)? Tại
sao lại bắt giữ khi Ðại Hội Phật Giáo Quốc Tế đang diễn ra tại Việt
Nam, bất kể thời điểm này có rất nhiều nhà báo nước ngoài?
Giới theo dõi tình hình chính trị Việt Nam
nhận định: Trong bối cảnh chính trị và bối cảnh xã hội như hiện nay,
mức án dành cho hai sĩ quan cảnh sát và hai nhà báo có thể sẽ rất nhẹ.
(G.Ð)
|