Tổng
Biên Tập các cơ quan truyền thông đã nhận được chỉ đạo từ Ban Bí Thư
Trung Ương Đảng về vụ xử hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên
vào ngày 14 tới đây.
Photo Courtesy of Tienphong online.
Báo
chí Việt Nam từng có lúc được thoả mái đưa tin về các vụ án tham nhũng
lớn. Các phóng viên đang săn tin về vụ Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị
bắt tại nhà riêng vì liên quan tới vụ tham nhũng, đánh bạc PMU18.
Cùng bị đưa ra tòa với hai phóng viên này cón có 1 thiếu tướng và 1 thượng
tá công an vào ngày 14 sắp tới.
Điều đặc biệt, nội dung chỉ đạo cho thấy, “trấn an dư luận” là quan tâm
số một của giới lãnh đạo hiện nay.
Thay đổi tội danh
Ngày 14 tháng Mười
tới đây, “một tướng Công An, một thượng tá Công An, và hai nhà báo” sẽ bị mang
ra xét xử trong một vụ mà báo chí trong nước gọi là “xét xử công khai.”
Gần đây, điều đặc
biệt là tội danh của những người bị mang ra xét xử đã được thay đổi.
Cụ thể, thiếu tướng
công an Phạm Xuân Quắc và thượng tá công an Đinh Văn Huynh bị đổi tội danh từ
“lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang “cố ý làm lộ bí mật
công tác.”
Báo Tuổi Trẻ,
Thanh Niên phản ứng dữ dội. Nhất là ngày 14, tôi đọc bài báo “Phải Trả Lại Tự
Do Ngay Cho Các Nhà Báo Chân Chính,” tôi cứ tưởng đây là báo Mỹ cơ, chứ không
phải báo mình.
Trích từ băng ghi âm cuộc họp trung ương
Đối với 2 nhà báo
của 2 tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, thì tội danh bị đổi từ “lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ” sang “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Chỉ đạo từ Trung ương
Theo tin chúng
tôi nhận được từ những nguồn đáng tin cậy ở Việt Nam, thì ngày 6 tháng Mười vừa
qua, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã họp với các ngành liên quan. Buổi họp
do ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, chủ trì.
Cuộc họp này đã
quyết định đưa ra một số chỉ đạo, và các chỉ đạo này, một ngày sau đó, được Bộ
Thông Tin – Truyền Thông lập lại trong cuộc họp với Tổng Biên Tập các báo.
Trước khi trình
bày các chi tiết liên quan đến những chỉ đạo cho báo giới Việt Nam liên quan đến
vụ xử ngày 14 và 15 tháng Mười, chúng tôi xin trích dẫn một vài ý kiến của một
số đảng viên về vụ án này.
Các ý kiến sau
đây, trích từ một đoạn âm thanh được loan truyền trên Internet, và được công luận
tin là âm thanh trong cuộc hội thảo với sự tham dự của Ban Tuyên Giáo, trong đó
có ông Tô Huy Rứa, trung tướng công an Vũ Hải Triều đại diện Bộ Trưởng Bộ Công
An và ông Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
Dư luận Việt Nam xôn xao trước tin 2 phóng viên nhiều uy tín của hai tờ
báo lớn nhất nước bị bắt giam và khởi tố vì những bài viết về vụ tham
nhũng đánh bạc PUM18. AFP PHOTO.
“Báo Tuổi Trẻ,
Thanh Niên phản ứng dữ dội. Nhất là ngày 14, tôi đọc bài báo “Phải Trả Lại Tự
Do Ngay Cho Các Nhà Báo Chân Chính,” tôi cứ tưởng đây là báo Mỹ cơ, chứ không
phải báo mình.”
Một đoạn khác:
“Và tôi nói thật
với các đồng chí: trong làm chuyên môn, chúng ta phải để ý đến chính trị, chứ nếu
chuyên môn tách rời chính trị, thì không cẩn thận công tác chuyên môn đó, nó sẽ
làm giảm niềm tin của dân ta, của Đảng và Chính Phủ, và cái nguy hiểm nọ đang
chống chất lên cái nguy hiểm kia, và đẩy đất nước ta đến cuộc khủng hoảng ghê
ghớm.”
Thêm một đoạn nữa:
“Tại làm sao,
chúng ta lúng túng thế nào, mà sự kiện nó nóng sùng sục suốt từ đầu tháng Năm
mà đến bây giờ Ban Tuyên Giáo của ta mới làm được cuộc hướng dẫn dư luận? Anh
em vừa rồi đi báo cáo nghị quyết trung ương 6, rất khốn khổ vì cái vụ này.”
Tôi nói thật
với các đồng chí: trong làm chuyên môn, chúng ta phải để ý đến chính trị... và cái nguy hiểm nọ đang
chống chất lên cái nguy hiểm kia, và đẩy đất nước ta đến cuộc khủng hoảng ghê
ghớm.
Trích từ băng ghi âm cuộc họp trung ương
Nội dung chỉ đạo
Trở lại với những
chỉ đạo từ Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đối với báo giới trong phiên xử ngày 14
và 15 sắp tới. Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, thì “chỉ đạo” gồm các điểm
sau đây:
Thứ nhất, khi tường
thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng “2 sĩ quan công an là ‘nguyên cán bộ công
an,’ và hai nhà báo là ‘nguyên nhà báo.’”
Thứ hai, việc
thay đổi tội danh so với lúc khởi tố phải được giải thích để công chúng biết, rằng
đây “không phải là đặc quyền đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem
xét các cống hiến của họ.”
Thứ ba, khi viết,
báo chí phải “dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, đúng người, đúng việc”
nhưng “không được bình luận và không được suy diễn.”
Thứ tư, Tổng Biên
Tập các báo phải dự phòng các vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà.
Thứ năm, phải xem
đây như một phiên toà bình thường, như bất cứ phiên toà nào khác.
Và thứ sáu, không
nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi.
Dư luận bức xúc
Theo tin của báo
chí trong nước thì vụ xử này sẽ diễn ra “công khai.” Tuy nhiên, vẫn theo nguồn
tin của chúng tôi, thì chỉ có 25 phóng viên đại diện được tham dự phiên toà, vì
“phòng xử chật.” Những nhà báo tham dự sẽ được “an ninh của Bộ Công An” cấp thẻ.
Khi tường
thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng “2 sĩ quan công an là ‘nguyên cán bộ công
an,’ và hai nhà báo là ‘nguyên nhà báo.
Chỉ đạo của Ban Bí Thư
Trở lại với đoạn
âm thanh được lan truyền trên Internet mà dư luận cho là một cuộc hội thảo nhằm
mổ xẻ vấn đề bức xúc dư luận.
Các thành viên
tham dự đã liên tục đặt câu hỏi chất vấn trung tướng Vũ Hải Triều, phụ trách An
Ninh Bộ Công An, và ông Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hoàng
Nghĩa Mai, về các khía cạnh pháp lý liên quan đến vụ bắt và thả ông Nguyễn Việt
Tiến, vụ bắt 2 sĩ quan công an và 2 nhà báo.
Điều nổi bật, là
nhiều đảng viên tham gia hội thảo tỏ ra rất bất mãn vì thời điểm bắt giam, sự bất
nhất trong án lệnh đối với ông Tiến, và đặc biệt là sự bất bình của dư luận. Dưới
đây là một số trích đoạn của phần âm thanh.
“Bắt đúng vào lúc Đại Hội Phật Đản toàn thế giới tại Việt Nam.
Hàng nghìn đại biểu, hàng trăm nhà báo. Chúng ta thiếu gì cách bắt, tôi chắc là
ông Quắc, ông Huynh, ông Hải, ông Chiến không chạy trốn. Chúng ta không bắt lúc
này thì bắt lúc khác. Trong tay mình mà có gì đâu. Tại sao lại bắt lúc Đại Hội
Phật Đản toàn thế giới? Có người nói đây là vô chính trị. Một việc làm vô chính
trị.”
Một đoạn khác:
“Vừa rồi, rất
khổ với các đồng chí lão thành Cách Mạng, các đồng chí ở các phường, đã về hưu,
các đồng chí ấy quay chúng tôi ở cái chỗ này ghê gớm lắm.”
Và đoạn khác nữa:
“Đây là một vấn
đề rất lớn, nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là những người yêu Chủ Nghĩa Xã Hội,
yêu Đảng, yêu dân tộc, rất quan tâm. Việc này đã làm quá chậm rồi. Nay cần phải
có một tài liệu thuyết phục.”
Bạn nghĩ gì về sự can thiệp của Ban Bí Thư trung ương đảng vào vụ xử các nhà báo? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn.
email: vietweb@rfa.org
Một luật sư, yêu
cầu không nêu tên, nói rằng “nếu quả thật có việc xét đến cống hiến để đổi tội
danh, thì đây là một yêu cầu phi pháp.”
Luật sư này nói,
rằng “thay đổi tội danh và hình phạt là rất khác nhau. Thay đổi hình phạt thì
có thể xét đến yếu tố “cống hiến,” tức là “cống hiến” chỉ áp dụng khi “lượng định
hình phạt.”
Ông cũng nhấn mạnh,
“theo luật, tội danh là không thể thay đổi, trừ khi có chứng cứ mới.”
Vừa rồi, quý vị đã nghe một số âm thanh từ
đoạn ghi âm toàn bộ cuộc hội thảo liên quan đến vụ PMU18, vụ bắt hai sĩ quan
công an cao cấp và hai nhà báo của hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Quý vị
có thể nghe toàn bộ âm thanh của cuộc hội thảo này trên website của đài Á Châu
Tự Do, phần Tư Liệu: www.rfa.org/vietnamese/people_stories