Thứ Bảy, 2024-11-23, 4:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 11 » Khi Ông Mạnh và Ông Dũng đương đầu với nhau?
8:44 AM
Khi Ông Mạnh và Ông Dũng đương đầu với nhau?

» Tác giả: Trung Điền

1. Khi Ông Mạnh và Ông Dũng đương đầu với nhau?

Đầu tháng 10 vừa qua, Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 8 tại Hà Nội. Khác với những lần họp trước đây của Trung ương thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, Hội nghị lần thứ 8 chỉ diễn ra 3 ngày từ ngày 2 đến 4 tháng 10, tập trung vào hai vấn đề chính: 1/Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008; 2/Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nưóc năm 2009. Nói một cách ngắn gọn là Hội nghị lần này tập trung bàn tính về những đối phó khủng hoảng kinh tế - xã hội trong năm 2008 và năm 2009. Tại sao 160 Ủy viên Trung ương đảng lại bỏ thì giờ làm một công việc mang tính hành chánh như vậy?


Tình trạng lạm phát lên mức 2 con số và sự suy thoái kinh tế hiện nay không phải là vấn đề mới. Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã họp, thảo luận và đề ra biện pháp giải quyết qua hai kỳ họp trước đây. Thậm chí Bộ chính trị cũng đã họp mấy ngày liên tục, mời cả một số chuyên gia kinh tế quốc tế tham dự để vấn kế, sau đó Bộ chính trị đã có hai lần ra văn thư hướng dẫn cho ông Nguyễn Tấn Dũng phải thi hành. Hướng dẫn đầu tiên là Kết luận số 22-KL/T.Ư vào ngày 4-4-2008 với 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm pháp, tăng cường kiểm soát vĩ mô. Hướng dẫn thứ hai là Kết Luận số 25/KL/T.Ư vào ngày 5 -8-2008 với yêu cầu ông Dũng phải điều chỉnh tỷ suất tăng trưởng thấp hơn hiện nay và chú trọng đến bảo đảm an sinh xã hội, tức là không cho xảy ra những cuộc khủng hoảng xã hội, ảnh hưởng đến uy quyền lãnh đạo của đảng.


Với hai bản hướng dẫn của Bộ chính trị nói trên, người ta đã thấy có điều gì bất thường khi ông Nông Đức Mạnh, nhân danh Tổng bí thư đảng nhúng tay giải quyết thay cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng những vấn đề mà đáng lý ra nó nằm trong phạm vị trách nhiệm của ông Dũng. Tại sao?


Đối phó với những khó khăn kinh tế - xã hội hiện nay chỉ là chiêu bài của những tranh đoạt quyền lực giữa phe ông Mạnh và phe ông Dũng. Từ lâu, ông Mạnh được liệt vào hàng ngũ của khuynh hướng bảo thủ và có chủ trương "sao y bản chánh’’ của đàn anh Trung Quốc - Tàu làm sao ta y chang làm vậy cho chắc ăn; từ đó ông được một số lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc như Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị, Trương Vĩnh Trọng, ... phò tá và tạo thành nhóm thân Trung Quốc. Đương nhiên Bắc Kinh cũng tìm mọi cách nắm ông Mạnh để qua đó khuynh loát nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, không cho tiến gần với Mỹ hầu tạo thế liên minh chống lại Trung Quốc. Thật ra ông Mạnh không phải người cầm đầu nhóm thân Trung Quốc mà chính là bộ ba Nguyễn Phú Trọng - Phan Quang Nghị - Trương Vĩnh Trọng đang tìm cách ngáng cẳng những chính sách thân Mỹ và thân Nhật của ông Nguyễn Tấn Dũng.


Nhóm thân Trung Quốc cho rằng Mỹ không có khả năng giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn kinh tế - xã hội mà nhiều khi còn lợi dụng việc giúp đỡ này để tạo ra cái gọi là "diễn biến hòa bình" trong nội bộ lãnh đạo Việt cộng. Cuộc khủng hoảng tài chánh ở Thái Lan vào năm 1999 và những giúp đỡ ASEAN tái thiết kinh tế sau cuộc khủng hoảng lây lan từ Thái cho thấy: Trung Quốc là nước đã cho Thái Lan vay dài hạn 1 tỷ Mỹ kim và giúp Nam Dương phục hồi kinh tế, trong khi Mỹ và Nhật đòi hỏi quá nhiều điều kiện mà không làm được gì. Từ kinh nghiệm đó, nhóm thân Trung Quốc muốn nội các Nguyễn Tấn Dũng phải làm theo những "vấn kế" của Bắc Kinh nên mới đẻ ra hai bản Kết Luận 1 và Kết Luận 2 của Bộ chính trị.


Ông Nguyễn Tấn Dũng, từ căn bản không phải là thành phần thân Mỹ, nhưng càng ngày ông càng bị đẩy vào thế phải dựa vào Nhật và Mỹ để chống lại những "biện pháp" bá quyền của Bắc Kinh mà ở vai trò Thủ Tướng phải đối đầu. Từ tháng 8 năm 2006 sau khi nhậm chức, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị rất nhiều áp lực từ Trung Quốc trên các mặt kinh tế, đối ngoại, chính trị, biên giới... Tuy nhiên, ông Dũng không dám có thái độ gần Mỹ một cách lộ liễu vì sợ phe thân Trung Quốc tấn công, nhất là khi Hoa Kỳ kêu gọi ông Dũng tham gia vào các cuộc đối thoại về chiến lược, cả hai ông Dũng và Nguyễn Minh Triết đã cố tìm cách trì hoãn. Nhưng từ đầu năm 2008, hai biến cố sau đây đã làm cho ông Nguyễn Tấn Dũng và những thành phần thân cận là Thượng Tướng Phùng Quang Thanh (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Thượng tướng Lê Văn Dũng (Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị) và Trung Tướng Nguyễn Huy Hiệu (Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng) có những thái độ dứt khoát trong việc đi gần hơn với Mỹ. Đó là vụ Trung Quốc ngang nhiên áp lực hãng dầu Exxon Mobil của Mỹ không được cộng tác với Cộng sản Việt Nam nghiên cứu dầu trên Biển Đông và Hải quân Trung Quốc đã cho tàu chiến trang bị vũ khí hạt nhân chạy vào trong hải phận Việt Nam ở miền Trung. Ngoài ra, sự kiện các Tướng Quân khu Thủ Đô Hà Nội đã bất tuân lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Quốc Phòng tiếp tục các hợp đồng kinh tế với những công ty của Bắc Kinh mà ông Dũng đã ra lệnh cho Quân đội không được làm kinh tế từ năm 2007, khiến ông Dũng phải cách chức hàng loạt.


Sau khi từ Hoa Thịnh Đốn trở về vào cuối tháng 6 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam xúc tiến mời Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John D. Negroponte đến Việt Nam vào trung tuần tháng 9 để bàn thảo về việc chuẩn bị cuộc họp đối thoại về hợp tác chiến lược, diễn ra vào đầu tháng 10. Đồng thời ông Dũng cũng bật đèn xanh cho Bộ Quốc Phòng đưa khoảng 10 ngàn sĩ quan trong các binh chủng không quân, hải quân, quân báo và người nhái sang Hoa Kỳ tu nghiệp những kỹ thuật mới về quốc phòng từ 2008 đến 2010. Ông Dũng còn cho mời một số chuyên gia kinh tế làm việc trong các viện nghiện cứu chiến lược của Hoa Kỳ tham dự hai Hội nghị tư vấn về kinh tế cho nội các Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng 9 năm 2008. Nhìn vào hàng loạt những hành động nói trên của ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ sau khi ông đi Mỹ về vào cuối tháng 6, không ai mà không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách đi gần với Mỹ.


Rõ ràng là ông Dũng đang muốn dựa vào Mỹ để tìm lối thoát cho phe nhóm ông ta trước sức ép của Trung Quốc và phe nhóm Nông Đức Mạnh. Chính trong bối cảnh xung đột đó, Hội Nghị Trung ương đảng CSVN lần thứ 8 đã bị thu ngắn lại chỉ còn có ba ngày - một thời gian quá ngắn để bàn về những vấn đề dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Hệ quả hiển nhiên là lãnh đạo Hà Nội không những đã không đưa ra được giải pháp nào hữu hiệu để tháo gỡ các bế tắc trầm trọng về kinh tế và những bất ổn xã hội, mà còn để lộ cho người ta thấy sự khuynh loát của hai thế lực Mỹ và Trung Quốc càng ngày càng sâu đậm trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai phe đều sẵn sàng uốn mình bán đứng tổ quốc và quyền lợi của dân tộc để bảo tồn quyền lực của nhóm mình.


Trung Điền

2008-10-10 18:17:27

Category: Chính trị | Views: 1064 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 4
Khách: 4
Thành Viên: 0