Thứ Bảy, 2024-04-20, 5:14 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 12 » Dự thảo luật của CSVN cho phép “Việt kiều” có 2, 3 quốc tịch, là một cái bẫy?
8:45 PM
Dự thảo luật của CSVN cho phép “Việt kiều” có 2, 3 quốc tịch, là một cái bẫy?

Lê Minh

Lời mở đầu:
Trong bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ trong nước hồi tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường đã cho biết rằng quốc hội CSVN sẽ sửa đổi luật để cho phép “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, theo thiển ý của mình, người viết chỉ xin phân tích một số khía cạnh pháp lý lợi hại có liên quan đến luật pháp của Úc, và cũng xin mời đọc giả triển khai, bổ túc thêm các khía cạnh pháp lý khác có liên quan đến luật pháp các nước có người tỵ nạn Việt Nam đang sinh sống.


Để thực thi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ĐCSVN, quốc hội CSVN hiện đang dự thảo Bộ luật quốc tịch sửa đổi để “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”. “Công dân Việt Nam” ở đây là “Việt kiều”, tức là người Việt Nam đã đi tỵ nạn, di dân ra nước ngoài và hiện đang định cư ở các nước này.

Luật hiện hành của CHXHCNVN quy định rằng, người Việt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi dâu (kể cả con cháu trực hệ sinh ra ở ngoại quốc) cũng “bị” xem là công dân Việt Nam, bởi vì bộ luật này chi phối và ràng buộc “cả nơi sinh và huyết thống”. Điều này có nghĩa là, những người tỵ nạn Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài, nay cho dù đã định cư, nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng dưới cái nhìn của luật CHXHCNVN vẫn bị xem là “công dân Việt Nam”, bởi vì họ chưa hề chính thức “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”. Câu thòng này chính là lý do để yêu cầu dẫn độ về nước hoặc là cái cớ để nhà nước CSVN có thể tùy tiện bắt bớ, giam cầm những “Việt kiều không yêu XHCN” mỗi khi về nước thăm quê hương.

Tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới và tại Úc

Trước khi đi vào bài phỏng vấn Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường trên tờ Tuổi Trẻ, chúng ta hãy nhìn sơ một vòng tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới. (xem phụ bản phía dưới)

Theo Thư Viên online của Quốc hội Úc thì cả Việt Nam và Úc đều nằm trong danh sách các quốc gia không cho phép song tịch cũng như có thể “du di” cho phép song tịch trong một vài trường hợp đặc biệt.

Theo luật hiện hành của Úc, Phần 17 của Bộ luật Quốc tịch năm 1948 quy định rằng “bất cứ công dân Úc nào từ 18 tuổi trở lên, nếu vì một lý do nào đó (ngoại trừ việc kết hôn), mà có thêm một quốc tịch ngoại, thì việc có được quốc tịch đó sẽ chấm dứt việc mang quốc tịch Úc”. Điều này có nghĩa là, một khi trở thành công dân một nước khác thì đồng thời cũng đưa đến việc đánh mất quốc tịch Úc.

Luật quốc tịch CHXHCNVN định nghĩa “công dân” bằng nơi sinh và cả huyết thống

Luật pháp CHXHCNVN định nghĩa rằng hễ sinh ra tại Việt Nam, hoặc có huyết thống là Việt Nam (ông bà cha mẹ là người Việt Nam) thì phải là “công dân Việt Nam” (ràng buộc cả “nơi sinh và huyết thống”), trong khi luật quốc tế chỉ quy định “công dân” theo nơi sinh ra.

Cha mẹ mang quốc tịch VN, con cái phải thi hành
"nghĩa vụ quân sự"

Vậy mà khi phát biểu với tờ Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Tư Pháp CSVN Hà Hùng Cường đã nói “dư thừa” rằng “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch”. Sở dĩ có chuyện “trẻ em sinh ra ở VN có trường hợp không có quốc tịch” là vì trong thời gian vừa qua có những trường hợp các cô gái Việt lấy chồng Hàn, Đài Loan ly dị trở về nước khi đang mang thai rồi sinh con tại VN đã không được chính quyền địa phương cấp giấy khai sinh. Trong khi đó luật CHXHCNVN lại “quơ quào” rằng “trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN” cho dù đã định cư đến thế hệ thứ tư.

Ông Cường còn cho biết luật sửa đổi sẽ “mềm dẻo” để “Việt kiều” có thể có vài ba quốc tịch, tiện cho nhà nước CSVN “thống kê số liệu công dân” và để “thực hiện chính sách bảo hộ công dân” tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Lạ đời thật, nhà nước CSVN có bao giờ thực tâm “bảo hộ công dân Việt Nam” trên xứ người bao giờ. Hãy nhìn xem thái độ “đem con bỏ chợ” của họ đối với “Việt kiều Campuchia”, hàng trăm ngàn cô dâu Việt tại xứ Đài, xứ Hàn và hàng trăm ngàn công nhân lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Hiển nhiên cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia chưa được nhà nước “quan tâm sâu sắc”, bởi vì họ quá nghèo, khác với “Việt kiều thứ thiệt” sinh sống tại các nước tư bản giàu có rất được nhà nước “quan tâm ưu ái” nên được gọi là “khúc ruột ngàn dặm”.

Công nhân VN đi làm lao động ở nước ngoài bị chủ bóc lột, đối xử tàn tệ nhưng có bao giờ các tòa đại sứ VC quan tâm đến họ đâu. Gần đây nhất, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã phải can thiệp giúp cho 176 nữ công nhân Việt ở Jordan được giải cứu khỏi cảnh bị bóc lột và đánh đập; và vụ việc nhà thầu may mặc của hãng Nike tại Mã Lai đối xử tàn tệ, nô lệ hóa công nhân (trong đó có công nhân VN) đã bị Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (UBBV) tố cáo với đài số 7 của Úc. Việc tố cáo này đưa đến việc hãng Nike chính ở Mỹ phải can thiệp, và nhờ đó tình trạng lao động và điều kiện ăn ở của công nhân mới được cải thiện. Còn chuyện công nhân làm việc ở các hãng xưởng trong nước bị các chủ nhân ông Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc bóc lột, đối xử tàn tệ, thậm chí chuyện đánh đập cũng xảy ra như cơm bữa, nhưng có bao giờ nhà nước CSVN can thiệp hay phạt nặng đâu.

“Việt kiều” chưa thôi quốc tịch VN và có ước muốn nhập tịch trở lại quốc tịch VN?

Trong số khoảng hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống trong các cộng đồng trên khắp thế giới, nhà nước CSVN đã “ước đoán” là 75% trong số này đã nhập quốc tịch nước sở tại nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam.

Đúng là “Việt kiều” ở các nước hầu hết đã nhập quốc tịch, hoặc sẽ nhập tịch nước sở tại, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước. Tuy nhiên con số 75% là không chính xác, bởi vì tuỳ theo luật của mỗi nước, khó hay dễ, lâu hay mau. Vả lại, có thể nói là đến hơn 99% người VN tỵ nạn CS muốn từ bỏ quốc tịch VN, mà nói chính xác hơn là từ bỏ quốc tịch CHXHCNVN.

Ông Cường cho rằng có đến 2.5 triệu trong số hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại “vẫn chưa thôi quốc tịch VN”. Đây là câu nói mơ hồ đầy hàm ý, bởi vì người Việt Nam chạy trốn Việt Cộng thì có ai muốn giữ quốc tịch CHXHCNVN. Càng hàm hồ hơn nữa khi ông Cường cho rằng “trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch Việt Nam”.

“Hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” ư? Họ là ai? Họ là những quân, dân cán chính đã từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị tù tội, đọa đày, thì làm gì có chuyện “hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” có ước nguyện quay trở về xin nhập tịch CHXHCNVN.

Quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành “công dân CHXHCNVN”

Sửa đổi luật quốc tịch để móc hầu bao
"Việt kiều" nhiều hơn nữa

Một khi trở thành công dân của một nước thì người đó đương nhiên phải có “quyền lợi và nghĩa vụ” đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với “Việt kiều”, ông Cường có thêm rằng Việt kiều cũng có quyền đi bỏ phiếu (theo kiểu “Đảng cử dân bầu”), và cũng có quyền ra ứng cử “đại biểu quốc hội”. Tuy nhiên để ra ứng cử thì phải thường trú trong nước, phải có “nhận xét của nơi cư trú” và phải qua “hiệp thương của Mặt trận”, tức là phải có xác nhận của công an chính quyền địa phương, và phải được Mặt trận Tổ quốc đề cử. Như thế này thì chắc chắn chỉ có “Việt kiều yêu nước” mới “đạt yêu cầu”.

Báo chí trong nước cũng từng kháo rằng khi cầm cái Hộ chiếu CHXHCNVN thì “Việt kiều” sẽ được đối xử như người Việt bản địa trong cách tính giá. Cứ cho rằng một tí lợi này là có thật thì việc trở thành công dân Việt Nam, đồng nghĩa với việc sẽ phải thực thi “quyền lợi và nghĩa vụ” như người Việt Nam, kể cả việc “thực hiện nghĩa vụ quân sự” đối với nam công dân, thì liệu Việt kiều nào có đủ can đảm xin “đăng ký quốc tịch” CHXHCNVN không? Ngoài ra việc trở thành công dân CHXHCNVN sẽ thuận lợi hơn cho nhà nước CSVN khi truy tố, kể cả việc dẫn độ “Việt kiều không yêu nước” về Việt Nam.

Cách đây 1 năm trên trang web của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng CSVN kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nói rõ chiêu “miễn thị thực” là để thực thi Nghị quyết 36, nhằm dụ khị thêm “người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên”. Nay đi thêm bước nữa, nhà nước CSVN sẽ sửa đổi luật quốc tịch “theo hướng mềm dẻo” để “Việt kiều có thể có hai, ba quốc tịch” hầu có thể “về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên” thường xuyên hơn nữa, dễ dàng chuyển tiền bạc tài sản kể cả “lương hưu, bảo hiểm của họ” về nước nhanh hơn; Tức là nhà nước CSVN có thể móc hầu bao của “Việt kiều” nhiều hơn nữa, làm giàu nhanh hơn nữa cái túi tham không đáy của các quan chức nhà nước.

Úc Châu ngày 12/10/2008
Lê Minh


Phụ bản
Những quốc gia cho phép song tịch
(Countries that allow dual citizenship)

Bangladesh

Ireland

South Africa

Brazil

Israel

Spain

Canada

Italy

Switzerland

Colombia

Jordan

Syria

Egypt

Lebanon

Tonga

Fed. Rep. Yugoslavia

Malta

Turkey

France

Netherlands

United Kingdom

Hungary

New Zealand

United States

Macedonia

Portugal

Western Samo

Những quốc gia không cho phép song tịch
Countries that prohibit dual citizenship

Austria

Indonesia

Pakistan

Belgium

Iran

Papua New Guinea

Brunei

Japan

Peru

Burma

Kenya

Philippines

Chile

Kiribati

Poland

China

Korea

Romania

Denmark

Latvia

Singapore

Ecuador

Lithuania

Solomon Islands

Fiji

Malaysia

Sweden

Finland

Mauritius

Thailand

Germany

Mexico

Vietnam

Iceland

Nepal

Venezuela

India

Norway

Zimbabwe

Những quốc gia/lãnh thổ cho phép song tịch trong một vài trường hợp đặc biệt
(Countries/territories allowing dual citizenship in some form)

Albania

Ghana

Northern Ireland

Antigua & Barbuda

Greece

Panama

Argentina

Grenada

Paraguay

Australia

Guatemala

Peru

Bahamas

Haiti

Pitcairn

Bangladesh

Hungary

Philippines

Barbados

India

Poland

Belize

Iran

Portugal

Benin

Ireland

Romania

Bolivia

Israel

Russia

Brazil

Italy

Saint Kitts & Nevis

Bulgaria

Jamaica

Saint Lucia

Burkina Faso

Jordan

Saint Vincent

Cambodia

Latvia

Serbia (Yugoslavia)

Canada

Lebanon

Slovenia

Cape Verde

Lesotho

South Africa

Chile

Liechtenstein

Sri Lanka

Colombia

Lithuania

Sweden

Costa Rica

Macao (with Portugal)

Switzerland

Croatia

Macedonia

Taiwan

Cyprus

Madagascar

Trinidad/Tobago

Cyprus (North)

Malta

Thailand

Dominica

Mexico

Tibet

Dominican Republic

Montenegro (Yugoslavia)

Turkey

Ecuador

Mongolia

United Kingdom

Egypt

Morocco

United States

El Salvador

Netherlands

Ukraine

Fiji

New Zealand

Uruguay

France

Nicaragua

Vietnam

Germany

Nigeria


Nguồn: Thư Viện online của Quốc Hội Úc




Thứ Tư, 21/05/2008, 08:25 (GMT+7)
Dự thảo luật quốc tịch (sửa đổi): Công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch

TT - Hàng triệu người VN ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch VN có thể đăng ký quốc tịch VN. Những người này có thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để đăng ký quốc tịch VN.

Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt, có thể thực hiện đăng ký ở nước ngoài. Đó là một trong những nội dung của dự án Luật quốc tịch (sửa đổi).

Xung quanh vấn đề này, trước khi Quốc hội có những phiên họp riêng về dự án luật nêu trên, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (ảnh) cho biết:

- Theo nguyên tắc hiện hành, Nhà nước chỉ công nhận công dân VN có một quốc tịch là quốc tịch VN, nghĩa là công dân VN không thể có quốc tịch nước khác. Nhưng thực tế nước ta có nhiều đồng bào đang định cư ở nước ngoài, hơn nữa đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì nguyên tắc nêu trên là không khả thi.

Về quốc tịch, nhiều nước qui định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước tôi là có quốc tịch nước tôi, không cần biết huyết thống như thế nào, còn nước ta qui định cả nơi sinh và huyết thống. Tức là trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch, nhưng mặt khác trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN. Trong khi đó, đồng bào ta ở nước ngoài nhiều gia đình đã định cư đến thế hệ thứ tư, có thể họ vẫn giữ quốc tịch VN nhưng hầu như không có giấy tờ chứng minh. Như vậy nguyên tắc nêu trên cũng trở thành hình thức. Và, ở đây cách làm luật của ta là cố gắng nhìn thẳng vấn đề, sao cho qui định sát thực tế.

* Vậy, dự án luật xử lý nguyên tắc một quốc tịch theo hướng nào, thưa ông?

- Theo hướng mềm dẻo. Nếu dự án luật được thông qua, có thể chấp nhận những trường hợp đang có hai quốc tịch, thậm chí ba quốc tịch, và anh được đăng ký đàng hoàng để một mặt chúng ta dễ thống kê số liệu công dân, mặt khác để thực hiện chính sách bảo hộ công dân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

* Được biết, khoảng 75% trong số hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng chưa thôi quốc tịch VN?

- Hiện có xu hướng nhiều kiều bào về sống trong nước, họ muốn trở lại quốc tịch VN nhưng có nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài, vì các chế độ như lương hưu, bảo hiểm của họ đều ở nước ngoài. Để giải quyết, dự án luật mở ra hướng chấp nhận cho họ được trở lại quốc tịch VN.

Trong số hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài, không kể những người vẫn có hộ khẩu thường trú trong nước, số còn lại hơn 2,5 triệu người đã ra nước ngoài từ lâu nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch VN. Vấn đề pháp lý đặt ra là hơn 2,5 triệu người đó có còn tiếp tục là công dân VN nữa hay không? Tinh thần của dự án luật là vẫn công nhận họ có quốc tịch VN và qui định thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để những đồng bào đó đăng ký quốc tịch VN. Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN nêu trên, ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt. Chúng tôi dự tính nếu luật được ban hành, trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch VN.

* Khi đăng ký quốc tịch VN thành công thì kiều bào được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, liệu có được tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử?

- Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân VN phù hợp với hoàn cảnh sống xa Tổ quốc. Đó là những quyền và nghĩa vụ nào thì lại do những đạo luật cụ thể qui định, ví dụ như Luật bầu cử hiện hành qui định nếu anh về nước có đăng ký tạm trú anh được đi bỏ phiếu, nhưng nếu anh muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì anh phải thường trú trong nước, rồi có nhận xét của nơi cư trú, phải qua hiệp thương của mặt trận… Nghĩa là nếu anh không thường trú trong nước thì anh không được ứng cử.

* Vậy trong trường hợp kiều bào đăng ký quốc tịch VN và trở về thường trú trong nước thì sao, thưa ông?

- Xu hướng là bà con đã trở về VN để định cư và thường trú thì bà con sẽ được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ như mọi công dân VN.

* Đã có những người nước ngoài xin nhập quốc tịch VN như trường hợp thủ môn Santos, vậy theo dự án luật họ có được giữ quốc tịch vốn có, thưa ông?

- Dự án luật mở rộng ra một số trường hợp người nước ngoài có thể được Chủ tịch nước cho phép giữ hai quốc tịch, trong trường hợp họ xin nhập quốc tịch VN nhưng có lý do chính đáng để xin giữ quốc tịch vốn có của họ. Đơn cử như những người nước ngoài có những đóng góp cho sự nghiệp khoa học, thể thao, văn hóa... của VN.

* Dự án luật lần này đã hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quốc tịch?

- Chúng tôi đã cố gắng để giảm hẳn các loại giấy tờ, thủ tục. Ví dụ khi bà con trở lại quốc tịch VN thì không bắt buộc các điều kiện chặt chẽ như trước đây là phải lấy vợ (chồng) VN, hoặc trở về định cư ở VN. Chúng tôi chỉ qui định đơn giản trở lại quốc tịch VN là quyền của anh, và cơ bản Nhà nước tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền và nguyện vọng chính đáng đó. Về mặt thời gian, có cái khó là các vấn đề liên quan đến quốc tịch, không những phải giải quyết từ nước ngoài về trong nước, mà còn phải giải quyết qua nhiều cơ quan như ngoại giao, công an, tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, lên đến Chủ tịch nước, nên chúng tôi dự kiến phấn đấu rút ngắn từ một năm xuống chín tháng và từ sáu tháng xuống ba tháng, thời gian tới ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn thì sẽ rút ngắn nữa.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=258717&ChannelID=3
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 678 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0