Thứ Sáu, 2025-01-03, 0:29 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 12 » Vụ án xử Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải : Một trắc nghiệm của tự do báo chí và chống tham nhũng.
10:29 PM
Vụ án xử Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải : Một trắc nghiệm của tự do báo chí và chống tham nhũng.

Procès de Nguyen Viet Chien et Nguyen Van Hai : une affaire test pour la liberté de la presse et la lutte contre la corruption.

http://www.rsf.org/article.php3?id_article=28885

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières, RSF) đã gửi lời kêu gọi đến các thẩm phán sắp đem ra xử, từ ngày 14 tháng Mười 2008, hai ký giả Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, là hảy tha bổng và ra lệnh thả tự do cho họ . Vụ án này là một trắc nghiệm cốt lõi cho sự tự do báo chí cũng như công cuộc tranh đấu chống tham nhũng tại Việt Nam, nhân khi hai nhà ký giả này điều tra về « xì căn đan » PMU 18, đã đụng chạm tới nhiều giới chức cao cấp. Từ khi hai người  bị bắt , chính quyền đã tăng cường việc kiểm soát báo chí tư nhân và xử phạt những ký giả phóng viên còn dám công khai bênh vực đồng nghiệp của họ.

"Đem xử  Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trong lúc này, chính quyền đã tính trả thù các ký giả táo gan, dám  đưa ra ánh sáng những vụ việc phiền toái và cung cấp cho báo chí trong nước một tiếng nói tự do hơn. Trong khi đó, một số viên chức tham nhũng lại được hưởng một sự gia giảm khoan hồng, rồi ngày hôm nay chính các người làm báo lại trở thành những bị can chịu tội ra  trước vành móng ngựa. Quả là một nhục mạ cho nền công lý. Vụ án này là trung tâm điểm của một cơn động đất đã tàn phá những cơ sở còn mong manh của một nền báo chí đã khá độc lập và cũng muốn đóng vai trò  đối mặt với chính quyền", Tổ Chức đã xác nhận như vậy.

Lúc đầu thì bị cáo buộc là " lạm quyền " trong khi thi hành  nghĩa vụ, hai ký giả có thể bị tới 7 năm tù giam  vì "lạm quyền tự do dân chủ  với mục đích gây hại quyền lợi của Nhà Nước, các tổ chức và  của những  công dân". Luật sư của một trong hai bị cáo đã chỉ trích gay gắt việc sửa đổi tội danh của công tố viện mà không đưa ra một lời giải thích nào. Vụ án sẽ bắt đầu ngày  14 tháng 10  trước Toà án Nhân dân  Hà Nội. Về phần mình, cũng bị đưa ra tòa, là hai viên chức cảnh sát, đặc biệt là thiếu tướng công an  Pham Xuan Quắc, vì tội  đã cung cấp thông tin cho nhà báo. Họ bị cáo buộc đã "tự ý tiết lộ bí mật quốc gia."

Phóng Viên Không Biến Giới đã thu lượm nhiều nhân chứng là các ký giả, nhà ngoại giao, và các thành viên ủng hộ tự do ngôn luận, tất cả đều nghi ngờ tới cái hậu quả tiêu cực của vụ án nầy trên sự tự do báo chí, mà cũng cả về tư cách lãnh đạo đất nước nữa.     

" Chuyện gì sẽ xảy ra trước Tòa án có lẽ quan trọng hơn cả vụ xử hai ký giả vô tội. Đây là một vụ xét xử công khai nhằm làm run sợ cả một nghề nghiệp", đó là lời giải thích của một đồng nghiệp dấu tên của hai nhà báo, cũng như phần đông những ai được hỏi ý kiến. " Chúng tôi theo dõi sát vụ xử này, vì đây là một trắc nghiệm cho xứ sở", một nhà ngoại giao Âu châu về phần mình đã xác nhận như thế. " Trong làng  báo Việt Nam ngày nay, không ai còn dám bàn tới chuyện tham nhũng tiếng tăm này nữa (...) Cuộc xử án này, không phải là của hai cá nhân, mà của cả một nghề nghiệp", như ông  Bùi Tín đã tiên đoán, một cựu ký giả của báo chí Nhà nước, hiện đang định cư tại Pháp. " Trên các diễn đàn hội luận, có rất nhiều ý kiến phê bình, mà cũng có nhiều sợ hãi. Ai cũng biết là vụ này là một bước thụt lùi ", một nhà báo Việt Nam cuối cùng đã thốt ra như vậy.

Nguyễn Văn Hải, ký giả của báo Tuổi Trẻ và  Nguyễn Việt Chiến, 56 tuổi, của tờ  Thanh Niên đã tham dự vào những cuộc điếu tra đăng lên báo địa phương về vụ  xì-căn-đan  PMU 18. Vụ việc này được công bố hồi cuối năm 2005 có liên quan đến hàng chục công chức trong bộ Công chánh, đã biển thủ công quỹ dành cho sự phát triển  đế đánh cá độ thể thao. Viên thứ trưởng Giao thông  lúc đầu bị bắt, sau lại được thả ra vì vô tội.

Tới ngày 12 tháng Năm  2008, cảnh sát bắt hai ký giả. Theo các viên chức cảnh sát  đã  tới toà soạn để bắt hai nhà báo thì bởi vì họ đã loan những  "tin tức thất thiệt" trên vụ xì-căn-đan   PMU 18. Văn phòng cũng như nhà riêng của hai ký giả đều bị  cảnh sát lục soát.

Tiếp theo sau vụ bắt bớ đó, cảnh sát cũng đã thẩm vấn nhiều nhà báo khác, kể cả các người trong ban  biên tập. Nhật báo Tuổi Trẻ, lúc trước rất đượng yêu chuộng vì tính chất độc lập của mình, đã là cái gai chính yếu trong vụ dọn dẹp này. " Tờ báo này, bây giờ đây đã mất hết hết tinh thần chiến đấu của họ. Độc giả bắt đầu bỏ rơi báo Tuổi Trẻ ", một nhà báo tại Sài Gòn đã xác nhận như vậy.

Sự bắt giữ hai ký giả điều tra tham nhũng lôi kéo theo những hình phạt trên những đồng nghiệp nào công khai bênh vực cho họ  Đầu tháng Tám, bộ Thông Tin đã rút thẻ báo chí của bảy ký giả trong đó có  Bùi Văn Thanh, Dương Đức Đa Trang là phó chủ bút và trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội ;  Nguyễn Quốc Phong và Huỳnh Kim Sanh, phó chủ bút và thơ ký tòa soạn của tờ Thanh Niên. Rất được kính nể trong làng báo, ông  Bùi Văn Thanh đã tuyên bố vào tháng Năm : " Công lý đã bị khinh rẻ . Trong vụ này, các ký giả đã trở thành nạn nhân."

Trước đó không lâu, một cải tổ ở ngay đầu não ban biên tập của trang thông tin  VietnamNet được một số đông quan sát viên ghi nhận như là một sự thu tóm quyền hành trong tay của bộ Thông Tin. Việc thay thế giám đốc Nguyễn Anh Tuấn, ký giả được đào tạo ở bên Hoa Kỳ, là nhắm siết chặt lại trang báo điện tử này thường được xem như là một cơ quan truyền thông cởi mở.

Các hình phạt này gây lo âu cho những hiệp hội ký giả trong nước. Ngày hôm sau khi bắt hai nhà báo, chủ tịch của Hiệp hội Báo chí Việt Nam tuyên bố :  " Báo chí là một con đường cần thiết cho việc đấu tranh chống tham nhũng. (...)Đi tìm những thông tin là nhiệm vụ của các ký giả. Bây giờ đây vụ việc lại bị tố cáo trước dư luận, vấn đề đâu phải là việc tra xét các trách nhiệm của những nhà làm báo." Về phần mình, bà chủ tịch Hiệp hội Báo chí thành phố Sài Gòn đã thú nhận rất là  xúc động đau buồn vế việc bắt giữ hai đồng nghiệp. Và bà ta cũng nói rõ là nhận thấy rằng các  "ký giả này đã rất can đảm trong việc điều tra vụ xì–căn-đan  PMU 18". Chuyện này  cũng làm dấy lên một xúc động mạnh mẽ trong công chúng. Ngay cái ngày hai nhà báo bị bắt , có cả hai ngàn lời phê bình được đưa lên một trang  thông tin điện tử sau một bài báo tường thuật nội vụ.

Kể từ tháng Năm, các quan sát viên ngoại quốc đã ghi nhận là các biên tập của báo chí tư nhận tự do đã bị thâu tóm. về một mối " Sau ba ngày chỉ trích công khai mạnh mẽ vụ việc, làng báo đã im hơi lặng tiếng. Và người ta nhận thức ra các biên tập đang từ từ mất hết sự độc lập của mình. Ngay cả trên bình diện kinh tế toàn thể báo chí đồng loạt tô hồng, chỉ lập đi lập lại trên một đề tài, là  ’ Cái gì cũng tốt cả ’. Còn nói tới chuyện chánh trị, hiễn nhiên là  cái gọng kềm lại càng siết cứng ", một đặc phái viên xác ngoại quốc tại Hà Nội xác định như trên.

Việc nhà cầm quyền hăng say đối phó với hai tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng được cảm nhận như là một đòn chí tử giáng xuống công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cựu ký giả Thái Huy nói rõ là "Chúng ta đã đồng ý tất cả rằng việc chống tham nhũng  trong nước là một chuyện sống còn. Vậy tại sao lại bắt giữ hai ký giả này làm gì, trong khi không một người nào khác đã gặt hái được những kết quả cụ thể trong công cuộc tranh đấu như vậy ? (...) Báo chí là một phương tiện hiệu quả nhất trong cuộc chiến này. Nếu báo chí bị kềm hãm  trên bước đường của họ, thì chuyện gì bất ngờ sẽ xảy ra ?" Một nhà ngoại giao nhiệm sở tại Hà Nội  tỏ ý lo ngại : " Hai ký giả đã viết lách hành động trên một vụ biển thủ công quỹ  dành cho công cuộc phát triển. Làm sao mà chính phủ lại có thể hành động như thế để đấu tranh chống tham nhũng cho được? Đó là chúng tôi được người ta nói trong một hội nghị chống tham nhũng xảy ra tại Hà Nội vào tháng Sáu vừa qua. Trước mắt, chúng tôi không thấy một phản ứng nào của họ cả."

Vụ án sẽ được diễn ra kèm theo với những lời tuyên bố công kích  mạnh mẽ nhất  của thượng tầng quyền hành chính trị nhắm vào báo chí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  do đó đã tuyên bố là chống đối việc các tư nhân tự cho mình có quyền tự do báo chí. " Có nhiều nhà báo thuộc thế hệ trẻ đã đón nhận lời tuyên bố trên một cách thất vọng xót xa như một gáo nưóc lạnh tạt trên đầu mình, trong khi mà họ vẫn tin, trong thời gian gần đây, đến sự thăng tiến đổi mới trong nghề nghiệp báo chí của họ ", ông  Bùi Tín giải thích. Theo ông ta, lệnh đưa ra để nắm trọn trong tay mọi việc thông tin của báo chí  phát xuất từ đảng Cọng Sản Việt Nam.

Đề nghi và yêu cầu : Thứ nhất. Gửi cho chính phủ Việt Nam :  Ngưng việc truy tố hai ký giả Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải và thả họ ra lập tức. Hủy bỏ mọi hình phạt đối với các ký giả khác đã công khai bên vực đồng nghiệp của mình. Thứ hai. Gửi cho Ngân Hàng Quốc Tế : Hãy ra điều kiện để chấp thuận các khoản cho vay mới là phải thả hai nhà báo, cũng như chấm dứt việc kiểm duyệt báo chí. Thứ ba. Gửi cho toàn thể các Chính phủ Tự do Dân chủ, và đặc biệt cho Liên Hiệp Âu Châu : Hãy đặt điều kiện trong việc yểm trợ tài chánh cho Việt Nam là một lối thoát tích cực trong vụ này và  trả lại sự  tự do báo chí.

 

T.C. lược dịch

10/10/2008

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 798 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 10
Khách: 10
Thành Viên: 0