[*] Nhà cách mạng Nguyễn an Ninh
Bài viết với tiêu đề “Nghĩ về người Công giáo Việt Nam” của người Bến
Nghé đã được đăng trên trang mạng điện tử toàn cầu của đài BBC vào ngày
9 tháng 10 năm 2008. Đây là một bài quỷ biện bậc thầy, phân tích tình
hình, bối cảnh, nguồn gốc, nền tảng, và mục tiêu của giáo xứ Thái Hà
qua việc cầu nguyện đòi đất mà theo người Bến Nghé thực chất là lý do
chính trị, để rồi đưa đến kết luận là sự việc cũng sẽ chẳng đi đến đâu,
người Công giáo sẽ thất bại bởi vì một số lý do như sau: Thứ nhất là
việc làm thiếu minh bạch, chỉ dựa trên quyền lợi của người Công Giáo
cho nên “không lôi kéo được sự nhập cuộc của đám đông muốn có một thay
đổi chính trị tốt hơn.”
Thứ hai, viện dẫn yếu tố lịch sử, người Bến Nghé lý luận rằng Công Giáo
ít nhiều “có dính với thực dân Pháp;” Công giáo khó “có sự đoàn kết với
các tôn giáo khác ở VN, nhất là Phật giáo,” do trong quá khứ cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm và anh em là người Công Giáo đã đàn áp Phật giáo.
Thứ ba, “Đức Tổng Giám Mục [Ngô Quang Kiệt] và các linh mục cộng sự của
ông không thể dựa vào sức mạnh của Vatican, giống như những nhà đấu
tranh dân chủ Việt Nam cũng đừng hy vọng gì ở chính phủ Mỹ.” Và sau
cùng, sự dứt khoát của lãnh đạo CSVN qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi
tiếp Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã khẳng định “luật pháp nhà nước phải
trên giáo luật, về luật quản lý đất đai hiện hành.”
Sự thật có phải như người Bến Nghé đã nghĩ hay không?
Đầu tiên theo người Bến Nghé, cuộc đấu tranh của người Công giáo chỉ
dựa trên quyền lợi của người Công Giáo cho nên “không lôi kéo được sự
nhập cuộc của đám đông muốn có một thay đổi chính trị tốt hơn.” Lý luận
này trên mặt riêng rẽ tôn giáo trên một đất nước yên bình có thể đúng.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay, trước nỗi căm hận
của người dân ngày càng cao trước tình trạng quốc nạn tham nhũng, cướp
đoạt, bóc lột dân từ trên xuống dưới trong guồng máy đảng, thì những
cuộc cầu nguyện hiệp thông của người Công giáo Việt Nam trong nước,
được sự trợ lực của các cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại và các
lực lượng đấu tranh dân tộc dân chủ của người Việt toàn thế giới sẽ
không cô đơn nhưng lại có tác dụng khích thích, đem đến những phản ứng
bất chợt của người Việt Nam toàn quốc vốn vẫn chờ mong “có một thay đổi
chính trị tốt hơn” để giải thoát cho cuộc đời của họ và tương lai đất
nước.
Thứ hai, viện dẫn yếu tố lịch sử, người Bến Nghé lý luận rằng Công Giáo
ít nhiều “có dính với thực dân Pháp;” Công giáo khó “có sự đoàn kết với
các tôn giáo khác ở VN, nhất là Phật giáo,” do trong quá khứ cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm và anh em là người Công Giáo đã đàn áp Phật giáo.
Thực ra hiện nay ngoại trừ thành phần lãnh đạo hay cán bộ đảng viên
Cộng sản có những ràng buộc quyền lợi bóc lột nhân dân, mọi người dân
Việt Nam đều quá chán ngán với chế độ cộng sản độc tài biến thái. Mọi
người chỉ chờ có cơ hội đứng dậy đập tan chế độ bán nước hại dân này,
do đó các luận điệu khích bác, chia rẽ tôn giáo, dân tộc của cộng sản
vn, ngày nay không còn tác dụng.
Thứ ba, lý luận “Đức Tổng Giám Mục và các linh mục cộng sự của ông
không thể dựa vào sức mạnh của Vatican, giống như những nhà đấu tranh
dân chủ Việt Nam cũng đừng hy vọng gì ở chính phủ Mỹ” của tác giả Bến
Nghé tuy nhiên chỉ làm rõ hơn, trước thực tế của sự hợp tác của thế
giới trong nhu cầu quyền lợi, ý thức dân tộc tự lập tự lực của các quốc
gia nhược tiểu ngày càng vững mạnh. Người Việt Nam không thể trông chờ
vào sự giúp đỡ của thế giới để giải quyết vấn đề Việt Nam mà chính
người Việt Nam phải tự giải quyết vấn nạn Việt Nam. Vatican hay người
Mỹ cũng như bao dân tộc và tôn giáo khác, nếu chính phủ Việt Nam tương
lai hiểu và tôn trọng quyền lợi bản chất đặc thù của họ thì với sự hỗ
trợ tích cực của các cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới, đất nước
Việt Nam tự do dân chủ chắc chắn sẽ tạo được những giao hảo ngoại giao
tốt với quốc tế.
Sau cùng, chính sự khẳng định quyền lực tuyệt đối của đảng trên tôn
giáo, sự tham lam của đảng trên sự xác nhận quyền sở hữu đất đai dân
tộc, và sự viện dẫn ra các “lý do mà pháp luật của đảng CS đã dọn sẵn,
bỏ tù ai hay không, đều thuộc về quyền chọn lựa của họ,” chỉ làm cho
toàn dân ngày càng chán ghét thêm chế độ.
Câu nói 'Tự Do Không Thể Van Xin Mà Được. Tự Do Phải Giành Lấy Mới Có"
của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh lại trở về. Người Việt Nam, dân tộc
Việt Nam không cong lưng cúi đầu trước bạo quyền bạo lực. Trên quyền
lợi dân tộc, cuộc đấu tranh của người công giáo Việt Nam sẽ không cô
đơn. Trong ngoài những ngọn lửa hiệp thông đã bừng cháy. Giòng phún
thạch âm ỉ trong lòng hỏa diệm sơn Việt Nam đang hừng hực, chờ ngày
cuốn trôi đi chế độ tham tàn, bán nước!
Tuệ Vân
Ngày 11 tháng 10 năm 2008
---
Audio:
https://rcpt.yousendit.com/614425877...ba2bd3a07a15d6