Gia Minh, phóng viên đài RFA
2008-10-12
Tranh chấp đất đai do phía chính
quyền địa phương không thể đưa ra lý do thuyết phục được dân chúng là khá phổ
biến tại Việt Nam. Ngoài đất đai do tư nhân sử dụng, đất đai do các tôn giáo
quản lý để phục vụ hoạt động giáo dân cũng nằm trong tình trạng đó.
Photo courtesy
of Vietcatholic
Hôm 25-9-2008,
chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa phương tiện cơ giới đến ủi phá khu vực Giáo
xứ Thái Hà.
Một vụ việc mới đang xảy ra tại giáo
xứ An Bằng, xã Vinh An (Phú Vang, Thừa Thiên- Huế), khi mà địa phương yêu cầu
nhà thờ tháo dở tượng Thánh Giá và bàn làm lễ trên khu đất của một giáo dân
trong giáo xứ vào tối Ngày 11 Tháng Mười vừa qua.
Linh mục chánh xứ An Bằng, Nguyễn
Hữu Giải, cho Gia Minh biết một số diễn biến đang xảy ra tại giáo xứ của ông.
Đòi tháo dở tượng Thánh, bàn thờ
LM Nguyễn Hữu Giải:
Nội dung tranh chấp là từ Ngày 26 Tháng Chín cho tới bây giờ Giáo Xứ An Bằng
chúng tôi sống trong sự đe dọa của công an, của chính quyền các cấp, rồi của
lính biên phòng. Nơi cây Thánh Giá chúng tôi dựng ở lễ đài đó thì họ đóng hai
cái trại, họ canh gác cả ngày cả đêm. Chúng tôi lên cầu nguyện thì bị họ theo
dõi rất kỹ. Rồi người ta đi từng nhà để hù dọa và lấy những lời sơ hở để người
ta bôi nhọ chúng tôi.
Rồi trong xã, mỗi buổi sáng lúc 5
giờ rưỡi - lâu nay thì không có- bây giờ bắt loa nói về chính sách tôn giáo, nói
về nhà nước tôn trọng Công Giáo như thế nào. Ngày nào cũng có nói như vậy, mà
trước đây thì không. Rồi số giáo dân bị mời lên làm việc, ví dụ như ngày bữa qua
cũng như ngày hôm nay thì một số bị công an huyện mời lên làm việc riêng từng
người giống như kẻ có tội vậy, phải cách ly.
Còn tôi thì lên làm việc ngày bữa
qua là từ 8 giờ 30 đến 10 giờ 30 tại huyện Phú Vang. Họ cũng buộc tội tôi mà tôi
cũng trả lời rõ ràng. Ngày hôm nay thì công an tỉnh, huyện, xã đi từng nhà trong
giáo xứ, đặc biệt các ông có chức việc ở trong giáo xứ.
Rồi họ cũng dò hỏi, cũng có ý kiến,
rồi cũng nói là chúng tôi làm sai để xem thử người giáo dân đó có chấp nhận làm
sai hay không. Rồi một số thanh niên bị mời vô xã và bị hù dọa đủ cách, đủ kiểu.
Và đặc biệt họ quyết định rằng họ sẽ tháo dở tượng Thánh Giá và bàn thờ.
Tất cả bà con giáo dân, nhất là cả
cái vùng An Bằng đó, không chấp nhận cho tháo gỡ. Mình không chấp nhận tháo gỡ.
Còn nhà nước tháo gỡ thì cái đó tùy nhà nước, còn chúng tôi lui tới cầu nguyện.
Còn nhà nước dùng bạo lực thì đó là quyền của nhà nước, còn chúng tôi không bao
giờ tháo gỡ. Và chúng tôi chỉ dùng cái phương pháp của người Công Giáo, đó là
cầu nguyện.
LM Nguyễn
Hữu Giải
Gia Minh: Thưa
Linh Mục, trong thời gian xây dựng Thánh Giá và bàn thờ đó thì khi xây dựng
chính quyền địa phương họ có ý kiến gì không ạ?
LM Nguyễn Hữu Giải:
Họ có nói cái đất đó là đất phòng hộ, nhưng mà chúng tôi nói là “Không! Đất có
chủ”. Họ luôn nói đất đó là rừng phòng hộ, nhưng mà chúng tôi luôn luôn nói đất
ni có chủ, có bằng chứng đàng hoàng, có trước có sau, chưa ai cắt cái đất của
ông Lê Khinh là chủ đất đó dù bây giờ ông đã qua đời nhưng còn con ông và cháu
ông còn sống.
Gia Minh: Thưa
Linh Mục, sau khi chính quyền có quyết định nói rằng sẽ phá dở tượng Thánh Giá
và bàn thờ đó thì bản thân Linh Mục cũng như là giáo dân trong giáo xứ có những
suy nghĩ và những ý kiến ra sao ạ?
Phản ứng giáo dân
LM Nguyễn Hữu Giải:
Thì tất cả bà con giáo dân, nhất là cả cái vùng An Bằng đó, là không chấp nhận
cho tháo gỡ. Mình không chấp nhận tháo gỡ. Còn nhà nước tháo gỡ thì cái đó tùy
nhà nước, còn chúng tôi lui tới cầu nguyện.
Còn nhà nước dùng bạo lực thì đó là
quyền của nhà nước, còn chúng tôi không bao giờ tháo gỡ. Và chúng tôi chỉ dùng
cái phương pháp của người Công Giáo, đó là cầu nguyện.
Và nếu có mặt tại hiện trường thì
chúng tôi dùng trạng thái là ngồi, chúng tôi không đứng bởi vì đứng thì nhiều
khi có sự đưa tay ra đưa tay vào rồi họ buộc tội chúng tôi là dùng bạo động. Cho
nên chúng tôi ngồi mà cầu nguyện, mà đọc kinh thôi. Đó là thái độ của chúng tôi.
Gia Minh: Đó là
thái độ, nhưng rồi còn trong diễn tiến về mặt pháp lý cũng như đối với Giáo Hội
thì Giáo Xứ An Bằng có đơn từ như thế nào, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Hữu Giải:
Đơn trương thì chúng tôi đã gửi thư phúc đáp cho Huyện đầy đủ và Huyện đã làm
việc với chúng tôi trên thư phúc đáp đó 2 lần. Luôn luôn họ buộc tội chúng tôi
vi phạm 2 điều là không có được giấy cho phép mà cứ làm và điểm thứ hai là lấn
chiếm đất của phòng hộ. Cứ hai điều đó, nhưng mà chúng tôi nói “Không! Đất chúng
tôi là có chủ, có quyền sử dụng”.
Gia Minh: Đối
với giáo quyền là Tòa Tổng Giám Mục Huế thì phía Giáo Xứ hẳn nhiên cũng có trình
bày và Tòa Giám Mục có những ý kiến như thế nào chưa, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Hữu Giải:
Chính UBND Huyện Phú Vang có gửi cho Tòa Giám Mục một bức thư và yêu cầu Tòa
Giám Mục phải chỉ đạo chúng tôi dưới này phải tháo gỡ, nếu không thì nhà nước sẽ
tháo gỡ cây Thánh Giá cũng như bàn lễ. Và Đức Cha có photocopy cái thư người ta
gửi cho Ngài và gửi về cho chúng tôi.
Rồi chúng tôi cũng gửi tất cả hồ sơ
của chúng tôi lên Tòa Giám Mục rồi. Cách đây mấy ngày tôi cũng gặp Đức Tổng Giám
Mục Tê-Pha-Nô Nguyễn Như Thể, tôi cũng trình bày và tôi cũng thưa với Ngài là
nhà nước thì họ cứ theo cái luật của họ, họ sẽ làm tới.
Gia Minh: Đức
Tổng Giám Mục có ý kiến gì sau khi Linh Mục trình bày không ạ?
LM Nguyễn Hữu Giải:
Thì Đức Giám Mục thấy chúng tôi làm có cái lý của chúng tôi. Cái lý của chúng
tôi là cái đất đó là có chủ. Còn nhà nước nói “Không! Đất đó của nhà nước”,
(tranh chấp) hai bên thì bây giờ chúng tôi đòi cái pháp lý. Nhà nước đã chiếm
cái đất đó khi nào? Và có văn thứ nào gửi cho gia tộc họ Lê đó chưa?
Chúng tôi hỏi nhà nước, nhà nước
không trả lời. Về phía người dân thì trăm người như một, cũng như trong làng đều
công nhận đó là mảnh đất mà ông Lê Khinh đã khai thác từ lâu trước 1975.
Gia Minh: Hẳn
nhiên là sự việc sẽ còn diễn tiến nhiều lắm thì đến đây cũng xin chân thành cảm
ơn Linh Mục và chúng tôicũng tiếp tục tìm hiểu vấn đề cũng như sẽ hỏi ý kiến về
phía chính quyền về vụ việc này.
|