Thứ Ba, 2024-11-05, 8:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 13 » MELARMIN GIẤY - CẦN TRÁNH TẠO RA TUYẾN SỮA MELARMINE XÃ HỘI
7:58 AM
MELARMIN GIẤY - CẦN TRÁNH TẠO RA TUYẾN SỮA MELARMINE XÃ HỘI

12.10.2008 09:57


Thế giới đang rung chuyển vì sự đe dọa của vụ trộn Melarmine vào sữa từ Trung Quốc.
Trong bài này tôi không muốn bàn thêm về khía canh y tế và sức khoẻ, mà muốn cùng bạn đọc nhìn nhận sang một nguồn tạo Melarmine xã hội, đó là nạn bằng cấp giả.

Hai cái này có gì liên quan?

Thưa, Có đấy !

Nguyên nhân chính gây nên vụ Melarmine tày trời kia là do nhũng người thu mua sữa cần mua và khuyến khích người bán sữa có độ đạm cao.

Đây chính là nguyên nhân tạo nên vụ án ghê tởm, đe dọa sức khoẻ hàng trăm ngàn trẻ em trên khắp thế giới này.

Nguyên nhân chính của vụ Melarmine Trung quốc là: để đáp ứng được độ đạm theo yêu cầu hoặc khuyến khích của bên mua (và có nhiều lợi nhuận) nên người bán sữa đã trộn chất quỷ quái kia vào sữa. Chất quỷ quái này sẽ cho bên mua thấy biểu hiện của sữa có độ đạm cao, thế đấy !.

Ở Việt Nam, trong khoảng 15 năm nay, đã xảy ra rất nhiều hoàn cảnh tương tự kích thích việc dùng bất kể cái gì để “sản phẩm” là công, tư chức có “độ đạm” tri thức cao nên đã có hàng trăm ngàn phương kế sinh ra hàng ngàn thứ “ melarmin “ quỷ quái,gọI tắt là BẰNG-CẤP.

Năm 1996 em dâu tôi muốn xin vào một xưởng may trên đường Cộng Hòa,tp HCM với mức lương cao hơn thợ hồ một chút . Khâu đầu tiên là phải gửi thư về quê “chạy” cho được cái bằng tốt nghiệp cấp III. Việc chạy chọt này tốn khỏang nửa năm lương. Về sau tôi biết, kiến thức cấp III phổ thông ở Việt Nam rất ít được áp dụng vào cái nghề may bộ Kymono bằng kim khâu tay xuất đi Nhật này.

Một dịp, về thăm quê, đến chào cô giáo cũ, cô đã sắp về hưu.Sau hơn hai chục năm dạy học, cô đã cùng các Thày cô thế hệ cô, đào tạo được hàng chục ngàn công dân tử tế, trong đó rất nhiều em đã thành tiến sỹ, kỹ sư, sỹ quan cấp tá ….nhưng nay, cô đang phải thu xếp rất khó khăn hòan cảnh gia đình về tỉnh học chuyên tu …Đại học sư phạm để …về hưu!.

Một anh bạn thân của tôi, là Chánh án một tòa án cấp quận, tuổi ngọai ngũ tuần, lứa tuổi mà muốn nhồi…bia vào cũng khó, nay cũng phải đi học một khóa “cao cấp” gì đó mà khi hỏi, chỗ thân tình, anh nói nhỏ : “học cũng được, không cũng được”.

Anh bạn vô tư kia hẳn chưa biết rằng: có thể không học nữa cũng được. Anh đã có gần ba chục năm lăn lộn với nghề. Trình độ chuyên môn theo tôi biết, ở cỡ …dạy được người khác nhưng vẫn phải học. Học không phải để làm tốt hơn mà học để phòng khi ,anh được cắt cử lên cấp gì đó cao hơn, trong tiêu chí tuyển cán bộ, có đọan ghi : “ Phải kinh qua khóa cao học X,Y,Z….” thì mới lọt !

Cũng chính vì những thang bậc về “độ đạm” tri thức như vậy nên việc người ta làm cái việc mà một số báo chí gọi bằng một động từ thấu đáo “ Sản xuất bằng cấp ” , nghề sản xuất bằng cấp bằng cấp cứ tự nhiên phát triển như một nghề gì chính đáng, đàng hòang của xã hội.

15 năm qua, bức tranh xám xịt biểu hiện một thực trạng siêu bát nháo cứ hiển hiện.

Một Bí thư Trung ương Đòan bị thụp cổ trong toa lét vì quay cóp trrong khi thi.

Một ông chức sắc chưa thể kể tên hết các bộ luật hiện hành , các tỉnh trong nước có bằng Giáo sư chính trị.

Một nữ cán bộ tỉnh Cà Mau có bằng cao học chính trị đã “khai khống” tòan bộ quá trình học tập từ trung học đến cao học trong lý lịch.

Một Hoa hậu lẫy lừng làm học bạ giả qua mặt cả nước để đọat cái vương miện bằng vàng giả .

Vân vân

Vân vân.

Một xã hội tiến bộ thì rất cần năng lực, tri thức chuyên môn, văn hóa là hiển nhiên rồi.

Nhưng, xã hội ấy đang ở cung bậc nào, cái “cần” đó ở mức nào?, Sự đáp ứng máy móc, khiên cưỡng có tạo thêm những cái gì đó được tính bằng hàng chục, hàng trăm tỷ đồng không?, nếu thả phanh chi như vậy có gây bức xúc cho những địa hạt khác không thì phải tính.

Khỏang năm 1996 tôi đọc báo, thấy đăng một dòng tin ở một tỉnh miền trung trong một đợt kiểm tra người ta phát hiện ra 17 giáo viên đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để vào Đại học sư phạm. Tôi không suy nghĩ nhiều về tính thời sự của trò này. Nếu muốn phát hiện trên đất nước này thêm vài ngàn ,thậm chí vài chục ngàn trường hợp tương đương không phải là khó nhưng tôi muốn láy lại là: Trong 17 trường hợp kia, có nhiều trường hợp đã là giáo viên dạy giỏi !.

Nhìn vào mấy tờ nhật báo, sau mùa thi đại học thường đăng bảng “điểm sàn” và điểm xét tuyển nguyện vọng 2 của nhiều trường thì thấy bật lên một vấn đề: chỉ cần học hành làng nhàng, môn nào cũng dưới trung bình là vào được nền “học to” của đất nước này.

Với 12-14 điểm cho 3 môn , mỗi môn thi chỉ cần đạt 4/10 điểm là có khả năng chui vào trường “đại học” “cao đẳng” gì đó bằng cổng trước đàng hòang.

Tôi ngầm so sánh với trường hợp 17 giáo viên kia, về pháp lý thì họ là kẻ gian giảo, trí trá nhưng nếu có đợt cọ sát thật công bằng thì chưa dễ họ đã thua hàng vạn “cử nhân” tương lai vừa nói trên, lọai cố sống cố chết vào đại học bằng cái ngưỡng 13 điểm!.

Thế nên, một xã hội được tạo bởi những cái ngưỡng như vậy cũng đồng thời tạo nên những nhu cầu. Có điều, để vượt qua những nhu cầu đó thì con đường ngắn nhất là vào toalet nhòm bài như ông trung ương nọ hoặc khai khống bằng cấp như chị cán bộ tỉnh Cà Mau kia còn chín mươi chín phần trăm “nhu cầu” thì tìm cách thỏa mãn bằng cách mua Melarmine giấy (bằng cấp giả) để cho phần khai lý lịch của mình thêm vài “độ đạm”.

Và ,cơn đau do sự kết vón sạn ,sỏi trong đường tiết niệu của xã hội đã âm ỉ mấy năm nay, sẽ có ngày biến thành cơn đau cấp.

Một nền giáo dục hướng một nửa trọng tâm vào việc sản xuất Melarmin giấy vẫn đang ầm ầm vận hành

Một cơ chế trọng bằng cấp theo kiểu hình thức tiếp sức cho nền giáo dục ấy vẫn tồn tại

Một lượng bệnh nhân trầm kha của tính háo danh rẽ tắt qua ngả ấy vẫn nhiều vô kể

Một núi tiền khó kiểm sóat, khó chặn đứng được chi để tăng “độ đạm” tri thức cho một lực lượng hùng hậu đang ở lứa tuổi khó tăng vẫn rộng mở

Đó là một thách thức lớn cho công cuộc ĐẨY LÙI TRÌ TRỆ hôm nay

Cuong nhabaotudo's Blog

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 990 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0