Thứ Tư, 2024-12-04, 3:07 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 13 » Kinh tế cuối tuần (tuần thứ 41 : 6 – 12/10/2008)
8:08 AM
Kinh tế cuối tuần (tuần thứ 41 : 6 – 12/10/2008)
MartianMobile (Thành viên X-cafevn)

"Đầu Hàng" = "Xẹp Xuống" (Cùng nghĩa)
"Đầu Hàng" # "Bong Bóng" (Trái nghĩa)
Một khi phân tách về Thi Trường Chứng Khoán không còn đúng nữa

Những phương pháp để đánh giá cổ phần đang không còn đúng nữa khi tình trạng trở nên quá ngoại lệ.

Hơn hai tuần qua những phương pháp phân tích thị trường chứng khoán của thời kỳ ổn định đã sai lầm, và chúng ta đã thất vọng về kết quả của nó. Không phải những công cụ này không còn đúng nữa, nhưng bởi vì những môi trường chung quanh nó để được áp dụng không còn giống như ngày xưa.

Vì thế chúng ta nên tự hỏi là chúng ta có nên đứng bên lề, đợi cho mọi sự không kiên định đi qua và trở lại bình thường trước khi chúng ta quay trở lại và đi vào đầu tư như bình thường... Bởi vì chúng ta không thể để những phương pháp phân tích và những nghiên cứu thận trọng trở thành như những sòng bạc, và chúng ta là những kẻ đánh bài với hên xui may rủi hơn là đầu tư.

Một khi những người phân tách về thị trường chứng khoán nói là những hệ thống hay phương pháp nghiên cứu về thị trường chứng khoán không còn hoạt động đúng nữa, có nghĩa là những điều đang tiên đoán không còn đi theo chiều hướng như dự đoán. Chúng ta nghe rất nhiều câu nói: "Lần này thị trường chứng khoán sẽ chạm đáy" trong những ngày gần đây, mỗi khi Dow Jones Industrial Average rớt xuống cả trăm điểm trong ngày, kết quả là chúng ta thấy chúng ta sai lầm khi vài ngày sau đó khi thị trường chứng khoán lại xuống với một cái đáy mới.

Với những may rủi cho tự chính mình, khi chúng ta dùng những phương pháp kỹ thuật chuyên môn truyền thống, những nghiên cứu cơ bản, phân tích định lượng không còn tính đúng cho hoàn cảnh bây giờ, và chúng ta dùng nó để chống trả với những người đầu tư tính toán may rủi bằng sự phối hợp thời gian (timing) hay đánh bao vây (hedging).

Trái ngược lại, chúng ta nên rút bớt đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách không nao núng, cho dù nhiều người chế nhạo chúng ta cho rằng chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội mua cổ phần vào tháng Giêng cho đến tháng Ba năm nay khi thị trường chứng khoán đi lên.

Bài học cho chúng ta lúc trước nay trở lại kỳ này khi một trong chúng ta lại nói là thị trường chứng khoán đang chạm đáy - hay những người trong chúng ta nói là thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đi xuống. Chúng ta hoàn toàn không biết bởi vì những kim chỉ nam cho thị trường chứng khoán hay những điều tiên đoán đã không còn đúng nữa, vì thị trường chứng khoán hôm nay không còn giống như một thị trường chứng khoán bắt đầu từ năm 1987 (The recession xẩy ra Oct. 1987) đến nay. Và cùng một tranh cãi như vậy, chúng ta có thể nói thị trường chứng khoán ngày nay không còn bình thường so với một thị trường chứng khoán chúng ta đã biết từ năm 1929 (The Great Depression xẩy ra năm 1929).

Lấy một phân tách về kỹ thuật cho thị trường chứng khoán, ngày Thứ Hai Oct 06, 2008 chỉ số Volatility Index của Chicago Board Options Exchange (CBOE) vẫn chưa có dấu hiệu tương phản để cho biết là "mua", mặc dù đang ở chỉ số rất cao trên 58. Ai có thể tiên đoán được khi vấn đề "SubPrime" vẫn chưa thấy rõ rệt là chính phủ Hoa Kỳ sẽ giải quyết xong. Ai có thể dám cho người khác mượn tiền khi ngân hàng không tin tưởng lẫn nhau, và tính thanh khoản vẫn còn có vấn đề. Trong quá khứ, theo chỉ số của VIX thì mỗi khi có dấu hiệu chủ yếu hay thứ yếu, VIX sẽ cho người đầu tư biết là nên mua hay không. Trong nhiều thập niên qua, chỉ số này đã đúng như dự đoán Thí Dụ trong thời kỳ năm 1998 khi kỳ khủng hoảng Thị Trường Tiền Tệ Á Châu và Tiền Nợ của Nga. Chỉ cần một con số thật cao của VIX cho biết đây là dấu hiệu "mua".

Có rất nhiều bàn cãi gần đây về sự "Đầu Hàng" của thị trường chứng khoán. Theo họ, một khi các người đầu tư vào thị trường chứng khoán la hét và yêu cầu người môi giới "brokers" bán tất cả những cổ phần ngay lập tức và hoàn toàn rút ra khỏi thị trường chứng khoán với số lượng lớn như hiện nay, chúng ta có thể nói cuối cùng thị trường chứng khoán đã phải trôi mất. Và nếu như không còn ai muốn bán nữa, những người còn lại là những người sẽ mua thêm vào. Tất cả hiện nay là chờ đợi dấu hiệu bùng nổ mua vào của những người vẫn còn tiếp tục tin tưởng vào thị trường chứng khoán.

Đơn giản, "Đầu Hàng" = "Xẹp Xuống" chỉ là nghĩa đối ngược với lý thuyết "Bong Bóng" trong việc đầu tư. Thông thường, một khi giá cổ phần đi lên, người đầu tư ngoại suy (extrapolate) quá khứ diễn biến của cổ phần, suy diễn cho tương lai của nó và không để ý đến những thay đổi của môi trường chung quanh, để có thể đề nghị thay đổi suy nghĩ về những tiềm năng biến chuyển của chính nó. Người đầu tư tiếp tục mua thêm vào khi thấy đám đông nhẩy vào mua vì lo sợ rằng mình sẽ bị bỏ lại đằng sau. Từ từ cái lòng tham của người đầu tư trở nên cực kỳ.

"Xẹp Xuống" xẩy ra khi giá cổ phần bắt đầu rơi xuống, và người đầu tư suy nghĩ giá cổ phần của họ tiếp tục đi xuống cho đến khi tất cả tiền đầu tư của họ sẽ biến mất. "Bán ra” nẩy sinh khi nhiều người bán với đám đông lo sợ hoang mang và sợ hãi. Từ từ cái lòng sợ hãi của người đầu tư cũng trở nên cực kỳ.

Như nhiều người nhanh chóng nói rằng "chúng ta không bao giờ biết Bong Bóng sẽ vỡ cho đến khi nó thật sự vỡ ra". Ngược lại chúng ta có thể biện chứng là tình trạng "Xẹp Xuống" không bao giờ xẩy ra nếu chúng ta thực sự muốn tìm ra nó. Tại sao? Bởi vì theo định đề bên trên, một khi chúng ta muốn tìm cái "Xẹp Xuống" cuối cùng, thì tự chúng ta lại tìm mọi cách để nghĩ đây là cơ hội Ngàn Năm Một Thuở để mua vào. Do đó, chúng ta không bao giờ có "Xẹp Xuống", và dùng nó để nhân lên với cả trăm ngàn nhà phân tách và đầu tư trong thị trường chứng khoán. Rõ ràng là chúng ta không bao giờ có "Xẹp Xuống".

Một trong những kim chỉ nam cho kỹ thuật là chỉ số chống đỡ (support level). Chúng ta biết chỉ số chống đỡ là điểm để giá cổ phần sẽ không rơi xuống thấp hơn. Đây là giá cả mà chúng ta cho là rất đáng để mua, bởi vì chúng ta đã có dữ kiện trong quá khứ để cho rằng nó sẽ không xuống hơn. Chúng ta đoán rằng có lẽ giá cổ phần rất rẻ và sẽ đi lên từ giá này, điều này làm cho chúng ta tự nghĩ đây là cơ hội thứ hai để mua giá rẻ. Nhưng nhìn vào những dữ kiện gần đây, chúng ta thấy không biết bao nhiêu lần giá cổ phần tới điểm này lại phá vỡ những chỉ số chống đỡ trong quá khứ, để đến nỗi những kẻ tự hào là những người đầu tư bảo thủ (value investor) lại bị đám đầu cơ sụt giá (bear investor) đánh lừa để bán tống bán tháo. Có lẽ bài học về chỉ số chống đỡ kỳ này dạy chúng ta là đây sẽ là điểm rất dữ dội, và chúng ta phải thật đề phòng không nên có cảm xúc về nó. Chúng ta phải nhìn nó với tất cả sự thông minh của chúng ta để không bị đánh lừa bởi vì nó đã nói dối quá lẹ và quá mãnh liệt.

Không biết con số nào sẽ là con số đáy nhưng với cặp mắt đầy lo âu chúng ta đang nhìn vào chỉ số của Dow Jones Industrial Average từ từ đi xuống tới đáy của ngày 10/07/2002, với chỉ số chống đỡ là 7197.49. Chúng ta đang tự hỏi bao nhiêu tiền sẽ mất và bao nhiêu công ăn việc làm sẽ không còn có nữa trong những ngày tháng sắp tới.

Một tuần lễ điên loạn

Tuần rồi được bắt đầu từ chuyện bailout cho đến những người đầu tư kiếm lời bằng cách mua những cổ phần cực rẻ. Gần như mọi phương pháp cứu vãn kinh tế bằng mọi phương cách của chính phủ Hoa Kỳ, và liên kết với nhiều quốc gia trên thế giới đều không có hiệu quả hay hiệu quả rất giới hạn.

Ngày Thứ Sáu là một ngày lịch sử của thị trường chứng khoán, vừa mới mở cửa Dow Jones Industrial Average mất ngay 8%, phá kỷ lục xuống thấp hơn điểm 8,000 lần đầu tiên tính từ Tháng Tư năm 2003. Sau đó Dow Jones Industrial Average lên xuống rất mạnh và dữ dội, có lúc lên +250 điểm, cuối cùng lúc đóng cửa Dow Jones xuống 128 điểm. Rất ngạc nhiên là NASDAQ đã thoát khỏi và đi lên 4 điểm.

Nhìn vào bên trong thị trường chứng khoán, có lúc những hệ thống computer không thể tiếp tục tiếp nhận những đơn đặt hàng mua và bán, đặc biệt là có rất nhiều lệnh bán, hệ thống computer đã có lúc lao đao chỉ muốn đông lại.

Ai là những người bán cổ phần: nhiều mutual funds và hedge funds đã bán ra rất nhiều cổ phần. Có nhiều khoản (block) rất lớn của rất nhiều công ty đã trao đổi trong tuần. Tôi muốn nhấn mạnh là rất nhiều và rất lớn. Chúng ta có thể đi đến kết luận là, cho đến một thời điểm nào (có nghĩa là trong tuần vừa rồi), các nhà đầu tư đi đến kết luận là đã quá đủ, họ quyết đinh bán và bán tất cả, không còn giữ những cổ phần nữa, trả tiền lại tôi. Chúng ta thấy một số tiền khổng lồ tiền mặt nằm một mình cuối tuần này và không đầu tư gì nữa. Tổng sổ tiền rút ra là $43 tỉ dollars trong tuần. So sánh với hai tuần cách đây, sổ tiền trong tuần rút ra là $6 tỉ dollars và tuần trước rút ra là $5 tỉ dollas.

Cũng không ngạc nhiên lắm là tuần tới, những người bán cổ phần trong tuần rồi lại quay trở lại mua cũng những cổ phần mình bán ra tuần trước, với giá đắt hơn nếu thị trường chứng khoán đi lên tuần tới. Có lẽ nhiều người cũng tự hỏi là họ có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán hay không nếu họ không chịu nổi sự mãnh liệt của nó?

What a week!

Giấu tiền vào đâu?

Ai cũng biết là nếu có người mua thì cũng có những người bán. Nếu ai cũng bán cổ phần trong những tuần gần đây thì tiền của họ để đâu?

Được biết thì tiền mặt của các nhà đầu tư sau khi bán các cổ phần, đa số được bỏ vào ngân hàng được bảo hiểm của FDIC, nhất là từ khi chính phủ Hoa Kỳ tăng số tiền bảo hiểm lên tới $250,000, số tiền này gia tăng đáng kể. Đây cũng là điều tốt và đúng như dự đoán của chính phủ. Một khi ngân hàng có cả tỉ tỉ dollars không biết làm gì thì Ngân Hàng có lẽ sẽ phải mang đi cho vay và có thể giúp cho tình trạng thanh khoản (liquidity) thông thoáng.

Thông thường một khi các nhà đầu tư bán các cổ phần thì họ hay mua Treasury Bill của chính phủ. Nhưng gần đây các dữ kiên cho biết nhà đầu tư muốn chắc ăn hơn, Treasury Bill bán đấu giá đã không được hưởng ứng lắm. Do đó Ngân Khố Hoa Kỳ đã nhiều lần phải tăng giá lãi suất cho các Treasury Bill.

Tuần rồi các nhà đầu tư mua $27 tỉ dollars money market fund, gấp bốn lần hơn tuần lễ trước đó. Các nhà đầu tư quên rằng với cả ngàn tỉ dollars của chính phủ Hoa Kỳ, và rất nhiều chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới bỏ vào để cứu chữa sự khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, sẽ tạo ra lạm phát kinh khủng trong những năm tới. Bỏ tiền vào money market fund hay Treasury Bill sẽ không thể nào lợi hơn là bỏ tiền vào những cách đầu tư khác và thị trường chứng khoán là một trong những vũ khí đó.

Thị trường Việt Nam: vấn đề kiểu Việt Nam

Một điều đầu tiên cần thừa nhận là mối tương quan giữa Việt Nam và quốc tế trên TTCK không quá lớn. Không thể nói TTCK Việt Nam sụt giảm là do khủng hoảng tài chính quốc tế lan sang Việt Nam. Cứ xem lại vài bài viết về mức độ liên hệ giữa Việt Nam và quốc tế đăng trên báo chí năm nay sẽ thấy, biến động trên thị trường Việt Nam có rất ít liên hệ với thị trường nước ngoài.

Còn nói quỹ đầu tư nước ngoài cần phải rút tiền ở Việt Nam về cứu thị trường nước họ thì có lẽ đã đánh giá quá cao quy mô tiền đổ vào Việt Nam của các quỹ này. Đối với họ, tỷ trọng đầu tư vào một thị trường mới nổi như Việt Nam là rất nhỏ, thậm chí chưa đến 1% giá trị danh mục. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, có hiện tượng thích đầu tư trong nước hơn (home bias) của những nhà đầu tư ở các nước phương Tây và tỷ trọng sở hữu cổ phiếu nước ngoài của họ không đáng kể so với danh mục trong nước. Giả sử họ có rút tiền về thì chẳng qua là do không thấy Việt Nam hấp dẫn nữa, sợ khủng hoảng có thể xảy ra. Đó mới chính là vấn đề của Việt Nam.

Nhưng bàn về điều này thì có hai khía cạnh phải nhìn nhận. Thứ nhất, sợ Việt Nam khủng hoảng thì cũng như sợ các nước khác khủng hoảng vậy. Bỏ hết trứng vào một giỏ thì các quỹ này chắc không làm, mặt khác, mục tiêu một số quỹ là đầu tư vào Việt Nam, nên họ không dễ gì chuyển mục tiêu. Thứ hai, nói về chuyện giá hấp dẫn, giống như HSBC bảo P/E Việt Nam cao, thì đó là khi cổ phiếu chưa rớt về giá thấp. Khi giá thấp rồi thì tự nhiên P/E không cao nữa. Lưu ý rằng, ngay cả HSBC dù bi quan về thị trường trong báo cáo vừa qua, nhưng cũng dự đoán VN-Index ở mức 450 điểm.

Nhà đầu tư Việt Nam cũng như nhà đầu tư quốc tế đang ở trong trạng thái hoài nghi. Còn quá nhiều nỗi lo, nhưng cũng có lòng tham đang trỗi dậy: kinh tế khó khăn thì kệ khó khăn, có sóng lên là cứ lướt. Do đó, sẽ không lạ gì nếu lại có ánh sáng xuất hiện trong khi mưa giông ầm ầm. Những gì tệ hại nhất: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, một số ngân hàng phá sản đều đã hiển hiện, chứ không còn là nỗi lo xa xôi. Vậy, một lúc nào đó người ta sẽ tạm không lo nữa (dù có tăng giá điện hay đánh thuế thu nhập từ chứng khoán). Nhưng sau hoài nghi, sẽ có thể là mạo hiểm vì nhiều người vẫn muốn đeo kính lạc quan để nhìn thị trường.

Phân tích kỹ thuật: trong họa có phúc

Trong bài viết gần đây “Ánh sáng trong đêm giông bão” đăng trên báo Đầu Tư Chứng Khoán, người viết từng đề cập thị trường cần phải có một đợt giảm giá nữa, một mặt vì nỗi lo do những yếu tố cơ bản trong nền kinh tế vẫn còn, mặt khác do thị trường vẫn cần củng cố ở khu vực đáy một lần nữa trước khi có thể tăng trở lại vững vàng hơn. Cho đến nay, thị trường đang có xu hướng thử thách khu vực đáy một lần nữa, trong khi chỉ số RSI trên đồ thị tuần lẫn ngày đều sắp vào khu vực bán ra quá nhiều. Vậy, tình hình có thể là xấu, nhưng hàm chứa trong đó một khả năng hình thành các mẫu hình tăng giá. Cho đến nay, có thể thị trường vẫn đang ở trong sóng điều chỉnh c của một đợt giảm dài hạn, chứ chưa phải là sóng 4 của một đợt tăng mới như nhiều chuyên gia nhận định cách đây vài tuần. Tuy nhiên, dù là kịch bản sóng c hay sóng 4 thì chúng ta đều có thể hy vọng, vì tiếp sau đó đều là các sóng tăng. Vấn đề là, nhà đầu tư có thể kiên nhẫn chờ đợi sóng giảm kéo dài đến bao lâu? Nhà đầu tư càng mất kiên nhẫn, thị trường càng phải tăng trở lại. Đương nhiên, vào thời điểm này, không thể kỳ vọng vào một đợt tăng ào ạt ngay. Điều trước mắt là phải chờ sóng giảm giá kết thúc, sau đó sẽ là sóng tăng. Vì vậy, mới gọi là trong họa có phúc.

MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
Category: Kinh tế | Views: 927 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 23
Khách: 23
Thành Viên: 0