Thứ Năm, 2025-01-02, 11:52 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 14 » Định hướng thông tin khi xử hai nhà báo
8:23 AM
Định hướng thông tin khi xử hai nhà báo
 
 
Phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải
Vụ xử hai nhà báo được dư luận quan tâm
Tin từ Hà Nội cho biết ngày 13.10, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc họp với nhiều tờ báo để đề ra định hướng tường thuật vụ xử hai nhà báo và hai cựu quan chức công an.

Một nhà báo muốn giấu tên nói với BBC rằng giới truyền thông trong nước phải xem đây là phiên tòa "bình thường, không có động cơ chính trị".

Truyền thông trong nước được yêu cầu đưa tin "chính xác, khách quan, không đưa tin giật gân, không bình luận về các tình tiết xét xử, tranh tụng".

Hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 14 - 15/10.

Hai cựu quan chức công an cũng ra tòa là Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (nguyên Cục trưởng C14) và Thượng tá Đinh Văn Huynh (Điều tra viên cao cấp, Trưởng phòng 9 của C14).

Mặc dù vài ngày trước phiên tòa, vụ án được nói sẽ xét xử "công khai", nhưng theo nguồn tin trong nước, chỉ có khoảng từ 25-30 nhà báo được cấp thẻ tham dự.

Phản ứng trước phiên xử

Khác với mấy tuần đầu sau khi hai nhà báo bị bắt hồi tháng Năm, truyền thông trong nước vài tháng qua hầu như chỉ đưa tin, và không bình luận gì về sự kiện.

Ngay cả trên các blog, trong đó có blog của nhiều nhà báo, vài ngày qua, cũng im ắng.

Một trong số ít người lên tiếng, blogger Bố Cu Hưng (nhà báo Đức Hiển, Pháp Luật TP. HCM), cho rằng hai nhà báo bị bắt đã đưa nhiều tin không chính xác trong vụ PMU18.

Theo nhà báo này, nhiều tờ báo thừa nhận "không đủ chứng cứ để bảo vệ điều mình đã viết, đã đăng".

Blogger này lo ngại "pháp luật đang đòi hỏi nhà báo phải viết ra chân lý" trong khi nhà báo "chỉ có một mình, tác nghiệp chạy đua với thời gian".

 Hy vọng vụ này được xét xử công khai nên mọi người có thể nhìn thấy hai phóng viên sau rất nhiều tháng bị giam
 
Võ Thị Hảo

Trong khi đó, khi được hỏi cảm thấy vui hay buồn khi cuối cùng hai nhà báo cũng được đưa ra xử, nhà văn – nhà báo Võ Thị Hảo cho BBC hay: “Tôi buồn vì đã xảy ra chuyện. Nhưng tôi hy vọng vụ này được xét xử công khai nên mọi người có thể nhìn thấy hai phóng viên sau rất nhiều tháng bị giam. Tôi tin là họ vô tội”.

Bà Võ Thị Hảo, một trong những người mạnh mẽ bảo vệ hai nhà báo, nói vụ bắt giữ và truy tố họ đã khiến “báo chí chống tham nhũng lâu nay im lặng rồi, không phải đợi cho tới khi hai nhà báo được đưa ra xét xử”.

'Suy diễn, thổi phồng'

Trong một đoạn âm thanh đang lan đi trên internet, người ta được nghe Trung tướng công an Vũ Hải Triều giải thích chi tiết về tội danh đối với hai nhà báo.

Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, nói lãnh đạo Đảng Cộng sản đã kết luận vụ án PMU18 chỉ là vụ án đánh bạc, cá độ bóng đá nhưng "bị đẩy lên thành vụ án tham nhũng, gây ra dư luận rất xấu".

Tướng Phạm Xuân Quắc bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc để lộ thông tin

Đây là cuốn băng được nói là ghi tại một cuộc họp hồi tháng Bảy, có sự tham dự của ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong băng, tướng Vũ Hải Triều nói nhiều tình tiết mới chỉ là thông tin chờ xác minh thì đã bị đưa lên mặt báo và rằng nhiều sự việc bị phóng viên "thồi phồng, xuyên tạc, bình luận vô lối".

Tướng Phạm Xuân Quắc bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc để lộ thông tin khi đang điều tra.

Cũng theo nội dung ghi âm cuộc họp, ông Đinh Văn Huynh đã để lộ kế hoạch điều tra và hỏi cung trong vụ án.

Câu chuyện một hồi rầm rĩ, về buổi ăn cơm ở khách sạn Melia giữa nhân vật Tôn Anh Dũng, Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh và quan chức ở văn phòng chính phủ, được cho là xuất phát từ ông Huynh.

Hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị công an buộc tội đăng nhiều tin chưa được thẩm tra, thậm chí có những tin xuất hiện trên báo trong khi tổ điều tra chưa báo cáo với lãnh đạo Bộ Công an.

Hai nhà báo bị bắt hồi tháng Năm và tội danh của họ vừa được chuyển thành “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

Nếu bị kết tội, hai nhà báo có thể phải nhận mức án từ hai đến bảy năm tù giam.

Theo cáo trạng, ít nhất 25 phóng viên của các báo được yêu cầu ra làm chứng, trong đó có ký giả của các nhật báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên hay Lao Động.


Tony, Lâm Đồng
Tôi nghĩ việc chính quyền đem ra xét xử hai nhà báo là cần thiết. Việc đúng hoặc sai, công hoặc tội cần làm rỏ. Phải ghi nhận trong thời gian vừa qua truyền thông là vũ khí lợi hại trong công tác chống tham nhũng tuy nhiên một vài phóng viên, bài báo trong quá trình đưa tin đã khai thác những thông tin "giật gân" hoặc thậm chí sai sự thật làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, sự nghiệp của cá nhân hoặc tập thể.

Trước khi đưa hai nhà báo ra xét xử tôi nghĩ chính quyền cũng chịu nhiều sức ép của dư luận trong và ngòai nước tuy nhiên họ vận làm chắc chắn họ có lý lẽ riêng. Hãy để công lý được thực thi.

Long
Hai nhà báo vì đã dám đưa những thông tin nhạy cảm ảnh hưởng uy tín của CS VN. Ai mà đưa tin đúng sự thật đều bị vu khống và tìm mọi cách bót cho chết vừa. Bây giờ gần như không dám đưa tin sự thật tham nhũng nữa.

NoName
Thật sự xã hội Việt Nam có "dân chủ-tự do ngôn luận" hay không thì chúng ta ai cũng biết. Không thể yêu cầu tuyệt đối nhưng phải ở trong 1 mức độ chấp nhận được. Tôi "hy vọng" hai nhà báo được xử đúng luật và công bằng.

Linh
Tôi cho rằng sống trên đời không phải ai cũng đúng và lúc nào cũng đúng theo luật đời và pháp luật của nơi mình sống. Do vậy việc bắt và xét xử 2 nhà báo cũng vậy thôi, hãy để cho sự thật được mọi người và bản thân 2 nhà báo trình bày và tự bảo vệ.

Chống tham nhũng thì bất cứ ngưòi dân nào cũng ủng hộ nhưng phải chống đúng và có đủ cơ sở pháp luật chứ không nên mới nghe qua loa, hoặc tin vỉa hè chưa chính xác đã viết những điều không có thật thì đó lại là những nhà báo làm hại lòng tin của mọi người. Đã qua rồi thời kỳ ai muốn làm gì thì làm kể cả chính quyền và công dân, không riêng gì các nhà báo.

Xeko
Báo chí Việt Nam không dám nói. Họ bị đè nén trong não rồi. Tôi nghĩ mà thấy thương hai nhà báo này. Ở nước người, Tổng thống bị chim ỉa trên vai bị lên báo là chuyện thường. Trong khi trong này, ông thứ trưởng tép riu ăn hối lộ bị phanh phui thì cấm ai được nói. Và rằng, nói sẽ bị kết quả như hai nhà báo này.

Humanrights
Nếu tuyên hai nhà báo này vô tội thì ĐCSVN sao giải thích được với dân chúng việc Thứ trưởng BGTVT Nguyễn Việt Tiến vô tội? ĐCSVN đã phóng lao thì phải theo lao. Theo tôi thì ít nhất Tòa án sẽ tuyên phạt đúng thời gian mà hai Nhà báo này bị tạm giam.

AG
Báo Chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, dùng ngòi bút để chiến đấu bảo vệ Đảng. Đụng tới người của Đảng tức là đụng tới Đảng rồi. Nay mai hai anh nhà báo này ra tòa thì chỉ có chết tới bị thương thôi bởi vì tòa án là của Đảng, từ chánh án tới thư ký của tòa án là người của Đảng, mà người của Đảng thì làm sao lại chống đối Đảng được.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 855 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 4
Khách: 4
Thành Viên: 0