Main » 2008 » Tháng Mười » 14 » Thảm họa kinh tế Hoa Kỳ làm xáo trộn nội bộ ÐCSVN
1:48 PM Thảm họa kinh tế Hoa Kỳ làm xáo trộn nội bộ ÐCSVN |
Jonathan Manthorpe, Vancouver Sun 13/10/08, Khánh Ðăng lược dịchThảm họa kinh tế Hoa Kỳ làm xấu hơn sự xáo trộn chính trị ở Việt Nam
|
Nguyễn Tấn Dũng tươi cười vì khuây khoả được thoát ra |
khỏi Hà Nội, lại được vài "Việt kiều yêu nước" đón tiếp |
Thủ tướng Việt Nam phải đọc một bài thuyết trình ở Ðại học Quốc gia Úc
ngày hôm nay, mặc dù có nhiều khó khăn trong đề tài của ông ta –tình
trạng kinh tế của Việt Nam– nhưng có lẽ đó lại là một điều khuây khoả
cho ông ta khi được đi ra khỏi Hà Nội.
Giống như nhiều nhà lãnh đạo quốc gia khác, ông Dũng đang nhìn các
chính sách kinh tế mở rộng của mình bị nướng tan trong giòng phún xuất
thạch của thảm họa kinh tế Hoa Kỳ.
Nhưng đối với cá nhân ông Dũng thì việc sống sót về mặt chính trị là
một vấn đề thúc bách cần thiết hơn so với các nhà lãnh đạo quốc gia
khác.
Vai trò lãnh đạo của ông ta đã đang là đề tài của một cuộc tranh cãi
dai dẳng và cay đắng ngày càng gia tăng trong nội bộ Ðảng cộng sản cầm
quyền tại Việt Nam.
Một phe cánh khá mạnh mẽ trong đảng, do tổng bí thư Nông Ðức Mạnh cầm
đầu, đang thắc mắc về sự ngoan cố của ông Dũng về việc chạy theo mô
hình của Trung Quốc và đeo đuổi mức tăng trưởng cao, được trả giá bằng
tất cả những sự cân nhắc khác
Ông Dũng trở thành thủ tướng vào năm 2006, đã có thể đỡ gạt được nhiều
kẻ phê bình ông ta khi mức tăng trưởng kinh tế cứ vui vẻ tà tà đi tới ở
mức 9% hoặc khoảng cỡ đó.
Nhưng năm nay những con số tăng trưởng và tình hình kinh tế Việt Nam đã
bắt đầu rẽ ngoặt, thậm chí còn xảy ra trước khi các ảnh hưởng đến các
mặt hàng xuất cảng của Việt Nam sang Hoa Kỳ, một thị trường quan trọng,
và sự lây lan của thảm họa kinh tế Mỹ đến các thị trường xuất cảng khác
của Việt Nam bắt đầu có tác dụng.
Ông Dũng đã giảm bớt sự ước lượng mức tăng trưởng của tổng sản lượng
nội địa trong năm nay xuống còn 7% từ mục tiêu ban đầu là 9%. Nhưng ít
nhà kinh tế tin rằng mục tiêu đó thực tế vì mức tăng trưởng chỉ có 6.5%
trong 9 tháng đầu năm và triển vọng cho những tháng còn lại thì thậm
chí còn tối tăm ảm đạm hơn.
|
|
Nhưng các "khúc ruột ngàn dặm" lại không để yên |
cho ông Dũng sang Úc tìm sự khuây khoả |
Một số người không tin tưởng ngay cả vào mức tăng trưởng 6.5% —con số
do nhà nước đưa ra mới đây— là đúng sự thật và họ cho rằng con số thật
sự còn thấp hơn rất nhiều.
Cùng lúc đó nạn lạm phát đã lên đến mức phi mã và hiện thời đang ở mức
30% một năm. Ðể cố gắng kiểm soát mọi sự, nhà nước đã giảm bớt chi
tiêu, chẳng hạn như huỷ bỏ trợ cấp xăng dầu, và siết chặt chính sách
tiền tệ, mặc dù điều đó không chắc có thể sẽ sống sót vượt qua cơn bão
tín dụng đang dồn dập tới.
Vì thế Việt Nam đang sôi sục với sự bất mãn của quần chúng. Ðã có hàng
trăm vụ đình công trên toàn quốc trong năm nay, phần lớn là ở các hãng
xưởng do người nước ngoài làm chủ và hầu hết tất cả đều ủng hộ việc đòi
hỏi tăng lương để bắt kịp với đà lạm phát.
Ông Dũng và phe nhóm của ông ta, cho đến nay, vẫn luôn khẳng định rằng
chiều hướng duy nhất giúp cho Việt Nam có thể đứng vững được là tiếp
tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong khi kềm chế sự chi tiêu cuả nhà
nước hầu chế ngự lạm phát.
Nhưng tất cả các dấu hiệu chống đối lại các chính sách này hiện đang
gia tăng trong hàng ngũ lãnh đạo đảng và sớm muộn gì cũng đe dọa đến
vai trò tiếp tục lãnh đạo của ông Dũng.
Hồi đầu tháng này, 160 uỷ viên trung ương đảng đã họp phiên họp thứ ba
trong năm nay, một điều xảy ra rất bất thường chứng tỏ rằng có một mối
băn khoăn lo lắng và bất đồng cao độ trong giới lãnh đạo.
Theo sau hội nghị trung ương đảng đầu tiên hồi tháng Giêng, có một
phiên họp khẩn cấp khác được triệu tập vào tháng Bảy, tiếp nối một sự
biểu lộ công khai vào tháng Tư của 14 uỷ viên Bộ chính trị về việc
thiếu tin tưởng vào các chính sách kinh tế của ông Dũng.
Ông Dũng có ít phe cánh trong Bộ chính trị và con số ủng hộ đang giảm
dần trong uỷ ban trung ương đảng. Trong một đất nước khi sự lãnh đạo
tập trung là một yếu tố quan trọng trong chủ trương của đảng, thì bản
tính phô trương màu mè của ông Dũng và sự vui sướng rõ rệt của ông ta
trong vai trò lãnh đạo nổi bật là những điều gây nhiều mối nghi ngờ
nghiêm trọng.
Ông Dũng cũng là một người miền Nam, và do đó vẫn còn lôi cuốn sự ngờ
vực của những người miền Bắc là những kẻ đã thắng cuộc chiến Việt Nam
vào thập niên 1970s, và họ tin tưởng rằng giá trị đạo đức chính trị
nghiêm khắc của họ là yếu tố quyết định để chiến thắng Hoa Kỳ và chính
quyền bù nhìn ở Sài Gòn.
Nhưng ông Dũng ít có sự nhượng bộ đối với những xu hướng đã ăn quá sâu
vào đầu óc này, tự bao quanh mình với những người đồng hương miền Nam
và dường như không quan tâm mấy đến những luồng tham nhũng gây ra từ
hậu quả đó.
|
Cả người Úc bản xứ cũng không ưa sự có mặt |
Hội nghị khẩn cấp hồi tháng Bảy đã chấp nhận những phê bình kiểm điểm
hồi tháng Tư của Bộ chính trị về ông Dũng và thực chất là đặt các chính
sách kinh tế của thủ tướng dưới quyền phủ quyết của đảng. Thực vậy, một
vài nhà quan sát tin rằng ông Dũng hiện đang điều hành công việc trong
một sự giới hạn và có thể hoàn toàn không còn trực tiếp kiểm soát các
chính sách kinh tế.
Phiên họp khẩn cấp trong tháng này của uỷ ban trung ương đảng là để cố
gắng nhất trí làm thế nào phản ứng với sự xụp đổ của nền kinh tế Hoa Kỳ
vốn có tính nghiêm trọng hơn là chỉ hình dung tưởng tượng như trước
đây, và đồng thời, làm sao chống cự lại nạn lạm phát trong nước.
Vẫn chưa được rõ ràng không biết là đã có bất cứ giải pháp nào được đưa
ra từ những cuộc tranh cãi trong nội bộ đảng, mặc dù điều đó có vẻ
không chắc sẽ xảy ra
Nhưng các vấn đề của các quốc gia đang phát triển còn tuỳ thuộc vào sự
phát triển đầu tư và các thị trường trong quỹ đạo kinh tế toàn cầu
chuyển động chung quanh Hoa Kỳ, hiện đang đi khá xa ra ngoài sự sống
còn về mặt chính trị của một cá nhân.
© The Vancouver Sun 2008
|
Category: Chính trị |
Views: 856 |
Added by: danchu
| Rating: 0.0/0 |
|
Statistics
Đang online: 7 Khách: 7 Thành Viên: 0
|