|
|
Phiên xử hai nhà báo diễn ra tại Tòa án Nhân dân Hà Nội |
Phiên xử sơ thẩm hai nhà báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên tội 'lợi dụng quyền tự do dân chủ' đã bắt đầu tại Hà
Nội.
Cùng với hai ông Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến, hai cựu quan chức công an Phạm Xuân Quắc và Đinh Văn Huynh
cũng bị xét xử tội 'cố ý làm lộ bí mật công tác'.
Được
biết cả bốn ông đều đã xuất hiện trước tòa trong phiên khai
mạc sáng thứ Ba 14/10. Phóng viên ảnh Huy Khâm có mặt tại chỗ
nói với BBC không khí trong phòng xử yên tĩnh 'vì nhận thức
đây là sự việc nhạy cảm', với thành phần vài chục người chủ
yếu là công an và nhà báo.
Phiên tòa đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Giáo sư Tương Lai từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ông vẫn cho rằng việc bắt hai phóng viên là biện pháp 'xử lý
thiếu khôn ngoan'.
"Có thể họ có sai lầm về nghiệp vụ và phải rút kinh nghiệm, nhưng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi
VN muốn mở rộng dân chủ, tạo không khí cởi mở, hòa hợp, thì việc bắt họ là không ổn."
Ông nói thêm: "Ngay cả việc bắt họ với một tội danh, nhưng khi đưa ra xử lại với một tội danh khác, cũng là
chuyện không hay".
|
Có
thể (hai nhà báo) có sai lầm về nghiệp vụ và phải rút kinh
nghiệm, nhưng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi VN muốn mở
rộng dân chủ, tạo không khí cởi mở, hòa hợp, thì việc bắt
họ là không ổn.
GS Tương Lai
|
Tuy nhiên theo giáo sư, "công khai hóa trước tòa cũng là việc làm cần thiết" để dư luận đánh giá sự việc.
"Đưa tin khách quan'
Phiên tòa theo kế hoạch sẽ diễn ra trong hai ngày 14 và 15, nhưng một số nguồn tin cho hay có thể tòa sẽ tuyên
án sớm.
Trong buổi sáng thứ Ba 14/10, sau phần đọc cáo trạng của Viện Kiểm sát, tòa đã tiến hành thủ tục xét hỏi
đối với ba bị cáo Phạm Xuân Quắc, Đinh Văn Huynh và Nguyễn Việt Chiến cho tới giờ nghỉ trưa.
30 phóng viên Việt Nam cùng đại diện một số hãng thông tấn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam đã được cấp
giấy phép tới theo dõi phiên xử.
Đại diện một số sứ quán nước ngoài cũng có mặt tại tòa án với tư cách quan sát.
Một nhà báo muốn giấu tên nói với BBC rằng giới truyền thông trong nước được chỉ đạo xem đây là phiên tòa "bình thường,
không có động cơ chính trị".
|
|
Vợ ông Nguyễn Việt Chiến rời tòa án sau phiên xử buổi sáng. |
Truyền thông trong nước được yêu cầu đưa tin "chính xác, khách quan, không đưa tin giật gân, không bình luận về các tình tiết
xét xử, tranh tụng".
Các bản tin đăng tải trên báo trong nước cũng nhấn mạnh đây là vụ xử "hai cựu cảnh sát và hai nguyên nhà báo".
Luật sư bào chữa
Các phóng viên trong và ngoài nước chỉ theo dõi phiên tòa qua màn hình vô tuyến.
Tới dự xét xử có thân nhân của hai nhà báo cùng đại diện lãnh đạo hai tờ báo là TBT Lê Hoàng (báo Tuổi
Trẻ) và Phó TBT Nguyễn Quang Thông (báo Thanh Niên).
Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ nhà báo Nguyễn Văn Hải, cho biết gia đình bà “không được mời tới tham dự phiên tòa”.
Bà Hiền nói: “Chúng tôi già rồi, không biết đâu mà lần, nên không biết xin ở đâu cả. Chúng tôi ở nhà nên chịu chết, không
biết thế nào”.
|
Chúng tôi già rồi, không biết xin ở đâu cả. Chúng tôi ở nhà nên chịu chết, không biết thế nào.
Bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ nhà báo Nguyễn Văn Hải
|
Các nhà quan sát nhận định, nếu phiên toà xét xử công khai theo như tuyên bố của chính quyền thì người thân có quyền tham
dự, “trừ những người hợp đặc biệt người ta có thể hạn chế số lượng”.
Phiên xử lần này đã được một số tổ chức nước ngoài coi như phép thử về tự do báo chí và cam kết chống
tham nhũng của chính phủ Việt Nam.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới cũng đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho hai nhà báo.
Được biết tại tòa có hiện diện đông đảo các luật sư bào chữa cho bốn bị cáo. Phóng viên Nguyễn Việt Chiến
có tới bốn luật sư.
Trước phiên xử, luật sư Hà Đăng bào chữa cho ông Chiến nói với BBC ông hy vọng tòa sẽ xử 'đúng người đúng
tội' và hy vọng sẽ có đối chất để làm rõ các cáo buộc.
Tuy nhiên số nhân chứng ra đối chất chỉ có mười người, ít hơn nhiều so với dự kiến là 27 người. Hiện chưa
rõ họ vắng mặt vì lý do gì.
Thanh nien Saigon CVL
bạn chắc đang hưởng lợi từ nhà cầm quyền nên bạn ủng hộ mọi mặt cho nhà
cầm quyền đó. Hãy nhìn kỹ bản chất sự việc, hãy chờ xem kết quả xử án
như thế nào, chỉ một chuyện tướng CA bị bắt nhưng cho tại ngoại còn
người khác thì không là cho thấy tình tiết có phần kỳ dị rồi đấy.
Handy HN Tướng Quắc đã quá đà, hai nhà báo thì chắc cũng có ý đồ hay là tay chân của ai đó. Nói chung là đã dính vào vụ quá to, không
biết điểm dừng. Việt Nam bây giờ là thế đó.
TVAn HN Cho
dù bản án được tuyên có thế nào đi nữa thì các nhà báo Việt Nam hãy coi
đây là một bài học cho mình. Đừng vì danh tiếng của bản thân và lợi
nhuận của tờ báo mà quên mất mình (nguyên) là đảng viên và (đã) lãnh
lương của nhà nước XHVN.
CVL, Hà Nội Tôi
thấy nhiều độc giả của BBC có những nhận xét quá phiến diện. Có thể nói
những câu "chửi" của các độc giả hoàn toàn là cho "sướng cái miệng
mình". Tôi thấy nếu tự do ngôn luận để cho mọi người cứ chửi nhau như
vậy thì đừng có tự do thì hơn. Một xã hội muốn tốt đẹp mà lại để cho
mọi người muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm (tự do quá) thì xã
hội đó sẽ chẳng bao giờ tốt đẹp được!
iPiz Hanoi Lại một vở kịch nữa được dàn dựng. Kịch bản đã hoàn tất, nhiệm vụ tiếp theo là của diễn viên đóng sao cho thật đạt.
Nam TP HCM Báo
TN đã gọi Chiến là 'nguyên phóng viên'. Báo TT cũng gọi Hải là ông, rất
lạnh lùng. Dường như hai cơ quan này đã thấy gì đó từ 'nguyên' phóng
viên của mình. Thôi, cố lên hai bác Hải, Chiến. Ra giữa sông rồi, lúc
này hai bác phải tự bơi đấy nhé!
Tan, Hanoi Việc
xử lý các nhà báo viết sai sự thật là cần thiết. Tuy nhiên, trong vụ
PMU18 này, các quan ô dù to thế đang bảo kê cho các tay chân mà giám
viết bài không chính xác thì bắt là phải. Mặt khác, tướng Quắc và tay
chân cũng là hàng cựu binh trong ngành an ninh, rồi, sao lại mang lỗi
sơ đẳng vậy nhỉ. Nghe ra, dân chủ ở ta còn nhiều điều phải tranh cãi.
Thôi, cứ nghe tòa tuyên án xem sao đã.
hdcam Tokyo Cho
dù bản án được tuyên co thế nào đi nữa thì các nhà báo Việt Nam hãy coi
đây là một bài học cho mình. Đừng vì danh tiếng của bản thân và lợi
nhuận của tờ báo mà quên mất việc tôn trọng sự thật. Hãy kiểm chứng
thông tin mà mình có và nên thận trọng khi viết về ai đó để làm sao cho
ngòi bút của mình không tạo ra những bản án oan sai cho người vô tội.
hãy kiểm chứng thông tin và tôn trọng sự thật.
Nguyen, Hanoi Thật
khó để nói rằng hai nhà báo có danh tiếng này mà "cung cấp tin và đưa
tin sai trái để chống phá nhà nước và xâm phạm quyền lợi,
nhân phẩm của cá nhân." như bạn Minh nói. Đặc biệt là cách kiểm soát
và định hướng thông tin của vụ này. Nếu là các vấn đề bình thường mà
không liên quan đến chính trị thì có cấm báo chí đưa tin không. Và tác
động lớn nhất là báo chí đã chùn bước trước các vấn đề tham nhũng động
chạm đến các quan chức.
Thanh, HCM Hy
vọng là có sự công bằng và công minh trong phiên toà. Còn báo chí cũng
nên đưa tin trung thực, vì đây là đồng nghiệp của họ. Còn theo ý kiến
cá nhân tôi, Hai nhà báo chẳng có tội gì, nếu có vi phạm thì chỉ xử lý
về mặt hành chính. Còn ông Nguyễn Xuân Quắc thì từ trước đến nay có vấn
đề gì đâu. Giá mà trong ngành công an ai cũng được vô tư như ông ấy thì
đất nước VN này được nhờ. Chứ bây giờ cứ nói đến lực lượng công an là
ai cũng thấy gai hết cả sống lưng, không phải vì sợ mà vì coi thường.
TTT, Đồng Nai Bà Thị Minh tin nhân phẩm của quí ông vụ PMU 18 chứ trên 80% dân Việt Nam tin hai nhà báo và vị tướng già.
Quan sát, Saigon Hi vọng là mấy luật sư bào chữa không bị khống chế. Hi vọng báo đài trong nước được phép đăng tin đầy đủ.
Hoàng Thị Minh, Bỉ Đây
là việc làm thể hiện tính công minh của pháp luật. Không thể
coi mình là công an hay nhà báo mà vi phạm pháp luật, cung cấp
tin và đưa tin sai trái để chống phá nhà nước và xâm phạm
quyền lợi, nhân phẩm của cá nhân
|