Thứ Năm, 2024-11-21, 10:17 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 14 » TÔI TIN RẰNG HỌ VÔ TỘI
4:47 PM
TÔI TIN RẰNG HỌ VÔ TỘI

Võ Thị Hảo

    Những người luôn tự hào rằng mình mạnh mẽ, tự do dân chủ, mà ứng xử vậy sao?

    Tôi nhìn tiêu chí trên những văn bản xuất hiện hàng triệu lần mỗi ngày ở khắp nơi. Bao giờ cũng là “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”.

    Ôi Tự do! Ôi Hạnh phúc! Cái lời khấn khát khao cháy ruột. Cái lời khấn của muôn thế hệ người Việt Nam, thổ máu ra mà khấn. Quằn quại dưới gươm súng nghèo hèn mà khấn!

    Cái lời khấn ấy, trong những ngày này sao càng đắng chát trên môi!

    · Chúng ta đang nhìn thấy điều gì vậy?

   
 Nguyễn Văn Hải  Nguyễn Việt Chiến
14/10/2008, chỉ sau lễ kỷ niệm Giải phóng Thủ đô bốn ngày, hai nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc và Thượng tá Đinh Văn Huynh- những nhân vật đã hết mình trong vụ điều tra và thông tin về những bê bối của PMU 18 sẽ bị đưa ra xét xử sau nhiều ngày hai nhà báo bị tạm giam. Kéo theo sẽ là các nhân chứng. Họ đã rất mệt mỏi rồi. Bao nhiêu lần thẩm vấn. Mà họ chỉ chống tham nhũng mà thôi.

    Ta đang nhìn thấy điều gì vậy?

    Việt Nam đã làm tới hai cuộc chiến với rất nhiều gắng gỏi, rất nhiều máu xương đã đổ xuống để cởi xiềng xích thực dân, đế quốc và phong kiến. Nhiều người nát thịt tan thây nơi chiến địa cho cuộc chiến ấy, nhiều người đã hy sinh cả tài sản và tương lai của mình cho cuộc chiến ấy, trước khi nhắm mắt đã yên lòng vì lý tưởng mà họ theo đuổi: đem lại độc lập tự do cho đất nứơc. Để kỳ vọng con người VN, khi thoát chế độ thực dân, đế quốc sẽ được tôn trọng tự do và nhân quyền cũng như sẽ được công bằng các cơ hội cải thiện cuộc sống, tiến ngang bằng và hơn các nước phát triển...

    Vâng! Chúng ta đã nghĩ rằng giải phóng để có tự do. Nhưng cái chế độ thực dân mang tiếng là tàn bạo ngày ấy vẫn chấp nhận báo chí tư nhân và các đảng phái đối lập. Vẫn chấp nhận những ý kiến trái chiều. Vì đó là quyền tối thiểu và đương nhiên của con người. Những nhà cầm quyền, dù nôn nóng áp đặt sự độc đoán để thu tư lợi, vẫn cần phải biết chùn tay khi tước đoạt nó khỏi những công dân của mình, trong đó, có tương lai của chính con cháu họ.

    Nhiều nhà cầm quyền dù mang tiếng là tàn bạo vẫn biết sợ hãi trước những lời nguyền rủa và và phán xử của hiện tại và của mai sau.

    Hơn năm mươi năm sau Giải phóng Thủ đô, chúng ta chứng kiến những cuộc bắt bớ nhà báo và truy tố những cán bộ cảnh sát điều tra đã hết mình dấn thân vào cuộc chiến chống tham nhũng, đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nứơc đã nhiều lần ban bố và kêu gọi. Dù họ có bị kết tội gì đi nữa, bản chất vụ việc và sự thật chỉ có một mà thôi và rất nhiều người hiểu rằng họ vô tội. Chúng ta lại cũng chứng kiến những cuộc bắt bớ và giam giữ khác đối với nhiều người bất đồng chính kiến. Họ bị quy tội nọ tội kia. Nhưng những người không quá ngây thơ thì đều hiểu rằng đằng sau đó là điều gì! Mới đây, theo nhiều nguồn thông tin, biển cấm quay phim chụp ảnh được dựng lên giữa những địa điểm công cộng lộ thiên bốn bề lộng gió. Nhiều cơ quan, cá nhân có những vụ việc tiêu cực, muốn ém nhẹm đã lạm dụng gọi đó là “bí mật quốc gia”. Một phóng viên của hãng AP đưa ra những hình ảnh chứng minh rằng anh đã bị đánh chảy máu đầu trong khi hành nghề theo Luật báo chí và Công ước quốc tế...Nhiều người công giáo khóc. Nhiều người dân kêu oan không được thì khóc lâu rồi. Đừng quên rằng nước mắt của họ cũng mặn như nứơc mắt của bất kỳ ai!

    * Lời khấn đắng chát

    Ta đang chứng kiến điều gì thế này?

    Tôi thì cứ mong rằng mình đang nằm mơ! Rằng đó chỉ là ác mộng.

    Những người luôn tự hào rằng mình mạnh mẽ, tự do dân chủ, mà ứng xử vậy sao?

    Tôi nhìn tiêu chí trên những văn bản xuất hiện hàng triệu lần mỗi ngày ở khắp nơi. Bao giờ cũng là “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”.

    Ôi Tự do! Ôi Hạnh phúc! Cái lời khấn khát khao cháy ruột.

    Vì sao không là hịên thực mà cứ mãi phải khấn?

    Cái lời khấn của muôn thế hệ người Việt Nam, thổ máu ra mà khấn. Quằn quại dưới gươm súng, dưới nghèo hèn mà khấn!

    Cái lời khấn ấy trong những ngày này sao càng đắng chát trên môi!

    . Hiến pháp của chúng ta đã quy định về quyền tự do. Vậy mà thế này ư? Hiến pháp, Luật Báo chí... dù còn rất nhiều vấn đề phải bàn, nhưng cũng đã quy định về trách nhiệm và quyền hạn của báo chí, quyền được thông tin của người dân. Đó không phải là những quy định cho vui. Không phải để vận dụng một cách tuỳ tiện để phục vụ cho ý nguyện riêng của ai đó. Tự do báo chí, sử dụng năng lực giám sát của báo chí vào quản lý xã hội, đó là những hành lang tối thiểu để bảo vệ mỗi công dân, bảo vệ chính thể và bảo vệ đất nứơc. Nếu quả thực chúng ta còn nói rằng đất nứơc là của chung, rằng cần phải giám sát để đất nứơc không bị thoán đoạt, chôm chỉa từ những bàn tay tham lam mờ ám nào đó, thì hoạt động của mọi người, đặc biệt là của những cá nhân, tổ chức có quyền lực mang nguy cơ lạm dụng cao, luôn phải được giám sát, thông tin công khai để đảm bảo sự minh bạch, lành mạnh và công bằng. Đã từ lâu lắm rồi, theo nhận định của nhiều đại biểu phát biểu tại Hội trừơng Ba đình, thì các cơ quan chức năng hầu như chỉ đưa ra xử lý những vụ quá lớn, quá bức xúc mà báo chí đã đưa ra! Báo chí, đã từ lâu, như những Dôn-ki-hô-tê đơn độc chiến đấu với cái cối xay gió tham nhũng khổng lồ. Trong đó, Tuổi trẻ và Thanh niên là những tờ báo có nhiều trách nhiệm công dân và hăng hái đi đầu. Và nay, cuộc trừng phạt lại giáng nặng nề nhất trên hai tờ báo được bạn đọc yêu quý ấy!

    Phải chăng, trong hàng ngũ chiến sĩ của cuộc chiến chống tiêu cực và tham nhũng, báo chí và một số nhà điều tra chân thành đã ngây thơ đi trên gươm đao. Để đến một ngày, chỉ một chút sẩy chân, ngoảnh lại, còng số tám và trại giam đã chờ sẵn sau lưng họ! Phải chăng những người tiền phong nhất, những tờ báo được dân tin yêu, thì càng bị trừng phạt nặng. Cho kinh hồn bạt vía. Để trở thành những con họa mi bị buộc mỏ và tiếng hót trở thành tiếng nấc nghẹn trong ngực mỏng!

    · Rùng mình vì sự im lặng khác thường

    Việc bắt giữ và kết tội họ- những người đã hết mình cho cuộc chiến chống tiêu cực và tham nhũng – theo tiếng gọi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nứơc- vô hình trung đã đem đến những lễ hội hoan ca bất tận cho những thế lực tham nhũng và mờ ám.

    Nếu có ai đó muốn chặn họng và vô hịêu hoá chủ trương chống tham nhũng và tiêu cực, bảo vệ cho những kẻ đi ngược lại lợi ích chung của đất nứơc thì hẳn rằng đang quá thoả mãn với kết quả hịên diện ngoài sức tưởng tượng: các nhà báo cúi đầu nuốt nứơc mắt. Thương yêu đồng nghịêp mà không dám nói. Không được viết. Không một dòng thông tin.

    Kìa là một cuộc bỏ rơi vĩ đại. Lớp lớp người đứng trên bờ khóc nhìn đồng nghiệp đang chết đuối giữa dòng. Có chiếc phao trong tay không dám đưa ra , sợ bị xô nốt xuống dòng nước xiết. Vì sao các Tổng Biên tập ngoảnh mặt làm ngơ? Vì sao họ phải ứng xử như vậy? Và từ sau vụ bắt bớ hồi 12/5/2008 đến nay, trên khắp các trang báo gần như vắng bóng việc chống tham nhũng. Nhiều cán bộ chiến sĩ công an, thanh tra các cấp lặng lẽ ém nhẹm các hồ sơ vào đáy tủ. Những người tố cáo thì càng phải im lặng. Nếu họ điều tra, không có gì để đảm bảo rằng một ngày nào đó, họ lại không bị quy tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn” hoặc tội “cố ý để lộ bí mật...” cùng vô số tội khác mà người ta có thể dễ dàng dùng nó để để bẻ cong sự thật. Không có gì để đảm bảo cho họ rằng một ngày nào đó, trong khi vô tội, họ bị tra tay vào chiếc còng lẽ ra chỉ dành cho tội phạm.

    Vâng! Đang là những ngày hoan ca của một số ai đó, sống bằng nghề uống nước mắt của dân, sống phè phỡ trên máu xương của những người đã dựng nên đất nứơc này với một nguyện vọng cháy bỏng: không có gì quý hơn độc lập tự do! Tiếng hú hét sôi réo của đám tham nhũng sẽ tiếp tục rền vang trên bầu trời.

    Quá nhiều người biết rằng vụ PMU 18 là thế nào. Quá nhiều người nhìn thấy những mặt đừơng lún nứt và những cây cầu hỏng. Quá nhiều người biết thụt két vì đâu. Quá nhiều người biết rằng tướng Quắc và các nhà báo cùng các nhà điều tra vô tội. Họ chỉ thực thi trách nhiệm của mình. Trong khi làm việc, không ai có thể tránh khỏi những sơ suất . Vụ tham nhũng ở PMU 18 chỉ là vụ tham nhũng ở một Công ty xây dựng. Đương nhiên nó không phải là bí mật nhà nước. Và nếu có sơ suất, có những chi tiết chưa chính xác, hoặc nếu cần minh oan cho ai đó vô tội, thì những người có trách nhịêm chỉ cần cải chính, xin lỗi, bồi thường danh dự là đủ. Việc bắt giam, khởi tố họ, vô hình trung, có ý nghĩa như một sự dằn mặt những người ở mặt trận chống tiêu cực tham nhũng. Và hậu quả để lại quá lớn. Trong khi xoá trắng được những dòng chữ phanh phui các vụ tham nhũng trên mặt báo, đồng thời, ai đó đã làm thất bát nhân tâm rất nặng nề.

    Một sự im lặng đến rùng mình. Sợ bị bẻ ngược. Sợ bị uốn cong. Nỗi sợ hãi bị đàn áp. Nỗi sợ bị bắt bớ. Bị kết tội. . Có ai đó buộc các nhà báo và các công dân phải im lặng? Ai cũng biết mà cứ giả vờ không biết. Lại thêm một lần trong hàng ngàn lần nói ngược lại những điều mình nghĩ hoặc im lặng để được tồn tại. Thế kỷ XXI rồi, mà sao lạnh rợn thế này?! Những nhà quản lý đất nước nghĩ sao mà hành xử thế này?

    · Dù kết quả xét xử thế nào, tôi vẫn tin rằng họ vô tội

    Phiên toà rồi sẽ diễn ra. Rất tệ là đã bắt giam họ.

    Nhà cầm quyền mất nhiều hơn là được sau những vụ bắt bớ thế này.

    Theo phát biểu của một số đại biểu Quốc hội trước đây, có nhiều khi án đã “bỏ túi” trước khi mở một phiên toà nào đó. Nhưng đã giam rồi, đưa ra xét xử thì còn tốt cho nhà cầm quyền và bản thân người bị giam giữ hơn là không. Có thể được minh oan. Có thể oan khuất vẫn hoàn là oan khuất. Nhưng bản chất của một nền tư pháp và hành pháp sẽ được bộc lộ qua những phiên toà đặc trưng kiểu thế này và chỉ điều đó thôi cũng đủ để các nhà quan sát và các công dân đưa ra những sự lựa chọn tốt trong khi hiểu được bản chất của chế độ.

    Phiên toà sẽ ra sao? Cái sân ấy, được nhiều người mong xem lắm. Chỉ là môt phiên toà thôi. Nhưng nhất cử nhất động đều được đông đảo công chúng và thế giới quan sát rất chăm chú.

    Dù kết quả xét xử thế nào, tôi vẫn tin rằng họ vô tội.

    Tôi mong rằng những nhà cầm quyền hãy ứng xử thông minh trong những trường hợp như thế này, đặc biệt là cần ứng xử tự tin hơn, với những nhà bất đồng chính kiến và những người chống tiêu cực và tham nhũng.

    Bởi vì, đàn áp là cử chỉ chứng tỏ sự bối rối và mất tự tin. Ở đâu cũng vậy thôi.

    Các nhà báo cần phải được trả tự do ngay sau phiên toà này. Họ phải được cư xử đúng theo luật báo chí. Thiếu tướng Quắc và cộng sự của ông, có chăng, họ chỉ mắc lỗi nghịêp vụ, chứ không phạm tội. Họ cũng phải được tự do và miễn truy tố. Tôi mong nhiều người được minh oan. Nhưng minh oan cho người này không có nghĩa là phải đem oan khuất và sự bắt bớ đổ lên vai người khác.

    Tôi nghĩ rằng trong tình cảnh nứơc sôi lửa bỏng hịên nay, nhà cầm quyền có nhiều việc hay hơn để làm, để lấy lại nhân tâm và ổn định kinh tế xã hội, hơn là chăm chú đàn áp. Kể cả khi ai đó có quản lý được blog cá nhân hay quản lý những cuộc tâm sự tay ba đi chăng nữa, thì cũng không thể cứ mãi cưỡng lại được những cơn bão thông tin trên toàn thế giới và xu hướng đa phương, đa nguyên hoá không chỉ trong kinh tế mà trong cả chính trị trên toàn thế giới. Nhìn một Hà nội mới xây dựng ở khu Mỹ Đình Trung Hoà Nhân Chính bằng vốn của ai thì biết thôi.

    Hải ơi và Chiến ơi! Tôi không được đến dự phiên toà xử các bạn đâu. Để trông thấy gương mặt các bạn- những người đã chịu nhiều oan khuất lâu nay không được nhìn thấy ánh mặt trời. Hẳn rằng các bạn đã trải qua quá nhiều đau khổ.

    Tướng Quắc và Thiếu tá Huynh! Tôi cũng tin rằng họ vô tội. Tôi chia sẻ với họ. Họ cũng đã phải trải qua quá nhiều đau khổ.

    Và tôi cho tôi chia sẻ với những người bị thẩm vấn trong nhiều tháng qua. Những người bị đòi ra toà nay mai.

    Rồi những người đang nắm cán cân công lý. Mọi người biết họ đang làm gì. Cái gì họ được làm và cái gì họ không được cưỡng lại? Chắc rằng họ cũng đau khổ nếu họ làm sai.

    Lương tâm hãy lên tiếng. Không chỉ vì quyền lợi các nhà báo hay các công an điều tra. Sai lầm và để lại oan khuất trong vụ này sẽ góp phần nặng tay để dìm đất nứơc trong khủng hoảng đấy .

    Không được đến dự phiên toà. Nhưng tôi vẫn trông ngóng cái ngày các bạn ra khỏi cánh cổng trại giam

    13/10/08

    VTH 
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 822 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0