Gần
1 tháng sau khi cơ quan chức năng 2 quốc gia Việt – Nhật cùng làm việc
về các dự án liên quan đến vốn ODA và vụ hối lộ của PCI cho quan chức
Việt Nam, thì hôm 14 tháng Mười, phía Việt Nam mới cho công bố một số
nội dung liên quan.
Lễ
ký kết hợp đồng xây dựng đại lộ Đông-Tây giữa đại diện Việt Nam và Nhật
Bản hôm 11-1-2005. Dự án này từng được báo chí VN ca ngợi là "chắp thêm
đôi cách phát triển cho TP.HCM".Vietnamnet
Vụ hối lộ của PCI trở nên
nghiêm trọng
Hôm 14 tháng Mười vừa qua,
phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã có cuộc trả lời báo chí liên quan đến
chuyến làm việc tại Việt Nam cách đây 1 tháng của phái đoàn thuộc Bộ Ngoại Giao
Nhật Bản.
Cụ thể, ngày 18 và 19 tháng
Chín, phái đoàn Cục Hợp Tác Quốc Tế, thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, đến Việt Nam
để làm việc với cơ quan hữu trách về vụ công ty PCI hối lộ quan chức Việt Nam.
Trong cuộc trả lời báo chí gần
1 tháng sau đó, ông Lê Dũng đã thông báo 4 điểm mà cả 2 phía Việt – Nhật cùng
thoả thuận. Trong các điểm này, có những nội dung liên quan đến vốn ODA và sự
trợ giúp của Nhật trong việc chống tham nhũng tại những dự án sử dụng loại vốn
này.
“Câu
phát biểu của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam về vụ Xa Lộ Đông – Tây phản ánh
tập quán quen thuộc của người chỉ nhìn truyền thông như là người phát ngôn cho
các cơ quan. Chưa bao giờ họ nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.”
nhà báo Trần Tiến Dũng
Một thời gian ngắn sau khi
báo chí Nhật Bản và quốc tế phanh phui vụ hối lộ của PCI cho quan chức Việt
Nam, một thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam đã cho họp báo, phát biểu rằng “Việt
Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết
luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không
nên đưa tin.”
Lời phát biểu gây nhiều phản ứng
trong dư luận, cả trong và ngoài nước.
Một nhà báo tự do tại Việt
Nam, là ông Trần Tiến Dũng, đã từng đưa ra nhận định.
“Câu
phát biểu của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam về vụ Xa Lộ Đông – Tây phản ánh
tập quán quen thuộc của người chỉ nhìn truyền thông như là người phát ngôn cho
các cơ quan. Chưa bao giờ họ nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.”
Trong khi ấy, một phóng viên
của Nhật Bản, hiện làm việc cho 1 tờ báo lớn của nước này, đã từng nói, rằng “nếu
chính phủ Việt Nam muốn che dấu sự kiện hoặc làm cho vấn đề nhỏ đi,” thì họ “sẽ
đấu tranh chống lại việc này.”
“Chúng tôi không quan tâm
và không bao giờ chấp nhận một đề nghị như đề nghị vừa rồi của quan chức Chính
Phủ Việt Nam. Chúng tôi bỏ ngoài tai những phát biểu như thế. Tất cả báo chí Nhật
Bản chúng tôi vẫn tiếp tục tường thuật về vụ này.”
Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lại
lời của ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao, thì buổi làm việc với phái
đoàn Nhật Bản, đưa đến một số thoả thuận. Trong các nội dung này, cả 2 chính phủ
đều coi “trường hợp nghi vấn PCI là rất nghiêm trọng.”
Trước đây, truyền thông Nhật
Bản cũng đã từng tiết lộ danh tánh quan chức Việt Nam nhận hối lộ. Quan chức
này là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Công Chánh thành phố Hồ
Chí Minh.
Phía Nhật Bản cho biết là PCI
và 4 cựu viên chức của công ty này đã bị buộc tội.
Trước đây, truyền thông Nhật
Bản cũng đã từng tiết lộ danh tánh quan chức Việt Nam nhận hối lộ. Quan chức
này là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Công Chánh thành phố Hồ
Chí Minh.
Cho đến nay, phía Việt Nam
chưa từng lên tiếng chính thức xác nhận điều này.
Chưa có hiệp định tương trợ
pháp lý Nhật Bản Việt Nam?
Trước đây, Nhật Bản đã từng đề
nghị Việt Nam hợp tác điều tra; và theo thông tin được lan truyền trên
Internet, Tokyo yêu cầu Hà Nội cho phép các công tố viên Nhật Bản vào Việt Nam,
tiến hành điều tra “muộn nhất là trước cuối tháng Bảy, 2008.” Một luật sư hiện
đang hành nghề tại Sài Gòn, là ông Nguyễn Vân Nam, nhận định, rằng việc hợp tác
sẽ gặp một số khó khăn liên quan đến “cơ sở pháp lý.”
“Trường hợp vừa rồi là một
điển hình. Nếu ở các nước khác, hối lộ và tham nhũng trong kinh doanh giữa các
doanh nghiệp có thể bị trừng trị ngay lập tức bởi luật chống cạnh tranh không
lành mạnh. Nhưng ở Việt Nam thì không thể. Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, hầu như
khó thực hiện. Thứ nhì, tôi không biết giữa hai nước có hiệp định tương trợ
pháp lý chưa. Mà nếu có rồi thì không biết Việt Nam sẽ dùng cơ sở pháp lý nào để
điều tra giúp phía Nhật Bản.”
Cũng liên quan đến nội dung
cuộc làm việc gần đây giữa 2 phái đoàn Việt – Nhật, ông Lê Dũng cho biết, rằng
“hai chính phủ tái khẳng định các vụ việc hối lộ liên quan đến các dự án ODA,
bao gồm cả vụ việc nghi vấn này, sẽ được nghiêm túc điều tra và làm sáng tỏ các
chi tiết.”
Nhân vật được
báo chí nêu đích danh đã nhận hối lộ, là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, vẫn tại chức, và vẫn
tiếp tục giữ vị trí đứng đầu Ban Quản Lý Dự Án Đại Lộ Đông Tây và Môi Trường Nước
Thành Phố.
Ngày 15 tháng Chín, tức là
vài ngày trước phiên làm việc giữa 2 phái đoàn, phía Việt Nam thay đổi nhân vật
chịu trách nhiệm dự án Xa Lộ Đông – Tây. Một ngày sau, chính quyền Thành Phố Hồ
Chí Minh yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ về quản lý chất lượng công trình Xa
Lộ Đông – Tây.
Trong khi đó, nhân vật được
báo chí nêu đích danh đã nhận hối lộ, là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, vẫn tại chức, và vẫn
tiếp tục giữ vị trí đứng đầu Ban Quản Lý Dự Án Đại Lộ Đông Tây và Môi Trường Nước
Thành Phố.
Nội dung cuộc làm việc hồi
trung tuần tháng Chín, vẫn theo Thông Tấn Xã Việt Nam, còn bao gồm cả việc “tái
khẳng định quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực ODA.”
Ngoài ra, phía Nhật Bản cũng
cam kết hỗ trợ Việt Nam chống tham nhũng trong các dự án ODA, trong đó có “hoạt
động hoàn thiện hệ thống pháp lý” và “tăng cường tính minh bạch trong quy trình
đấu thầu các dự án vốn ODA tại Việt Nam.”