Nguyễn Hùng bbcvietnamese.com
|
|
|
|
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến khẳng định "không làm gì sai trái" |
Hôm vừa rồi ở Hà Nội có một anh lái xe buýt phải trèo lên vỉa hè, húc đổ cây để dừng xe khi phanh hỏng đúng lúc gặp đèn đỏ.
Hôm nay phiên tòa ở Hà Nội đưa ra bản án 24 tháng cho hai nhà báo, một người tù giam, một người hưởng án treo.
Nếu coi hai nhà báo như anh tài xế nọ, xe họ lái có lẽ phải có đến một tá phanh.
Một bài viết thường qua nhiều khâu biên tập và phê duyệt mà trong đó thư ký tòa soạn và tổng biên tập là những cái phanh cuối
cùng.
Ở những tờ báo trực thuộc các bộ, thậm chí bộ trưởng cũng tham gia vào khâu duyệt bài.
Vậy nên khi người ta chỉ điều tra và xét xử hai nhà báo câu hỏi đặt ra là liệu họ có phải chịu trách nhiệm toàn bộ như vậy
hay không.
Một trong những người quản lý báo chí cao cấp đã được cho là phát biểu ngay sau phiên tòa rằng lãnh đạo báo chí phải chịu
trách nhiệm chứ không phải phóng viên.
Ai đúng, ai sai?
Khi hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt, hai tổng biên tập Lê Hoàng và Nguyễn Công Khế đều nói họ 'bất ngờ' và
không cho rằng hai phóng viên hay hai tòa báo làm điều gì sai.
''Chúng tôi không đồng tình khi cơ quan chức năng khởi tố bị can và bắt giam phóng viên như vậy,'' ông Lê Hoàng phát biểu
hồi tháng Năm.
Về phía Thanh Niên, ông Khế nói báo này còn giữ băng ghi âm bằng chứng người cung cấp thông tin cho ông Nguyễn Việt Chiến
viết những bài đăng trên báo Thanh Niên về vụ PMU18.
Nay tòa kết luận cả hai phóng viên đều có tội.
Vậy tòa đúng hay lãnh đạo báo đúng?
Số điện thoại di động của cả hai lãnh đạo báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều không liên hệ được sau phiên xử.
Về phía lý lẽ của tòa, quan tòa nói rằng phóng viên đã viết những thông tin mà sau này các điều tra viên kết luận là không
đúng.
Tòa cũng nói phóng viên đã lấy nguồn từ cả những người không có tư cách phát ngôn của phía cảnh sát.
'Tù thay'
Nhớ lại vụ một phóng viên của BBC đưa tin sai cách đây vài năm, cả chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn đã từ chức sau khi
một bản báo cáo kết luận rằng BBC đưa tin 'không có cơ sở'.
|
|
Nguồn tin từ Tuổi Trẻ nói lãnh đạo báo sẵn sàng đi 'tù thay' cho ông Hải |
Khi đó phóng viên Andrew Giligan nói chính phủ Anh biết chi tiết Iraq có thể triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong vòng
45 phút là sai nhưng vẫn đưa vào báo cáo cảnh báo của chính phủ.
Tổng giám đốc BBC khi đó, Greg Dyke, nói ông không chấp nhận những kết luận của Lord Hutton, người phụ trách điều tra, nhưng
vẫn nhận trách nhiệm và từ chức.
BBC bị cáo buộc có lỗi nghiêm trọng trong hệ thống biên tập khi để phóng viên Andrew Giligan nói trực tiếp trên đài mà người
chịu trách nhiệm về chương trình không được biết trước những gì anh sẽ nói.
Về phía lãnh đạo của Thanh Niên và Tuổi Trẻ, họ tỏ ra kiên quyết bảo vệ phóng viên.
Một nguồn tin từ Tuổi Trẻ nói lãnh đạo báo sẵn sàng chịu mọi điều cho phóng viên Nguyễn Văn Hải, kể cả vào nhà giam thay nếu
họ làm được.
Các nhà bình luận nói cả hai báo này đều né tránh những chủ đề nhạy cảm sau vụ hai phóng viên của họ bị bắt.
Blogger có tiếng Huy Đức viết hồi giữa tháng Chín về Tuổi Trẻ: ''Trong nhiều số liền, các tin quan trọng gần như đã được tờ
báo này dùng nguyên văn bản tin phát đi từ Thông Tấn xã.
''Trong khi đó, các phóng viên lại đeo bám ''Hoa Hậu'' rất chặt.
Một nhà báo có tiếng khác về chống tham nhũng, Trần Đình Bá lo ngại cho cố gắng điểm mặt chỉ tên những người bòn rút tiền
của người dân.
Ông nói: ''Tôi rất buồn, buồn cho bị can và buồn nhất là cho công cuộc chống tham nhũng hiện nay.''
Cả
hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, cũng như các báo khác của Việt Nam gần
đây viết khá thưa thớt về vụ một công ty của Nhật hối lộ quan chức giao
thông thành phố Hồ Chí Minh tới hơn 800.000 đô la, vụ tham nhũng mới
nhất bị phanh phui.
|