|
|
Vụ xét xử đã thu hút chú ý của dư luận |
Vụ xét xử hai nhà báo và hai cựu sỹ quan công an, kết thúc hôm thứ Tư 15/10, đã gây phản ứng quan ngại cho
một số tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói Mỹ "thất vọng về kết quả xét xử".
Một thông cáo của sứ quán này viết: "Hoa Kỳ thất vọng với kết quả vụ xử Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ,
và Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên, những người bị bắt hồi tháng Năm 2008".
"Việc
bắt giữ và kết án cải tạo không giam giữ hai năm đối với ông
Hải, và hai năm tù có trừ thời gian tạm giam đối với ông
Chiến, là trái với quyền hạn dành cho nhà báo theo luật pháp
Việt Nam, cũng như cam kết của giới chức Việt Nam về tự do
báo chí."
Thông cáo
ra sau khi Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt hai nhà báo và hai
cựu sỹ quan công an viết tiếp: "Kết quả phiên tòa đặc biệt gây
quan ngại vì các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng mà các điều
tra trước đó của hai nhà báo đã khám phá".
|
Việc bắt giữ và kết án (...) là trái với quyền hạn dành cho nhà báo theo luật pháp Việt Nam, cũng như cam
kết của giới chức Việt Nam về tự do báo chí.
ĐSQ Hoa Kỳ
|
"Hoa
Kỳ đã nhiều lần kêu gọi tự do toàn diện cho báo chí Việt Nam
và yêu cầu chính phủ Việt Nam ủng hộ các quyền tự do này,
vốn rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống các vấn nạn xã
hội, như tham nhũng và lạm quyền; cũng như trong quá trình
tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam."
Một số nước châu Âu cũng có phản ứng chính thức của họ về vụ xử hai nhà báo.
Bà Molly Lien, Tham tán Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, cho BBC hay: “Chúng tôi quan ngại về kết quả vụ xử này và cho rằng nó
sẽ phát đi các thông điệp trái ngược về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam”.
Bà cũng cho rằng vụ xử “cũng làm nổi lên các câu hỏi về luật pháp cũng như tính minh bạch trong hệ thống tư pháp của Việt
Nam”.
Tuy
nhiên, bà Lien cho rằng các nhà báo Việt Nam cũng cần rút kinh
nghiệm: “Nói chung theo tôi, việc đưa tin công bằng cũng như quá trình
kiểm chứng nguồn tin chưa đạt tới chuẩn mực ở Việt Nam, nên cần phải
tăng cường tính chuyên nghiệp và khả năng của các phóng viên”.
'Bước lùi trong tự do báo chí'
Các tổ chức theo dõi tự do báo chí cũng đã nhanh chóng có ý kiến về kết quả xử án.
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo trụ sở tại New York nói án phạt dành cho hai ông Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn
Hải là "không công bằng và có tính thù oán".
|
Thông qua việc vạch trần bê bối tham nhũng lớn tại cơ quan chính phủ, hai nhà báo đã có công phụng sự nhân
dân.
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo
|
“Thông qua việc vạch trần bê bối tham nhũng lớn tại cơ quan chính phủ, hai nhà báo đã có công phụng sự nhân
dân."
Trong khi đó, tổ chức Phóng viên không Biên giới thì gọi bản án đối với hai nhà báo là "bước lùi tồi tệ
cho nền báo chí điều tra của Việt Nam".
"Điều cơ bản mỏng manh của một nền báo chí có khả năng đóng vai trò thách thức lại chính quyền đã bị lung
lay trầm trọng."
Phóng
viên không Biên giới kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do trước
thời hạn cho ông Chiến và đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc
tế, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, "phải gắn điều kiện tôn
trọng tự do báo chí và thả tù các phóng viên vào các khoản
viện trợ" cho Hà Nội.
Quang Vu, HN Tôi
vẫn tin rằng lãnh đạo cao cấp nhất của VN đang cố gắng thay đổi cuộc
sống của nhân dân được, hình ảnh của VN theo hướng ngày càng tốt hơn.
Nhưng tôi thật không hiểu được những hành động trái ngược của chính phủ
trong một chuỗi sự kiện gần đây.
Bắt đầu từ việc tăng giá xăng dầu vào ngay lúc sản xuất đình đốn, lạm phát tăng cao, và chính phủ đang kêu gọi chống lạm
phát.
Hai là cách hành xử bằng sức mạnh của chính quyền thành phố HN trong vụ TKS tại 40, 42 Nhà Chung & GX Thái Hà tại 178 Nguyễn
Lương Bằng, trong khi trước đó hứa sẽ giải quyết trên tinh thần hợp tác và đối thọai.
Đặc
là vụ bắt giữ, xét xử hai nhà báo và hai sĩ quan cao cấp tâm huyết
chống tham nhũng, trong lúc chính phủ đang kêu gọi mọi thành phần xã
hội phải tham gia chống tham nhũng. Tôi nêu ba sự việc trong ba lĩnh
vực khác nhau, chính phủ đều có lời nói và việc làm trái ngược nhau,
mong các bạn lý giải giúp? Nhờ BBC chuyển tải thông tin này.
TNT Binh Duong Nếu
Quí vị là nhà cầm quyền Việt Nam, Quí vị sẽ chọn cái nào: một là để tự
do cho nhà báo phanh phui vụ việc tham nhũng và sau đó bị mất chức; hai
là thà mang tiếng "bịt miệng" nhà báo nhưng vẫn giữ được cái ghế của
mình?! Nếu không được viện trợ thì dân Việt Nam khổ, chứ mấy vị lãnh
đạo có bao giờ khổ đâu mà lo.
QA VN Công
và tội sao các ông Toà VN không đưa ra để xem xét tình tiết giảm nhẹ.
Nhờ có các anh nhà báo dám viết lên sự thật mới đưa được vụ PMU18 ra
ánh sáng. Các anh có viết quá, hay nói sai sự thật một ít, làm lộ bí
mật các quan tham thì phải đưa lên bàn cân công lý để cứu xét chứ. Có
khi công nhiều hơn tội, phải được thưởng hơn "cho" các anh ở tù. Làm
như toà án VN xử các anh Chiến và Hải thì có ai dám đưa tin các xếp
tham nhũng lên báo.
Mr_Bean, SG Tôi hoàn toàn đồng ý gắn kết điều kiện Viện trợ cho Việt Nam với hỗ trợ tự do báo chí. Nếu không thì những nguồn Viện Trợ
này sẽ chảy vào túi quan tham.
Vụ PMU18 là minh chứng điển hình và gần đây nhất là vụ CPI mà báo chí VN không dám đề cập đến nhiều. Hy vọng những sức ép
quốc tế sẽ cải tạo môi trường tự do báo chí tại Việt Nam trong thời gian tới.
viet, hn Chính
quyền luôn tuyên truyền cho nhân dân cảnh giác với những luận điệu
xuyên tạc thù địch của phương tây. Ở đâu cũng có khẩu hiệu sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật. Sau vụ xét xử 2 nhà báo này thì ở VN
chỉ có luật rừng do chính quyền chỉ đạo nghành điều tra và tư pháp nhân
danh nhà nước thực hiện.
Họ đã công
khai và ngang nhiên đè bẹp, bóp méo pháp luật do chính họ đề ra để cai
trị xã hội. Vậy sau đây người dân phải sống thế nào đây, phạm pháp
không được mà sống đúng pháp luật không xong. Màn kịch của chính phủ
quá vụng về và bất chấp dư luận chỉ vì lợi ích của một nhóm người trong
Đảng.
TTT, Đồng Nai Tôi rất ngạc nhiên vì sao Thế giới không can thiệp mạnh. Việt Nam là thành viên hầu hết các tổ chức Quốc tế mà?
Hoang Thanh, HN Tôi cảm phục sự kiên định của Nhà Báo Việt Chiến. Nhà báo Việt Chiến! những người chân chính luôn sát cánh cùng anh.
|