Thứ Sáu, 2024-03-29, 9:28 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 16 » Giải quyết Hoàng Sa dễ hơn Trường Sa
6:23 PM
Giải quyết Hoàng Sa dễ hơn Trường Sa

 
 
Một đảo thuộc Trường Sa
Sáu nước cùng đòi hỏi chủ quyền ở Trường Sa
Mặc dù Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là điểm nóng ở Đông Nam Á, nhưng tranh cãi nổ ra vì ba diễn biến trong vài tháng qua dường như cho thấy cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lập trường cứng rắn hơn về chủ quyền đảo.

Thứ nhất, vào tháng 11.2007, có tin Trung Quốc – chính phủ không chính thức thừa nhận hay phản đối – đã sát nhập các hòn đảo này vào tỉnh Hải Nam.

Thái độ cứng rắn

Sau sự thay đổi hành chính này, một đơn vị trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc Hoàng Sa được nâng cấp thành thị xã Tam Sa, quản lý Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa.

Trong một dấu hiệu bày tỏ giận dữ, Việt Nam sau đó để mặc cho xảy ra các vụ biểu tình sinh viên hiếm hoi ở Hà Nội và TP. HCM. Sự kiện đã khiến Bắc Kinh yêu cầu nước láng giềng có “thái độ trách nhiệm” để “tránh gây tổn thương quan hệ song phương”.

Trước đó, cũng có tin nói Trung Quốc tiến hành tập trận quanh Hoàng Sa mà không hề báo cho Việt Nam. Những chuyện này xảy ra trong khi chủ nghĩa quốc gia Việt Nam được khuếch trương nhờ lần đầu tiên nước này có ghế không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc, trong tháng Bảy năm nay, đòi ExxonMobil rút khỏi hợp đồng khảo sát với PetroVietnam tại vùng biển ngoài khơi miền trung và nam Việt Nam.

Người dân Việt Nam đã từng có các cuộc phản đối chính phủ Trung Quốc về vấn đề liên quan đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Còn nhớ hồi đầu năm 2007, Việt Nam ký thỏa thuận trị giá hai tỉ đôla với BP để phát triển mỏ khí ở vùng trũng Nam Côn Sơn.

Nhưng vào tháng Sáu 2007, Trung Quốc buộc BP ngừng hợp tác với Việt Nam. Vẫn cứng cỏi đối chọi, Việt Nam tuyên bố sẽ tái tục thỏa thuận với BP.

Tháng Chín 2008 cũng đánh dấu 50 năm ngày Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc đã dùng lá thư, cùng nhiều bằng chứng khác, để biện hộ cho lập trường của mình.

Nhưng quan điểm ngày nay của Việt Nam đã khác. Hội nghị Geneva 1954 đã phân đôi lãnh thổ Việt Nam ở giới tuyến 17. Cả Hoàng Sa và Trường Sa khi ấy nằm trong sự kiểm soát của Nam Việt Nam.

Nhằm bảo đảm được Trung Quốc giúp đỡ trong cuộc chiến chống miền Nam, chính phủ Bắc Việt đã có động thái chính trị tán thành lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Nhưng sau cuộc nội chiến, Việt Nam bắt đầu tuyên bố Hoàng Sa là của mình.

Và trong dịp kỷ niệm lần thứ 50, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã đòi chính phủ Việt Nam bác bỏ công hàm kia.

Lối ra?

Làm thế nào để tranh chấp Biển Đông có thể được giải quyết trong hòa bình? Mặc dù Trung Quốc đã ký Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông với các nước Đông Nam Á năm 2002, nhưng căng thẳng nhanh chóng tái diễn mỗi khi một nước nào đó lại có hành động củng cố tuyên bố chủ quyền.

Tranh cãi không chỉ cản trở khả năng hợp tác khai thác tài nguyên cá và năng lượng, mà nó còn kích động thái độ bài ngoại trong người dân ở các nước dính líu.

Vấn đề chủ quyền sẽ không giải quyết được trong tương lai gần vì không nước nào chịu từ bỏ đòi hỏi chủ quyền. Một tạm ước hứa hẹn hơn là các nước tranh chấp đồng ý với nhau về một bộ luật hành xử để khai thác cá và năng lượng.

Tháng 12.2007, Trung Quốc công bố Bạch thư đầu tiên về chính sách năng lượng. Trong đó, Trung Quốc kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn.

 Bắc Kinh đang khuôn Hà Nội vào việc chấp nhận thỏa thuận cùng khai thác và phát triển ở quần đảo Hoàng Sa, tương tự một thỏa thuận Bắc Kinh đạt được với Tokyo
 

Một mặt, Trung Quốc nhấn mạnh họ không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ - đây là nỗ lực thể hiện rằng đây là một đại cường yêu chuộng hòa bình và ôn hòa.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng nói rõ rằng họ chống đối mọi bước đi đơn phương nào trong việc khai thác ở vùng này.

Có vẻ như Bắc Kinh đang khuôn Hà Nội vào việc chấp nhận thỏa thuận cùng khai thác và phát triển ở quần đảo Hoàng Sa, tương tự một thỏa thuận Bắc Kinh đạt được với Tokyo. Sau các vòng đàm phán từ năm 2005, Trung Quốc và Nhật Bản, hồi tháng Sáu, đã có thỏa thuận, theo đó các công ty Nhật sẽ đầu tư vào mỏ khí Chunxiao/Shirakaba mà Trung Quốc quản lý.

Hai nước sẽ tiến hành khai thác chung ở khu vực phía nam của mỏ khí Longjing/Asunaro. Nhưng thỏa thuận không chính thức phân định ranh giới của đặc khu kinh tế của hai nước tại Biển Đông Trung Hoa.

Bóng trên sân Hà Nội

Tại buổi họp báo nói về định ước Nhật – Trung, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Võ Đại Vĩ có thông điệp ngầm cho Việt Nam: “Chúng tôi cũng hy vọng thực tiễn (thể hiện qua thỏa thuận Biển Đông Trung Hoa) sẽ giúp giải quyết những khác biệt vùng biển giữa các nước, cũng như giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.”

Trung Quốc đang theo đuổi giải pháp cho phép chia sẻ tài nguyên ở các vùng lãnh thổ tranh chấp.

Nếu nhìn theo hướng này, tranh cãi quanh Hoàng Sa có khả năng giải quyết dễ hơn tranh chấp Trường Sa, nơi có tới sáu nước cùng tranh giành.

Nhưng do mối quan hệ không cân xứng giữa Việt Nam và Trung Quốc, phần lớn nó phụ thuộc liệu Việt Nam có sẵn lòng chấp nhận giải pháp chính trị mà Trung Quốc cổ vũ hay không. Giải pháp đó kêu gọi gác lại khác biệt, gác lại sự giải quyết toàn diện về chủ quyền tại các đảo ở Biển Đông.

Nay quả bóng ở trên sân của Hà Nội.

Về tác giả:Tiến sĩ Pak Kuen Lee đã từng dạy ở Đại học Macau và Đại học Mở Hong Kong. Hiện ông dạy ở Khoa Chính trị & Quan hệ Quốc tế ở Đại học Kent, Anh quốc.

Cô Lai-Ha Chan viết luận án thạc sĩ về Biển Đông, và vừa hoàn tất bằng tiến sĩ ở Đại học Griffith của Úc. Hiện cô làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Công nghệ (University of Technology), Sydney.
Category: Chính trị | Views: 861 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0