Vụ
hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long xem như đã hoàn tất, khoảng 80% lúa
thu hoạch không bán được. Nông dân trông chờ chính phủ khai thông đầu
ra để doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua.
AFP PHOTO
Được mùa nhưng nông dân vẫn kêu than vì lúa bị rớt giá thê thảm.
Nông dân thở vắn than dài
Vịđắng lúa hè thu, có nhà báo Việt Nam mô
tảnhư thế giữa khi nông dân 13 tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long ôm những bao lúa của mình mà thở vắn than dài.
Lũ đang tràn đồng các tỉnh
đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp ở nơi nông dân không có phương tiện chạy lúa,
chỉ hy vọng lũ năm nay không tràn qua mặt lộ.Ở những nơi khác, lũ chưa đe doạ nhưng nông dân cũng không có cách gì
bán lúa.
AnhHai một nông dân vùng Kiên Giang cập nhật
tình hình cho chúng tôi:
“Bữa nay bên Việt Nam 16-9,
giá còn có 3.800đ/kg, lúa khô đó khô mà đem đi xay xát được đó. Giá lúa 504,
còn 2517 thì cũng được 4.500đ/kg. 504 là loại cho gạo cũng dài nhưng nó hơi bạc
bụng một chút, còn loại hạt dài là 2517… tuỳ theo giống.
Giá đó cũng khó bán lắm,
nhà tôi bây giờ nguyên một ‘mâm’ bự luôn, tôi kẹt khoảng ba mươi mấy tấn đó,
cất nhà chứa, ra chợ mua bao rồi đem về chứa chứ làm sao giờ. Có người để ngoài sân, có
ngừơi cất nhà, chất lên tới nóc nôm na chất cây là như chất củi vậy đó.
Anh Hai, Kiên Giang
Giá đó cũng khó bán lắm,
nhà tôi bây giờ nguyên một ‘mâm’ bự luôn, tôi kẹt khoảng ba mươi mấy tấn đó,
cất nhà chứa, ra chợ mua bao rồi đem về chứa chứ làm sao giờ.
Có người để ngoài sân, có
ngừơi cất nhà, chất lên tới nóc nôm na chất cây là như chất củi vậy đó. Ba mươi
mấy tấn là chưa hết, còn hơn bốn mươi công chưa cắt nữa. Không bán vì giá đó
tính là mình bị lỗ, phân bón vật giá lên cao rồi.”
Tình trạng chung ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long hiện nay là như vậy. Anh Phong ở Cần Thơ cũng lâm vào hoàn
cảnh khó khăn do diện tích làm lúa của gia đình anh không nhiều, chưa được 2
ha:
“Bây giờ họ mua 3.700đ/kg
đó, đâu có lời mà bán, em đang kẹt tiền dữ lắm bán không được làm sao giờ. Kẹt
6 tấn phơi đem về nhà chất cây thôi. Nhiều người cũng không bán được còn nhiều
lắm.”
Nguyên nhân gây ứ đọng?
Ngừơi nông dân miền tây cho
chúng tôi biết ngọn ngành về chuyện thương lái không mặn mà mua lúa, những
người nhiều vốn thì cũng chỉ chọn những nơi lúa tốt mới mua:
“Bán họ không mua nhưng
lúa đẹp thì họ cũng mua, như lúa xấu trổ ngay đợt mưa hạt lem lép thì bán ít
người mua. Tại vì lúa mà lem lép rồi thì xay tỷ lệ không có, còn lúa anh chắc
hạt vàng óng ánh thì xay có tỷ lệ.
Thí dụ một dạ lúa xay vậy
được 16%(20kg thu được 16kg gạo) lúa
lem thì tỷ lệ 14% thôi. Thương buôn tính toán xay xát lời lỗ nó không mua. Thà
rằng nó mua lúa đẹp chừng nào hết rồi nó mới mua lúa xấu.”
Hiệp hội lương thực Việt Nam là
tổ chức phụ trách hoạt động xuất khẩu gạo, loan báo đã xuất khẩu hơn 3 triệu
tấn gạo từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên không có ban ngành nào có thể trả lời
chính xác là tổng số lúa tồn đọng trong dân là bao nhiêu.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện
trưởng viện lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra nhận định của ông:
“Số lượng thì chúng tôi
không nắm được, nhưng thực chất vụ hè thu được hơn 8 triệu tấn, thu đông được
khoảng 2 triệu tấn, như vậy là hơn 10 triệu tấn. Có thể trong dân cũng phải còn
5 hay 6 triệu tấn.”
Do dự báo thị trường không
chính xác, đầu ra xuất khẩu hiện nay đang bế tắc. Khi giá thế giới cao hồi đầu
năm, chính phủ lo ngại an ninh lương thực không cho xuất khẩu. Nay khi được mùa
dư thừa lúa gạo, chính phủ chỉ đạo mở cửa xuất khẩu và mua hết lúa cho dân với
giá bảo đảm có lãi 40%.
Tuy nhiên việc này đã không
thể thực hiện được vì đặc thù hoạt động lúa gạo Việt Nam là không dự trữ dài
ngày vì không có đủ kho tàng, việc trữ gạo lâu khiến doanh nghiệp chịu thêm chi
phí tồn trữ và lãi suất ngân hàng rất cao hiện nay.
Giải pháp cho nhà nông
Tập quán củangành lương thực Việt Nam là mua xong phải
nhanh chóng xuất khẩu, và ngừơi nông dân cũng vậy mua xong là bán ngay để lấy
tiền chi phí cuộc sống và làm tiếp vụlúa mới.
Muốn giải quyết chuyện
này có lẽ Nhà nứơc và các chuyên gia xuất khẩu phải có sự điều chỉnh, nắm tình
hình thế giới dự báo dự tính cho phù hợp, đánh giá cho tốt tham mưu cho chính
phủ để tìm cách nào đó cũng phải bán ra.
TS Lê Văn Bảnh
Muốn giúp hàng triệu nông dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long vượt qua khó khăn cấp bách hiện nay thì chính phủ
sẽ phải có giải pháp nào. TS Lê Văn Bảnh đưa ra kiến nghị:
“Muốn giải quyết chuyện
này có lẽ Nhà nứơc và các chuyên gia xuất khẩu phải có sự điều chỉnh, nắm tình
hình thế giới dự báo dự tính cho phù hợp, đánh giá cho tốt tham mưu cho chính
phủ để tìm cách nào đó cũng phải bán ra.
Nếu không lúa sẽ bị ứ
đọng, nguồn vốn bà concủa vụ này chưa
giải quyết xong thì vụ Đông Xuân sẽ gặp khó khăn, lúa tồn đọng lâu sẽ bị hư
hỏng. Chỉ có con đường xuất khẩu, nếu không xuất khẩu được thì không có cách
nào tiêu thụ được lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.”
Ngừơi nông dân mộc mạc có
thểkhông hiểu được tại sao lại không
bán được lúanhư mọi năm. Nhưng họ cũng
có những lờithỉnh nguyện chân thành và
đơn giản:
“Thì xin cái giá ổn định
có lãi cho dân làm ruộng, mình yêu cầu nhiêu đó thôi, bán lúa ra có lãi chút
đỉnh là dân có làm được”.
Tình trạng lúc này được mô tả
là khẩn cấp, từ 5 tới 6 triệu tấn lúa đang ứ đọng, có thể bị hư hại do phơi sấy
không đúng cách và tồn trữ lâu ngày. Ngừơi nông dân đang trông chờ sự tháo gỡ nhanh chóng của các cơ quan có
trách nhiệm.