Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-10-16
Vụ
xử hai nhà báo và các sĩ quan cao cấp công an đã khép lại với những bản
án được dư luận đánh giá là bất thường, không những ở cáo trạng mà còn
biểu hiện trên danh xưng của bản án.
Photo AFP
Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam.
Mặc
Lâm lấy ý kiến từ Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và nhà văn Võ Thị Hảo chung quanh vấn đề
này mời quý vị theo dõi.
Bản
án không thuyết phục
Phiên
tòa xét xử hai nhà báo Nguyễn văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, cùng với nguyên thiếu
tướng công an Phạm Xuân Quắc nguyên cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm C14,
và Đinh Văn Huynh nguyên trưởng phòng 9 thuộc C14 đã khép lại với những bản án
được dư luận cho là không thuyết phục.
Ông Phạm Xuân Quắc là người bị khép tội
cung cấp những thông tin cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã làm lộ bí mật công
tác và bị tuyên án là có tội với mức phạt cảnh cáo. Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, là
người trực tiếp theo dõi, tham gia vụ xử án cho biết ý kiến của ông về danh
xưng của bản án này mà theo ông là sai nguyên tắc:
“Lẽ ra phải
tuyên án vô tội nhưng làm như thế thì mất sĩ diện của cơ quan cố tình kết án
ông Quắc cho nên mới đưa ra cái án phạt cảnh cáo nhưng trong thực tế hình thức
cảnh cáo không tồn tại trong bộ luật hình sự.”
Lẽ
ra phải tuyên án vô tội nhưng làm như thế thì mất sĩ diện của cơ quan cố tình kết
án ông Quắc cho nên mới đưa ra cái án phạt cảnh cáo nhưng trong thực tế hình thức
cảnh cáo không tồn tại trong bộ luật hình sự.
Luật Sư Cù Huy Hà Vũ
Thượng
tá Đinh Văn Huynh đã nhận tội và thú nhận rằng mình quá tự tin vào bản thân và
bản án dành cho ông là một năm tù giam. Với bản án này, hội đồng xét xử đã chú
ý đến yếu tố đóng góp vào quá trình công tác cũng như thành khẩn nhận tội.
Đây
là kết quả mà có lẽ chính bản thân ông Huynh không thể ngờ tới vì xét ra quá nặng
nề so với những quan tham chỉ bị xử lý hành chánh trong các vụ án trước đây.
Giống
với ông Đinh Văn Huynh, nhà báo Nguyễn Văn Hải đã nhận mình sai trái khi viết
bài điều tra được tòa đánh giá là thành khẩn dẫn đến quyết định của chủ tọa phiên tòa Trần Văn Vy tuyên trả tự do cho ông Hải
ngay tại tòa. Ông Vy cũng cẩn thận nhắc nhở các cán bộ bảo vệ tư pháp tại tòa
ngay lập tức đối xử với nhà báo Nguyễn Văn Hải như một công dân bình thường.
Riêng trường hợp của nhà báo Nguyễn Việt Chiến thì khác. Từ đầu
phiên tòa, ông luôn xác nhận việc làm của mình là chính đáng và tất cả những
bài viết của ông đều nhắm vào mục đích chống tham nhũng.
Ông khẳng định việc lấy
tin từ cơ quan điều tra là hợp pháp và ông phủ nhận hoàn toàn mọi cáo buộc của
viện kiểm sát. Luật Sư Cù Huy Hà Vũ nhận xét:
“Ông
Chiến vẫn luôn luôn khẳng định mình là không có tội. Ông không có động cơ nào
khác là chống tham nhũng.”
Nhà văn Võ Thị Hảo với tư cách người cầm bút nhận xét bản án dành
cho hai nhà báo là không thích hợp, bà nói.
Nhận định việc quy kết tội danh đối với những bị can trong vụ án
trên quan điểm pháp lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ cho biết:
“Tất
nhiên kết quả của phiên tòa là chưa thỏa đáng. Nhất là anh Nguyễn Việt Chiến lại
bị tù giam.”
Răn đe báo chí theo cái kiểu này thì không những là báo chí sợ mà
kể cả những người tố cáo cũng sợ, kể cả những cán bộ điều tra…
Nhà văn Võ thị Hảo
Những hậu
quả còn lại
Nhà văn Võ thị Hảo thì quan tâm đến những hậu quả mà bản án có thể
để lại cho xã hội, đặc biệt tác động trực tiếp đến báo chí và các cơ quan điều
tra:
“Răn
đe báo chí theo cái kiểu này thì không những là báo chí sợ mà kể cả những người
tố cáo cũng sợ, kể cả những cán bộ điều tra…”
Bản án cho thấy hệ thống luật pháp Việt Nam căn cứ trên cảm tính để
xét xử hơn là dựa vào các quy định của luật pháp cũng như các yếu tố cấu thành
tội phạm.
Phía sau phiên tòa luôn luôn có một cơ quan chỉ định như lời nhận xét
của Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đã khiến người dân nghi ngờ tính công minh mà bất cứ
phiên tòa nào cũng cần phải có.
Bản án hai năm tù giam dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã kết
thúc giai đoạn mở cửa cho các nhà báo trong lĩnh vực chống tham nhũng trong vài
năm qua.
Bản án dành cho ông Huynh cũng là tiếng chuông cảnh báo cho các cơ
quan điều tra, kể cả những cơ quan cao nhất trong hệ thống phải biết tự điều chỉnh
mình trong những vụ án lớn, có dính líu đến nhiều nhân vật cao cấp và chớ nên
chủ quan trong việc chống tham nhũng tuy rằng việc chống tham nhũng luôn luôn
được nhà nước đề cao.
|