Hội
đồng Giám mục Việt Nam vừa qua đã có văn bản gửi chính quyền Hà Nội và
thư gửi cho giáo dân về vấn đề hai khu đất Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái
Hà ở Hà Nội.
Hai văn bản vừa nói được cho là phản ứng
mạnh mẽ nhất của những người đứng đầu giáo hội Công giáo đối với chính quyền suốt
mấy mươi năm qua.
Giáo sư thần học Nguyễn Đăng Trúc, từ Đại
học Strasbourg, Pháp đưa ra một số nhận định về biện pháp đòi đất gần đây của
giáo hội Công giáo cũng như quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua những
văn bản đưa ra gần đây. Trước hết, giáo sư Nguyễn Đăng Trúc giải thích:
GS Nguyễn Đăng Trúc: Việc phải thì phải
làm, thấy bất công trước mắt mà không lên tiếng là hai lần ác; nên những người
tham gia đòi đất vừa rồi là vì không muốn đồng lõa với điều ác.
GM:
Nhưng sao gần đây họ mới lên tiếng đòi hỏi đất đai của giáo hội?
Gs Nguyễn Đăng Trúc: Bối cảnh có tầm vóc
vì Toà Thánh và Hội đồng giám mục lên tiếng và nhà nước nói có chính sách trả lại
đất đai. Còn trước đây do chính sách độc chuyên nên họ vì lý do khôn ngoan nào
đó mà không làm.
GM:
Hai khu đất là hai vấn đề có khác nhau nhưng sao lại có cách giải quyết như nhau?
GS Nguyễn Đăng Trúc: Không phải khác
nhau nhưng Toà Khâm sứ có tầm vóc khác nhau vì nó có liên hệ đến Nhà nước nên cần
có tầm quốc gia, có quan hệ đến chính phủ VN hơn là thành phố Hà Nội; nhất là
sau khi thủ tướng sang Vatican có nói chuyện.
Nhưng khi xảy ra vụ việc thì chỉ có
chính quyền Hà Nội nói chuyện với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nên khiến cho
bên ngoài đặt vấn đề.
“Vui Mừng và Hy Vọng”
GM:
Hội đồng giám mục VN vừa ra các văn bản về những vấn đề vừa qua với những quan
điểm mạnh mẽ?
GS Nguyễn Đăng Trúc: Tôi thấy tình liên
đới trong sự thật được diễn tả qua hành động của các đức cha; đây là minh nhiên
lần đầu tiên.
Trước đây các thư mà hội đồng giám mục gửi
chi tín hửu thì không có bắt một vụ việc như thế này. Truớc đây thì giáo hội tìm
cách để khỏi bị chết chứ không phải để sống. Giáo hội xuyên qua những chính
sách nào khớp với giá trị phổ quát của nhân lọai để khuyến khích giáo dân; đôi
khi còn trích dẫn lời của Nhà Nước. Lần này thì không đặt vấn đề dựa vào luật
nhà nước để nói mà là thẩm quyền đại diện về tôn giáo. Thư cũng không gửi cho một
cơ quan đảng nào mà trực tiếp cho một cơ quan hành chính nhà nước.
Về nhận định tình hình thì cho thấy rõ
nhà nước không độc quyền về các giá trị đạo đức, giáo dục, mà giáo hội đứng ra
như một hữu trách về giá trị hoặc là giá trị quốc tế phổ quát mà tôn giáo có bổn
phận phải tuyên dương. Về hình thức là tuyên dương sứ mệnh của mình như là một
thành phần trong xã hội. Thư bắt đầu bằng câu 'Vui mừng và Hy vọng' đó là hiến
chế của giáo hội về mục vụ có tính cách phổ cập trên thế giới, mặc dù chưa chắc
nhà nước đã công nhận như thế.