Thanh Trúc, phóng viên RFA
2008-10-16
Bahrain
là một đảo quốc Hồi Giáo nằm về phía Tây Ả Rập Xê U Đi (Saudi Arabia),
được coi là một trong những nước phát triển nhanh về kinh tế trong khu
vực.
Tháng Tám 2008, một số
công nhân Việt Nam đến Bahrain qua trung gian cơ sở nhà nước chuyên lo việc xuất
khẩu lao động là Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC). Với hợp đồng hai
năm, họ làm cho công ty xây dựng cầu đường Sung Won ở Bahrain, chủ nhân là người
Đại Hàn.
Chuyện dài về các công ty xuất khẩu lao động
Theo hợp đồng ký trước khi đi
thì công nhân làm việc 26 ngày một tháng, 8 tiếng một ngày, không
tính ngày nghỉ và ngày lễ. Người có tay nghề khi đi phải phải trả cho
công ty AIC 41 triệu đồng, với mức lương hứa hẹn là 117 BD, tương
đương 320 đôla Mỹ. Người không có tay nghề trả cho AIC 31 triệu đồng,
qua Bahrain làm việc với mức lương 90BD, tức 270 đôla Mỹ.
Theo giá hối đoái hiện nay,
100 đôla Mỹ tính ra tiền Việt là khoảng 1 triệu 700 ngàn đồng Việt
Nam.
Thế rồi số lương đầu tiên sau
một tháng lao động ở Bahrain không đúng như mức đã ký trong hợp đồng. Mục Đời Sống
Người Việt Khắp Nơi hôm nay mời quí vị tìm hiểu câu chuyện công nhân Việt trên
đất Bahrain, qua phần thăm hỏi giữa Thanh Trúc với một số lao động bên đó:
Nguyền Hoài Hạnh : Tôi
là Nguyễn Hoài Hạnh, quê ở Kiên Giang. Kiên Giang có Phòng Thương Binh-Xã
Hội đó chọ, nó cho vay tất cả hết chi phí mình đí đó.
Thanh Trúc : Mức lương trong cái hợp đồng khi anh Hạnh
ký là bao nhiêu?
Nguyễn Hoài Hạnh : 90 BD một
tháng, tương đương với tiền Việt Nam là 3 triệu 9.
Thanh Trúc : Khi anh qua Bahrain họ có giữ nguyên hợp
đồng làm việc một tháng 26 ngày và một ngày chỉ có 8 tiếng ?
Nguyễn Hoài Hạnh : Cũng giữ
nguyên như vậy nhưng mà mức lương nó sụt. 90 BD sụt xuống còn 75 BD, bắt đóng
thuế cho nhà nước Bahrain hết 10 BD.
Cũng giữ
nguyên như vậy nhưng mà mức lương nó sụt. 90 BD sụt xuống còn 75 BD, bắt đóng
thuế cho nhà nước Bahrain hết 10 BD.
Nguyễn Hoài Hạnh
Thanh Trúc : Anh đã gọi cho công ty AIC bên Việt Nam
chưa ?
Nguyễn Hoài Hạnh : Dạ có gọi
rồi. Người ta hứa sẽ qua giải quyết nhưng mà chưa thấy ai qua hết.
Lê Như Quyến : Em là Lê
Như Quyến ở huyện Phụng Hiệp. Công ty AIC từ ngoài Hà Nội về tỉnh tuyển người
lao động ra đi xuất khẩu tại nước ngoài thì tổng chi phí mà phải chi trả cho
công ty AIC là 31 triệu.
Thanh Trúc : Qua bên đó làm việc có 24 tháng?
Lê Như Quyến : Dạ đúng rồi.
Thanh Trúc : Quyến thuộc nhóm không có tay nghề?
Lê Như Quyến : Dạ đúng rồi.
Em đi theo diện không tay nghề. Lao động phổ thông thôi.
Thanh Trúc : Nhưng mà khi qua bên đó thì, giống như Hạnh
nói, là chỉ lãnh được có 75 BD thôi, phải không?
Lê Như Quýên : Dạ đúng rồi.
Bước qua đây thì công ty người sử dụng lao động người ta chí có chi trả là 75BD
thôi chớ không có đúng như trong hợp đồng là 90 BD.
Thanh Trúc : Họ có giữ đúng ngày làm việc là ngày 8 tiếng
và một tháng chỉ làm có 26 ngày?
Lê Như Quyến : Làm 28 ngày chớ
không có làm 30 ngày. Nếu mà làm 30 ngày thì người ta tính lương tăng ca cho
mình. Ở đây người ta cho mình một ngày 10 tiếng, trong đó có 2 tiếng tăng ca,
còn 8 tiếng làm đúng như ngày thường.
Thanh Trúc : Nhưng mà tại sao trong hợp đồnglại nói một
ngày làm chỉ 8 tiếng thôi?
Lê Như Quyến : Thì 8 tiếng là
theo giờ chính, còn làm 10 tiếng là mình có thêm 2 tiếng tăng ca trong đó rồi
đó. Nếu mà công việc nhiều thì người ta cho mình làm luôn 4 ngày Chủ Nhựt. Nếu
không có thì cho mình nghỉ, như ngày hôm nay là cho nghỉ đây.
Ở khu vực
Trung Đông người ta nghỉ là nghỉ Thứ Sáu, không nghỉ Chủ Nhựt như mình. Tụi em
là đi trong công ty AIC đưa sang, còn có một nhóm thợ nữa là của công ty
khác đưa sang trước làm và người ta ký có 75 BD thôi. Còn tụi em đi sang sau và
theo công ty AIC ký là 90 BD nhưng mà sang đây người ta trả đều Việt Nam là 75
BD hết, không có chi trả theo 90 BD.
Thanh Trúc : Và lại còn phải đóng 10 BD thuế thu nhập
cho nhà nước Bahrain nữa phải không?
Lê Như Quyến : Đối với thợ có tay
nghề thì phải đóng 10 BD, còn thợ không có tay nghề thì đóng 5 BD.
Thanh Trúc : Có người nào ở Miền Bắc không? Cho Thanh
Trúc gặp đi.
Lê Như Quyến : Chị gặp một
người Miền Bắc nhé.
Bùi Mạnh Hùng : Alô, em chào
chị. Em tên là Bùi Mạnh Hùng. Em ở Phú Thọ, ở ngoài Bắc đó chị. Em đang làm ở
dưới Hà Nội thì có một người trên quê Phú Thọ của em đi lao động ở bên Kuwait
nói là lương cũng được và sang đấy làm cũng được, thế là em đến trụ sở công ty
AIC ở Tây Hồ (Hà Nội).
Em đăng ký đi Kuwait nhưng mà sau đó thì Kuwait đóng cửa
nên em đăng ký sang Bahrain lao động phổ thông. Sang đây làm là 90 BD, tháng vừa
rồi nhận lương là có 75 BD thôi, lại phải chịu mất 5 BD tiền thuế nữa. Trong
khi đó ký hợp đồng là không phải nộp thuế.
Thanh Trúc : Hình như là hầu hết các anh như là Hạnh,
Quyến, Hùng là những người không có tay nghề?
Bùi Mạnh Hùng : Vâng. Vâng.
Thanh Trúc : Khi mà ký hợp đồng thì các bạn có đọc rõ
cái hợp đồng không?
Bùi Mạnh Hùng : Có chứ ạ.
Mình đọc xong, mình hiểu kỹ nội dung. Cái bản hợp đồng đó rất là dày, bắt mình
đọc rồi, mình ký rồi, mình điểm chỉ, có đầy đủ hết mà.
Thanh Trúc : Hiện bây giờ ở trong công ty Sung
Won có tất cả bao nhiêu người Việt Nam làm việc ở đó?
Bùi Mạnh Hùng : Nếu mà tính
riêng cái công ty AIC của bọn em sang đây là hơn 70 người, làm việc tại công ty
Sung Won.
Thanh Trúc : Hình như là ở Bahrain không có đại sứ
quán Việt Nam?
Bùi Mạnh Hùng : Không có chị ạ.
Đại sứ quan nó nằm ở trên đất Qatar cơ. Qatar nó cách Bahrain này 1.200 cây số,
thời gian bay là 45 phút từ thủ đô Doha đến Al Manamah của Bahrain.
Chị ơi, chị
phải hiểu là ở trong nước làm lương nó thấp, cái tâm lý người lao động là muốn
đi xa này, muốn học hỏi này, cái hoàn cảnh của mình nó lại khó khăn, nên nghe
người ta đánh trúng cái tâm lý của người lao động,
Bùi Mạnh Hùng
Thanh Trúc : Các bạn bay đến Qatar, rồi từ Qatar bay tới
Doha, từ Doha mới qua Bahrain?
Bùi Mạnh Hùng : Chị ơi, chị
phải hiểu là ở trong nước làm lương nó thấp, cái tâm lý người lao động là muốn
đi xa này, muốn học hỏi này, cái hoàn cảnh của mình nó lại khó khăn, nên nghe
người ta đánh trúng cái tâm lý của người lao động, người ta nói là đi để mở rộng
tầm mắt, đi lương cao, đi thế nọ đi thế kia, ai lại không thích đồng
tiền mình làm nó xứng đáng. Ở trong nước nhiều khi nó không mở mang tầm
kiến thức của mình ra.
Nói đơn giản, ví dụ là khi mình ngồi trên máy bay, bây
giờ được ngồi máy bay này, được đi ra nước ngoài làm việc này, thì ai chẳng ham!
Bọn em thì tất cả đều là con người trai làng quê, đều ở các vùng nghèo nông
thôn cả thôi, lương lậu thấp mà tay nghề cũng không có.
Một hai người đi sang
đây rồi thấy làm ăn được thế là điện về, thế là lần lượt kéo nhau đi thôi. Ai
biết trước chữ ngờ đâu chị! Sang đây thì nó lại như vậy.
Thanh Trúc : Ông chủ của Sung Won hay là những người
cai, những người thợ cả chẳng hạn, người ta đối xử vói mình như thế nào?
Bùi Mạnh Hùng : Em thì sang
đây cũng chưa phải ra công trường, tức là em làm cờ-lin (clean), em làm bên dọn
dẹp.
Thanh Trúc : Hùng có thể giới thiệu cho Thanh Trúc một
người đi ra công trường làm việc.
Bùi Mạnh Hùng : Chị chờ em một
chút nhé.
Danh Tắc : Alô, em chào chị.
Em tên Danh Tắc. Em là người Việt Nam nhưng mà dân tộc Khmer. Quê em ở Kiên
Giang đó.
Một hai người đi sang
đây rồi thấy làm ăn được thế là điện về, thế là lần lượt kéo nhau đi thôi. Ai
biết trước chữ ngờ đâu chị! Sang đây thì nó lại như vậy.
Bùi Mạnh Hùng
Thanh Trúc : Danh Tắc nói cho Thanh Trúc biết là khi
mà ra công trường xây dựng thì những người đốc công người ta đối xử với mình
như thế nào?
Danh Tắc : Dạ. Nói chúng ra
là tụi em toàn là vùng sâu vùng xa, dân cũng kém dữ lắm chị ơi. Nói chúng ra
thì mình cũng hiểu biết về mặt công chuyện mình làm, nhưng mà nhiều khi mình
không hiểu nó nói cái gì, nó nổi quạu lên nó đánh đập anh em.
Thanh Trúc : Đánh đập như thế nào?
Danh Tắc : Gặp cái gì nó quết
mình cái nấy. Đánh lên đầu. Mình có cái nón bảo hiểm, bảo hộ lao động đó chị.
Cũng có người bị quánh tán này kia nọ. Bị mình không hiểu ý nó nói cái gì.
Thanh Trúc : À, vậy đó.
Danh Tắc : Em bị đánh, bị đá
cũng có.
Thanh Trúc : Còn cái chỗ ăn ở của các anh thì như thế
nào?
Danh Tắc : Dạ ở thì cũng ổn định,
nhưng mà ăn thì nó hơi cực, không thoải mái gì đầy đủ cho lắm. Cá biển,
ghẹ thúi hoắc luôn, khó ăn lắm. Mấy anh em xúm nhau nuốt để có sức mà làm chớ
biết sao bây giờ.
Cá biển,
ghẹ thúi hoắc luôn, khó ăn lắm. Mấy anh em xúm nhau nuốt để có sức mà làm chớ
biết sao bây giờ.
Danh Tắc
Đỗ Văn Thọ : Chào chị. Em là
Đỗ Văn Thọ. Em quê ở Nam Định mà bây gi ờ em di cư ở Bình Thuận.
Thanh Trúc : Qua bên đó cuộc sống thực tế đối với Thọ
thì như thế nào?
Đỗ Văn Thọ : Trước khi lên đường
thì đúng là công ty nó hứa hẹn mình và niềm vui của chúng em là ký đươc mức
lương đó là tương đối. Ở Việt Nam mình thì có thể làm được mức lương là 5 triệu,
thì nói chung tụi em là những người không ngành nghề thì mức lương đó là quá đạt
rồi chị ạ, mà bây giờ người ta hạ xuống làm tụi em rất buồn chị ơi.
Thanh Trúc : Đây là cái tháng đầu tiên ?
Đỗ Văn Thọ : Dạ, tháng đầu
tiên. Người ta gối đầu lại một tháng chị ạ. Em làm được hai tháng rồi mà họ trả được
lương một tháng chị ạ. Thanh Trúc : Và khi họ
trả thì có 75 BD thì họ có giải thích lý do không?
Mang con bỏ chợ
Đỗ Văn Thọ : Dạ không. Họ nói
"Nếu mà anh em có nhu cầu thì là hỏi công ty AIC, còn công ty chúng tôi
không biết". Thanh Trúc : Vậy thì khi mà
anh gọi về cho công ty AIC thì họ trả lời như thế nào? Đỗ Văn Thọ : Em cũng gọi liên
tục đó mà công ty AIC cứ bảo các em cứ bình tĩnh, cái việc này để có thời gian
cho công ty AIC sắp xếp và can thiệp, trả lời sau, chị ạ. Khi nghe được cái tin
mức lương bị hạ thấp thì anh em đều buồn chán, ăn uống thì bỏ mà có người bị bệnh
tật nữa, mà cũng không muốn đi làm nữa chị ơi.
Bởi cái việc đào tạo của công ty
AIC này, cái giáo dục định hướng chỉ được trong vòng một hai tháng chị ạ, và
nhiều người mong nói tiếng Anh, không biết, bây giờ sang Cô-đia thì ngôn ngữ tiếng
Anh cũng không biết chị ơi, họ cũng nói tiếng Cô-đia không à.
Họ cầm cái nón bảo hiểm họ đập lên nón mình. Có khi họ đập rất mạnh
nhiều bạn có thể không chịu nổi.
Đỗ Văn Thọ
Em cho chị một ví
dụ đơn giản làm sao mà bị đánh, họ đưa bàn tay họ đánh vòng một cái là trong
vòng chỉ có một phút là họ đi, cớ 5 phút sau quay lại thấy em không có làm việc
thế là họ đập. Họ cầm cái nón bảo hiểm họ đập lên nón mình. Có khi họ đập rất mạnh
nhiều bạn có thể không chịu nổi.
Thanh Trúc : Đó là tình cảnh
khó khăn hiện tại của 70 công nhân Việt mới sang Bahrain và làm trong công
ty Sung Won gần hai tháng nay. Trên đường dây gọi về
75 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội, một nhân viên tư vấn trong công ty AIC nói: Nhân viên AIC: Bà làm cái đơn
trình bày rõ, bà gởi cho giám đốc chúng tôi rồi chúng tôi sẽ trả lời và điều
tra.
Bà làm cái đơn
trình bày rõ, bà gởi cho giám đốc chúng tôi rồi chúng tôi sẽ trả lời và điều
tra.
Nhân viên AIC
Thanh Trúc: Người ta đã gọi
điện về mà không ai bắt điện thoại. Nhân viên AIC : Không, bà cứ
làm đơn hẳn hoi, làm đơn cứ nói rõ điện thoại không ai bắt. Người ta làm
đơn thì mới biết họ trình bày cái gì chứ. Ở đây chúng tôi phải điều
tra rồi nói với ông chủ bên kia xem bảng lương chúng tôi mới trả lời
được chứ. Thanh Trúc cũng đã gọi về cho
AIC ở Kiên Gang và được bà Xuân trả lời: Bà Xuân: Đúng là cái đợt
Bahrain vừa rồi là có một chút vấn đề nhầm lẫn về cái mức lương của lao động.
Các em nó sang bên đấy thì nó điện thoại về nó cũng phản đối cái mức
lương như thế. Về phía công ty, hiện tại bây giờ đại diện của bọn chị đang ở
bên đấy và đang xem xét đang làm việc với các chủ nhà máy ở bên đấy xem như thế
nào. Thanh Trúc: Sắp tới bên
công ty của chị có đưa thêm người qua Bahrain nữa không? Bà Xuân: Bởi vì công ty làm ăn lâu dài, mà đây là công
ty nhà nước thì làm ăn lâu dài thì vẫn tiếp tục đưa người sang đấy chứ
không phải là vì do đấy mà ngừng lại, là bởi vì nó chỉ là do nhầm lẫn
thôi. Mục Đời Sống Người Việt Khắp
Nơi tạm kết thúc với câu chuyện công nhân Việt Nam sang Bahrain làm việc cho
công ty của người Đại Hàn.
PS: Có phải buôn người không hả quý vị?
|