Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 17 » Giáo luật và pháp luật
5:50 PM
Giáo luật và pháp luật

§ Nguyễn Đạt Thịnh

Chiều thứ Tư mùng 1 tháng Mười, Nguyễn Tấn Dũng đã mời đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam, do giám mục (GM) Nguyễn Văn Nhơn hướng dẫn, đến gặp ông ta; GM Nhơn là chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Thái độ của Dũng tỏ ra nể nang bức phúc thư GM Nhơn trả lời nhà cầm quyền cộng sản thành phố Hà Nội, nhất là bản "quan điểm" của giáo hội mà GM Nhơn kèm theo thư, trong đó có 4 điểm quan trọng, gây "bức xúc" cho Việt Cộng.

Điểm thứ nhất, GM Nhơn viết, "Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội." Điểm này biện minh cho cuộc đấu tranh quý vị linh mục và tổng giám mục đang làm tại Hà Nội để đòi quyền tư hữu đất đai cho toàn dân Việt Nam, cái quyền bị Việt Cộng cướp mất bằng đạo luật phủ nhận quyền tư hữu của mọi người.

Tính chất đấu tranh chung cho toàn dân được tổng giám mục (TGM) Ngô Quang Kiệt nói lên rất rõ khi ông từ chối đề nghị của Việt Cộng cấp cho giáo phận Hà Nội một miếng đất khác trong 3 miếng chúng để ông lựa chọn. TGM Kiệt bảo chúng là ông không xin đất, ông đòi lại miếng đất sở hữu của giáo hội.

Việt Cộng không thể "trả" ông, chính Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông là Việt Cộng không chấp nhận đặt vấn đề "đòi" và "trả"; hắn đề nghị với TGM Kiệt là nên "xin" để hắn "cấp".

Điểm thứ nhì trong bản "Quan Điểm" là, "… luật đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này."

Nêu lên điểm này GM Nhơn xác nhận lập trường của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đấu tranh cho quyền tư hữu đất đai của toàn dân. Ông còn dạy Việt Cộng là những biện pháp dùng công an và xã hội đen để đối phó với từng "vụ việc" không phải là giải pháp để "giải quyết tận gốc" khát vọng của toàn dân.

Điểm thứ ba là, "… các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi (truyền thông) phục vụ sự thật và phản ánh thực tại (một) cách trung thực."

Qua điểm này GM Nhơn nêu lên tình trạng Việt Cộng ngăn cấm truyền thông tư nhân, phương tiện duy nhất thực sự phục vụ quần chúng độc giả, để thay vào đó bằng những "báo, đài" quốc doanh, ký giả làm việc cho "nhà nước" và lãnh lương của "nhà nước" để viết bài theo đơn đặt hàng của "nhà nước".

Điểm thứ tư là, "Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực , kể cả trong môi trường cần dến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường."

Dũng và GM Nhơn tranh luận về 4 điểm này; chúng ta chưa biết sự thật vì chưa có đài phát thanh nào phỏng vấn GM Nhơn, việc đài RFA thường làm. Tuy nhiên báo Nhân Dân của đảng Việt Cộng đã tường thuật theo lối một chiều của Việt Cộng.

"Thủ tướng cũng khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, nhằm đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của tín đồ các tôn giáo, để đồng bào các tôn giáo luôn yên tâm sống đạo và giữ đạo hài hòa trong lòng dân tộc," tờ Nhân Dân viết. "Chính sách đó được bảo đảm bằng pháp luật và phải được thực hiện trên cơ sở thượng tôn pháp luật, không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo để có các hành vi vi phạm pháp luật, càng không nên cho rằng làm đúng giáo luật là không trái pháp luật hay chỉ làm theo giáo luật còn bất chấp pháp luật. Mọi tín đồ tôn giáo Việt Nam, trước hết là công dân Việt Nam. Một tín đồ tốt phải là một công dân tốt.

"Nhân cuộc gặp này, Thủ tướng cũng đề cập tới quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề đất đai là: Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai, đồng thời, theo Nghị quyết 23 của Quốc hội khóa XI, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại cũng như không xem xét lại chủ trương và thực hiện chính sách về nhà đất mà Nhà nước đã ra quyết định quản lý, bố trí, sử dụng từ 1-7-1991 trở về trước. Việc cho rằng luật đất đai của ta còn bất cập nên vin vào đó để vi phạm pháp luật là không thể chấp nhận được. Trong khi pháp luật đang có hiệu lực thi hành, mọi người đều phải chấp hành."

Pháp luật là hệ thống luật lệ đặt ra để phục vụ giới cầm quyền; trong những nước dân chủ thì giới cầm quyền là dân, pháp luật đặt ra để phục vụ toàn dân, nên pháp luật trao vào tay người dân lá phiếu để cầm quyền, chính phủ nào đi ngược ý dân là bị lá phiếu của dân đào thải. Trong những nước cộng sản độc tài, thế lực cầm quyền là một nhóm nhỏ những người có sức mạnh và cai trị bằng thứ pháp luật được nhóm nhỏ này đặt ra để phục vụ quyền lợi cho chúng.

Dũng nói với GM Nhơn, "trong khi pháp luật đang có hiệu lực thi hành, mọi người đều phải chấp hành"; câu nói này vẽ đường cho mọi người hiểu là cách duy nhất để phục hồi quyền tư hữu đất đai cho người Việt Nam là làm cho pháp luật cướp đất của Việt Cộng không còn hiệu lực nữa.

Việc đó quý vị tu sĩ công giáo, phật giáo, những chiến sĩ dân chủ, đang vào tù ra khám để làm.

Giáo luật khác với pháp luật là một bên đã qua nhiều thử thách từ thế kỷ này sang thế kỷ khác mà vẫn tồn tại, vì giáo luật đem an bình đến cho tâm hồn mọi người; trong lúc bên kia, pháp luật Việt Cộng chỉ là thứ luật pháp của Tần Thủy Hoàng, nhất thời gây thống khổ cho lê dân và sớm muộn gì cũng mất hiệu lực.

Cuộc nổi dậy trong hình thức cầu nguyện đang lan rộng từ Bắc chí Nam, và lan cả ra hải ngoại chỉ có mục đích cầu nguyện cho thứ luật pháp cướp đất đó hết hiệu lực.

Nguyễn Đạt Thịnh

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 976 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 539
Khách: 539
Thành Viên: 0